Hơn 50 học sinh tiểu học ở Hà Nội bị ngộ độc sau chuyến tham quan

Cập nhập: Thứ năm, 30/03/2023

Mục lục [Ẩn]

 

Hà Nội - Sau chuyến dã ngoại, khoảng 56 em học sinh trường Tiểu học Kim Giang, Thanh Xuân về trường và có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, nghi bị ngộ độc. Trong đó, có 41 em đang nhập viện khám sàng lọc tại các bệnh viện.

 

ngộ độc thực phẩm

Học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (Hà Nội) nghi bị ngộ độc thực phẩm được đưa khám sàng lọc tại Bệnh viện Bạch Mai

 

   Cụ thể, vào khoảng 6h 45 ngày 28-3, nhà trường có tổ chức cho 915 học sinh khối 1 và khối 2 đi tham quan tại Nông trại giáo dục Cánh Buồm Xanh, địa chỉ tại xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đồ ăn trưa cho học sinh được nấu tại trường và vận chuyển đến địa điểm trải nghiệm. Món ăn gồm: Cơm rang, gà phi lê chiên xù, khoai tây chiên, canh chua nấu thịt, bánh Oreo Kinh Đô. Thời gian ăn trưa lúc 11h00 trong ngày.

   Trong quá trình đi trải nghiệm, học sinh có mang theo đồ ăn vặt, nước uống từ nhà đi và sử dụng nước uống đóng chai 19l của trang trại Cánh Buồm Xanh. Thời gian học sinh từ trang trại về trường lúc 14h30. Khi về đến trường, một số học sinh có biểu hiện đau bụng, nôn, 2 cháu có biểu hiện đi ngoài phân lỏng 2-3 lần.

   Trong đó, 21 trẻ khám tại Bệnh viện Bạch Mai, 5 trẻ khám tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa và 22 trẻ khám tại Bệnh viện Xây dựng, 1 trẻ khám tại Bệnh viện Nhi trung ương và 1 trẻ khám tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Hiện tại, các học sinh tiếp tục được theo dõi tại các bệnh viện.

   Ngay sau khi nhận được thông tin, Quận ủy - UBND Quận Thanh Xuân đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, Đảng ủy phường Kim Giang, Ban Giám hiệu nhà trường khẩn trương nắm tình hình phối hợp với các cơ quan chuyên môn để các em được chăm sóc y tế trong điều kiện tốt nhất. Đồng thời, quận Thanh Xuân chỉ đạo nhà trường thông tin tới phụ huynh học sinh để phối hợp chăm sóc sức khỏe cho các em ngay sau khi sự việc xảy ra.

   Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cũng cử 1 tổ điều tra lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu thức ăn học sinh ăn tại trường gửi Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia để tiến hành xét nghiệm, tìm nguyên nhân. Chi cục cũng đề nghị bếp ăn tập thể Trường Tiểu học Kim Giang tạm dừng hoạt động để điều tra rõ nguyên nhân.

 

Vấn nạn ngộ độc thực phẩm trường học

   Ngộ độc thực phẩm xảy ra tại trường học là nỗi lo, là ác mộng của phụ huynh có con em học bán trú. Mới đây là vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại trường iSchool Nha Trang khiến gần 700 học sinh nhập viện, trong đó có 1 học sinh tử vong, cơ quan chức năng đã phát hiện vi khuẩn Samonella trong mẫu cánh gà chiên có trong bữa ăn của học sinh trường này.

   Bên cạnh đó, cơ quan chức năng còn phát hiện vi khuẩn Bacillus Cereus trong mẫu cánh gà chiên và nước mắm. Ngoài ra, một vi khuẩn nguy hại khác là Escherichia Coli cũng được phát hiện trong mẫu cánh gà chiên. Như vậy, chỉ trong một miếng cánh gà chiên đã chứa tới 3 loại vi khuẩn nguy hại.

   Hay như vào năm 2020, dư luận xã hội bất an khi nhiều học sinh tại 2 trường học có tiếng là Trường liên cấp Tiểu học - Trung học cơ sở Pascal và Trường Tiểu học Isaac Newton thuộc Hệ thống Trường liên cấp Newton tại phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn bán trú giữa giờ.

   Sau khi vụ việc xảy ra, cơ quan chức năng qua kiểm tra, rà soát đã phát hiện cơ sở cung cấp suất ăn là Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất bánh ngọt Gia Bảo không có phiếu kiểm nghiệm theo quy định đối với sản phẩm bánh pizza nhân xúc xích và không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm để sản xuất bánh pizza nhân xúc xích.

   Việc hàng trăm học sinh nhập viện sau khi ăn bán trú tại trường là vụ ngộ độc nghiêm trọng, gióng lên hồi chuông cảnh báo an toàn thực phẩm tại nhiều trường học đang còn bị buông lỏng.

 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

 

Bếp ăn trường học đảm bảo thực phẩm sạch bằng…niềm tin

   Từ năm 2010 đến năm 2021, Hà Nội xảy ra 27 vụ ngộ độc thực phẩm với tổng số 640 người mắc, không có trường hợp tử vong. Trong đó có 8 vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể trường học, chiếm tỷ lệ 30%.

   Trước thực tế trên, trong 2 năm 2021 và 2022, Sở Y tế Hà Nội xây dựng kế hoạch kiểm soát an toàn thực phẩm tại 100% bếp ăn tập thể của 215 trường tiểu học thuộc 10 quận, huyện gồm: Đống Đa, Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Long Biên, Ba Vì, Đông Anh, Đan Phượng, Phúc Thọ, Quốc Oai.

   Các trường đều cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm cho học sinh bằng cách công khai cơ sở cung cấp suất ăn, nguồn gốc thực phẩm, quy trình giao nhận, chế biến; thực đơn bữa ăn, danh sách Ban giám hiệu, giáo viên, phụ huynh học sinh tham gia giám sát (công khai theo tuần).

   Nhiều trường còn thành lập Tổ giám sát an toàn thực phẩm, có Ban Đại diện cha mẹ học sinh tham gia; Ban Giám hiệu phân công lịch trực nhận thực phẩm cho các lớp, đến lớp nào trực thì đại diện Ban Phụ huynh lớp đó sẽ đến kiểm tra, giám sát cùng. Có trường còn quản lý những người ra vào khu vực bếp, bảo đảm an toàn trong suốt quá trình chế biến.

   Dù quy trình kiểm soát chặt chẽ là vậy, nhưng nhiều vụ ngộ độc vẫn xảy ra, vậy gốc rễ vấn đề ở đâu? Theo các chuyên gia, ngộ độc không ở quy trình chế biến, mà ở chất lượng thực phẩm cung cấp đến bếp ăn.

   Việc kiểm nghiệm thực phẩm của các trường hiện chỉ nhìn bằng mắt thường, không có các thiết bị phân tích, nên không thể phát hiện được các vi khuẩn độc hại nếu cơ sở cung cấp cố tình đưa thực phẩm kém chất lượng đến.

   Một điều nữa, cũng cần nhắc đến đó là việc cắt giảm chi phí của bữa ăn. Có những bữa ăn giá 30.000 đồng bị gian lận, cắt giảm chi phí chỉ còn 20.000 đồng, đồng nghĩa với việc mua thực phẩm rẻ, chất lượng không đảm bảo.

   Theo dõi các vụ ngộ độc thực phẩm thời gian qua, chúng tôi nhận thấy, sau khi xảy ra sự việc, cơ quan chức năng mới tiến hành xử lý vi phạm. Thiết nghĩ, việc này chỉ là phần ngọn, điều người dân cần là biện pháp phòng chống từ phía học sinh, gia đình và trường học, chứ không phải khi ngộ độc xảy rồi thì “mất bò mới lo làm chuồng”.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Cảnh báo: Nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi kết hợp cúc vạn thọ với mì tôm

Gần đây, trên TikTok đang có “trend” ăn cúc vạn thọ với mì tôm được nhiều giới trẻ thích thú và trải nghiệm. Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo sự kết hợp đó có nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm. 

Nghệ An: 76 trẻ mầm non bị ngộ độc vì ăn sữa chua tự làm

Sau bữa ăn xế bằng sữa chua tự làm tại trường, 76 học sinh mầm non ở xã Thuận Sơn (Huyện Đô Lương, Nghệ An) phải nhập viện vì có các biểu hiện ngộ độc thực phẩm.

Không tìm thấy botulinum trong mẫu giò lụa, nguyên nhân ngộ độc do đâu?

Hai mẫu giò lụa được Phòng Y tế TP Thủ Đức lấy từ nhà bệnh nhân và cơ sở sản xuất đều có kết quả xét nghiệm âm tính độc tố botulinum.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Ung thư vú, cổ tử cung được đưa vào khám sức khỏe định kỳ

Ung thư vú, cổ tử cung được đưa vào khám sức khỏe định kỳ

Theo thông tư vừa được ban hành của Bộ Y tế, từ ngày 20/6, người lao động là nữ giới sẽ được khám thêm chuyên khoa phụ sản và sàng lọc ung thư vú, cổ tử cung khi khám sức khỏe định kỳ.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà