Những ai cần phải giải độc phổi?

Cập nhập: Thứ năm, 18/06/2020

 

Câu hỏi: Tôi mới nghe một chương trình tư vấn trên tivi, bác sĩ nói về hậu quả của nhiễm độc phổi và tầm quan trọng của việc giải độc phổi. Tôi muốn hỏi những ai cần phải giải độc phổi và làm thế nào để giải độc phổi?

 

Trả lời:

Chào anh.

Đầu tiên, để trả lời câu hỏi của anh, chúng ta cùng tìm hiểu về những nguyên nhân khiến phổi bị nhiễm độc và dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc phổi.

 

3 nguyên nhân chính khiến phổi bị nhiễm độc

Thứ nhất:là tình trạng ô nhiễm không khí.

- Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí chính ở các khu đô thị là từ khí thải của các phương tiện giao thông và bụi từ các công trình xây dựng trong thành phố.

- Khí thải của các nhà máy trong các khu công nghiệp cũng là 1 nguồn gây ô nhiễm không khí. Nhà máy nhiệt điện thải ra môi trường bụi mịn, tro bay, khói đen, nước thải gây ô nhiễm khu vực cư dân xung quanh.Nhà máy sản xuất xi măng tạo ra bụi amiăng. Nhà máy dệt may tạo ra bụi bông, bụi vải, chlorine và chlorine dioxide (do nhuộm vải),…Các hầm mỏ khai thác than tạo ra bụi than. Các nhà máy sử dụng sơn như đóng tàu, thép tĩnh điện,… tạo ra bụi sơn. Điều đáng nói là bụi từ các nhà máy được vận chuyển về  theo cơ chế gió cuốn. Trong không khí có những khối không khí di chuyển, bụi theo những khối không khí đó di chuyển hàng nghìn kilômet. 

 

Ô nhiễm do khí thải của nhà máy

Ô nhiễm do khí thải của nhà máy

 

Trong mấy năm gần đây, ở Việt Nam còn xuất hiện bụi mịn và bụi nano.Đây là 2 loại bụi vô cùng nguy hiểm bởi nhờ kích thước siêu nhỏ, nó đi sâu vào phổi và vào vòng tuần hoàn máu.

- Ô nhiễm ở vùng nông thôn: Có 2 nguồn gây ô nhiễm chính ở vùng nông thôn là đốt rơm rạ, đốt rác thải và sử dụng quá nhiều thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực phẩm trong nông nghiệp...

- Ô nhiễm quanh các làng nghề đã tạo ra những “ làng ung thư” ở Việt Nam

Hầu hết các làng nghề tại Việt Nam đều chưa có hệ thống hạ tầng đạt yêu cầu, chưa có hệ thống xử lý rác thải, hệ thống thoát nước thải đảm bảo an toàn cho môi trường.

Ô nhiễm không khí tại làng nghề có nguồn gốc chủ yếu từ sử dụng than làm nhiên liệu (phổ biến là than chất lượng thấp), sử dụng hóa chất trong dây chuyền sản xuất do đó khí thải chứa các thành phần đặc trưng là bụi, CO2, CO, SO2..., chất hữu cơ bay hơi. Ngoài ra, quá trình tái chế và gia công cũng gây phát sinh các khí độc như hơi a-xít, kiềm, kim loại. 

Thứ hai: là do hút thuốc lá chủ động và thụ động.

Trong khói thuốc lá chứa trên 7000 hóa chất, trong đó có 43 hoá chất là nguyên nhân gây ung thư. Thuốc lá gây ra 90% trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Thứ ba: là do vi khuẩn và virus.

Gây bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, viêm mũi.Virus gây ra những đại dịch như dịch ebola, dịch SARS, dịch covid – 19.

Dấu hiệu của nhiễm độc phổi

Khi phổi bị nhiễm độc sẽ có một số triệu chứng đặc trưng như;

Ho

Ho kéo dài, không rõ nguyên nhân. Các chất độc hại, khói bụi tích tụ trong phổi khiến cơ thể tạo ra phản xạ ho để tống chất độc ra ngoài.

 

Ho là dấu hiệu của nhiễm độc phổi

Ho là dấu hiệu của nhiễm độc phổi

Đờm

Nhiều đờm trong cổ họng, hay phải ho khạc đờm, nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Khó thở, thở ngắn

Khó thở, thở ngắn, hay bị hụt hơi. Khi bạn bị khó thở hay thở ngắn, nghĩa là chức năng hô hấp của phổi đã suy giảm

 Đau tức ngực

Những bệnh thuộc về cơ quan hô hấp như  viêm phổi, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn, viêm dày dính mang phổi, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, thuyên tắc phổi, ung thư phổi có thể gây ra tình trạng đau tức ngực. Khi gặp triệu chứng này, bạn cần đi khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Ho ra máu

Ho ra máu là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh tật tại đường hô hấp. Triệu chứng này không thể coi thường vì trong nhiều trường hợp nó được xem là một cấp cứu nội khoa, không điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh.

Dễ mắc các bệnh cấp và mãn tính tại đường hô hấp

Nhiễm độc phổi khiến bệnh nhân rất dễ mắc phải các bệnh lý cấp tính và mãn tính tại đường hô hấp.

Các bệnh lý cấp tính bao gồm: viêm phổi và viêm phế quản

Các bệnh lý mãn tính bao gồm: viêm phế quản mãn tính, khí phế thũng, phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, hen suyễn ( hen phế quản).

Ai cần phải giải độc phổi?

-Những người tiếp xúc nhiều với các nguyên nhân gây nhiễm độc phổi:

+ Làm việc trong các nhà máy ( xi măng, hàn xì, dệt may,…), các công trường xây dựng

 

Công nhân tại nhà máy

Công nhân tại nhà máy

 

+ Người sống cạnh khu công nghiệp, gần nguồn ô nhiễm

+ Người dân ở các làng nghề ( làng nghề làm đồ đồng, đồ thủ công mỹ nghệ, mây tre đan,…)

+ Người hay phải lưu thông trên đường, hít nhiều khói bụi

+ Người hút thuốc lá, thuốc lào

+ Dân cư ở các thành phố lớn, có chất lượng không khí kém

+ Người dân sống ở những vùng nông thôn hay đốt rơm rạ, hay phun thuốc trừ sâu

-Người có các dấu hiệu nhiễm độc phổi: ho, đờm, khó thở

-Người mắc các bệnh lý mãn tính tại đường hô hấp: viêm phế quản mãn tính, phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, hen suyễn

Làm thế nào để giải độc phổi?

Để bảo vệ phổi, điều đầu tiên, chúng ta cần hạn chế những nguồn ô nhiễm gây độc cho phổi:

- Bỏ thuốc lá: Bỏ thuốc lá giúp lá phổi không phải chịu sự đầu độc cả vô vàn hóa chất độc hại có trong thuốc lá mỗi ngày. Hệ thống lông mao bề mặt của hệ hô hấp cũng hoạt động trở lại, giúp phổi tống khứ đờm, các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

- Không nên dùng bếp than

- Đeo khẩu trang khi ra đường

- Cải thiện chất lượng không khí trong nhà bằng cách ở  nơi thông gió, trồng nhiều cây xanh, sử dụng máy lọc không khí .

- Hạn chế sử dụng nước lau sàn và chất tẩy rửa hóa học: Hầu hết các sản phẩm chất tẩy rửa (bao gồm nước lau sàn) đều có chứa các thành phần hóa học nguy hiểm( formandehyt, hương thơm nhân tạo)

Tất cả những biện pháp trên chỉ có tính tương đối thôi, vì chúng ta không dùng bếp than nhưng hàng xóm lại dùng, ta không hút thuốc nhưng bạn ta lại hút thuốc… nên tác nhân gây bệnh vẫn sẽ tấn công phổi chúng ta theo cách trực tiếp hay gián tiếp. Vì thế để bảo vệ phổi hiệu quả nhất đó là vừa phải loại bỏ được các tác nhân gây bệnh ngay khi nó tấn công, vừa phải giải độc phổi khi các tác nhân đó đã tấn công gây nhiễm độc

Trên thế giới có rất nhiều thảo dược có tác dụng giải độc phổi rất tốt và y học cũng sử dụng thảo dược này rất nhiều vì tính an toàn mà rất hiệu quả

Những thảo dược giải độc phổi và bảo vệ phổi khỏi tác nhân gây độc hiệu quả

Baicalin:

Nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc chứng minh: Hoàng Cầm với hoạt chất chính là Baicalin rất hiệu quả trong việc phục hồi chức năng phổi bị tổn thương (do bệnh lý, do khói thuốc lá hoặc ô nhiễm, hóa chất độc hại, vi khuẩn, vi rus) .

Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Miễn dịch học quốc tế (International Immunopharmacology năm 2012), hoàng cầm có tác dụng kháng khuẩn mạnh với nhiều phổ vi khuẩn khác nhau, đặc biệt là tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lao.

 

Baicalin chiết xuất từ hoàng cầm

Baicalin chiết xuất từ hoàng cầm

 

Xuyên tâm liên

Xuyên Tâm Liên từ lâu đã được y học cổ truyền sử dụng như một kháng sinh thực vật chuyên trị các bệnh viêm nhiễm như viêm phổi, viêm họng, viêm amidan,… 

Khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư phổi trên thế giới. Andrographolide trong xuyên tâm liên có tác dụng giải độc phổi, làm sạch phổi nhờ thúc đẩy hoạt động của glutathion, nâng cao nồng độ glutathion nội bào trong phổi của người tiếp xúc với thuốc lá.Glutathione (GSH) chính là  trung tâm của hệ thống phòng thủ chống oxy hóa cho cơ thể, hệ thống này bảo vệ các tế bào chống lại các tác nhân vật lý, sự ô nhiễm, độc tố, hóa chất.

Cam thảo Italia

Từ xa xưa, cam thảo đã được sử dụng với tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt và điều hòa các vị thuốc.

Trong y học hiện đại, nhiều nghiên cứu được thực hiện qua đó chứng minh cam thảo có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và giải độc mạnh, đặc biệt là giải độc phổi. Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí y học Oxidative Medicine and Cellular Longevity (Oxy hóa và tuổi thọ tế bào) thì cam thảo có tác dụng tăng cường nồng độ enzym CYP450- enzym giải độc của cơ thể, từ đó giúp giải độc phổi, cải thiện chức năng phổi bị tổn thương, giảm xơ hóa phổi và giảm tích lũy chất độc trong phổi.

Cúc tây

Đại thực bào phế nang chiếm 3,5% tất cả các tế bào trong phổi của người khỏe mạnh. Chúng có vai trò như tuyến phòng thủ đầu tiên của phổi chống lại các loại vi khuẩn hít phải, loại bỏ các bụi bẩn và các độc tố từ môi trường. Bụi bẩn và các độc tố từ môi trường là nguyên nhân chính gây nhiễm độc phổi và ung thư phổi hiện nay.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Alberta, Edmonton, Canada, chiết xuất cúc tây làm tăng cường mạnh mẽ chức năng đại thực bào phế nang, từ đó giúp điều hòa miễn dịch, làm sạch phổi, bảo vệ phổi khỏi bụi mịn, ô nhiễm không khí, hóa chất độc hại, vi khuẩn và virus từ môi trường.

 

Cúc tây

Cúc tây

 

Chiết xuất Xuyên bối mẫu

Xuyên bối mẫu là loại thảo dược quý đã được sử dụng cách đây hàng ngàn năm trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh về phổi, đặc biệt là hen suyễn, viêm phế quản và giảm ho trong các trường hợp ho mãn tính, ho kèm khó thở, ho kèm đờm có máu, ho kèm chán ăn, tức ngực,…

Y học hiện đại chứng minh, xuyên bối mẫu kích hoạt lại hệ thống lông mao đẩy các chất thải ra ngoài để giải độc phổi. Việc làm sạch phổi và long đờm, giãn phế quản của xuyên bối mẫu trong điều trị hen suyễn, COPD không chỉ giúp dễ thở, cải thiện chức năng phổi mà còn làm giảm tần suất các đợt cấp tính, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

 

BoniDetox – sự kết hợp hoàn hảo của thảo dược cùng công nghệ siêu nano hiện đại

BoniDetox được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là lựa chọn tối ưu giúp anh bảo vệ, giải độc, phục hồi phổi hiệu quả khi thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm.

Tác dụng của BoniDetox được tạo nên bởi thành phần toàn diện từ các thảo dược tự nhiên:

 

 

BoniDetox - Thành phần từ thảo dược tự nhiên giúp bảo vệ toàn diện lá phổi của bạn

 

 

BoniDetox - Thành phần từ thảo dược tự nhiên giúp bảo vệ toàn diện lá phổi của bạn

 

Với các thành phần trên, Boni Detox có tác dụng:

- Giúp giải độc phổi do tiếp xúc với không khí ô nhiễm, đặc biệt là tiếp xúc liên tục trong thời gian dài tại nơi làm việc.

- Giúp bảo vệ phổi, tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, loại bỏ các loại chất độc làm ảnh hưởng đến phổi như: bụi, khói hay các hoá chất độc hại từ môi trường.

- Giúp giảm ho, long đờm, làm sạch phổi, giảm các triệu chứng do không khí ô nhiễm gây ra.

- Giúp khôi phục những tế bào bị tổn thương của phổi.

- Hỗ trợ các bệnh liên quan đến phổi bao trong đó có ung thư phổi.

 

 

BoniDetox - Thành phần từ thảo dược tự nhiên giúp bảo vệ toàn diện lá phổi của bạn

 

 

BoniDetox có cơ chế tác động toàn diện giúp lá phổi khỏe mạnh

 

Tác dụng vượt trội của BoniDetox được tạo nên một phần nhờ công nghệ sản xuất hiện đại bậc nhất thế giới - công nghệ microfluidizer. Công nghệ này giúp các thảo dược trong BoniDetox có kích thước siêu nhỏ (<70nm). Vì vậy, chúng được hấp thu một cách tối đa (sinh khả dụng lên đến 100%), từ đó hiệu quả đạt được cao nhất.

Hy vọng bài viết đã đưa ra những thông tin bổ ích, giúp anhcó cái nhìn rõ hơn về giải độc phổi, đồng thời tìm ra giải pháp để bảo vệ bản thân ngay từ bây giờ.

 

 

XEM THÊM:

 

 

Bài viết cùng chủ đề

Bệnh bụi phổi amiăng là gì? Căn bệnh này có nguy hiểm không?

Cụ thể bệnh bụi phổi amiăng là gì? Căn bệnh này có nguy hiểm không? Mời quý bạn đọc cùng Thảo Dược Bốn Phương tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây!

BoniDetox – Kỳ tích đẩy lui án tử hen suyễn

cô giáo Đặng Thị Bích Dư ( 58 tuổi), đội 8, Nghĩa Tân, Nghĩa Hưng, Nam Định

Hút thuốc lào có bị ung thư không?

Người ta khuyến cáo không hút thuốc lá rất nhiều trong khi thuốc lào ít được nhắc tới. Vậy hút thuốc lào có bị ung thư không? Mời bạn đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất cho mình.

Quảng Ninh: BoniDetox - Đột phá mới giúp tôi chiến thắng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

Thầy giáo Nghiêm Xuân Tẩy (73 tuổi ở số nhà 359 Tràng Bạch, Hoàng Quế, Đông Triều, Quảng Ninh; điện thoại: 0904.558.422)

Tôi đã khỏe mạnh trở lại sau khi suy kiệt vì lao phổi

Chú Nguyễn Tiến Mỹ, 64 tuổi ở số 30, đường Nguyễn Văn Nguyên, phường Long Tâm, TP Bà Rịa
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Bệnh viêm phế quản mãn tính có lây không?

Bệnh viêm phế quản mãn tính có lây không?

Với triệu chứng như ho, đờm đặc thường xuyên và kéo dài liên tục khiến người bệnh lo lắng rằng không biết bệnh viêm phế quản mãn tính có lây không khi họ thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều người và có biện pháp gì giúp khắc phục tình trạng bệnh lây lan hay không?

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi