Bị sốt xuất huyết, bé 2 tuổi suýt chết trên nền bệnh tim bẩm sinh

Cập nhập: Thứ tư, 29/03/2023

 

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, vừa qua đã tiếp nhận một bé trai 27 tháng tuổi sốt, ho 3 ngày, chân tay lạnh. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị sốt xuất huyết Dengue ngày 4, suy hô hấp, rối loạn đông máu trên nền bệnh tim bẩm sinh phức tạp

 

Bé 2 tuổi suýt chết vì sốt xuất huyết

Bé 2 tuổi suýt chết vì sốt xuất huyết

 

   Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố, cho biết bệnh nhi được bệnh viện ở Tiền Giang chuyển đến. Khai thác bệnh sử ghi nhận trẻ sốc sốt xuất huyết ngày thứ 4. Trong 3 ngày đầu trẻ có triệu chứng sốt, ho. Tới ngày thứ 4 trẻ bớt sốt nhưng người đừ, tay chân lạnh.

   Bệnh nhi có tiền sử bệnh tim bẩm sinh, sốc sốt xuất huyết Dengue N4 gây tổn thương gan cấp mức độ nặng. Ngay sau đó, trẻ đã được xử trí truyền dịch chống sốc theo phác đồ điều trị tuy nhiên tình trạng trẻ diễn tiến ngày càng nặng, sốc kéo dài, suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa.

   Các bác sĩ đã nhanh chóng truyền dịch cao phân tử albumin 10% cùng thuốc vận mạch, hỗ trợ thở áp lực dương liên tục, thở máy không xâm nhập, thở máy xâm nhập, truyền máu, huyết tương tươi đông lạnh...

   Sau đó bé xuất hiện rối loạn nhịp tim - cơn nhịp nhanh trên thất, phản ứng viêm nặng. Bác sĩ quyết định sử dụng thêm thuốc chống loạn nhịp, kháng sinh, truyền kháng kháng thể miễn dịch.

   Sau gần 2 tuần điều trị tích cực, tình trạng bé cải thiện dần, cai được máy thở, tỉnh táo, các chức năng gan, thận, đông máu trở về bình thường.

   Theo bác sĩ Tiến, giai đoạn hết sốt (nhiều nhất là ngày 4-5) là thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết. Khoảng 10-20% bệnh nhân hết sốt nhưng mệt mỏi hơn, tay chân nổi ban, đau vùng bụng bên phải, buồn nôn, nặng hơn thì chảy máu răng, máu cam, nôn ra máu, đi cầu ra máu, tay chân lạnh. Đây là triệu chứng của sốc sốt xuất huyết. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, người bệnh có nguy cơ tử vong.

   Tính từ đầu năm tới nay, số mắc sốt xuất huyết cả nước tăng 2-3 lần so với cùng kỳ 2022, đặc biệt tại một số tỉnh khu vực miền Nam và miền Trung. Theo thống kê từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC TP Hồ Chí Minh thì từ đầu năm đến nay, tổng số ca mắc sốt xuất huyết tại thành phố Hồ Chí Minh là 4.683 ca, cùng kỳ năm ngoái là 2.611 ca. Trong tuần này, toàn thành phố ghi nhận 19 ổ dịch mới phát sinh sốt xuất huyết ở 18 phường xã thuộc 11/22 quận huyện thành phố Thủ Đức.

 

Cách chăm sóc và điều trị bệnh sốt xuất huyết hiệu quả

   Sốc sốt xuất huyết là mức độ nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết – bao gồm tất cả các triệu chứng sốt xuất huyết nhẹ cộng với các triệu chứng chảy máu, và hiện tượng huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp).

   Thể bệnh này thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau, khi trẻ em và người lớn đã có miễn dịch chủ động (do đã từng mắc bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại kháng nguyên virus. Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2-5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Sốc sốt xuất huyết thường phổ biến ở trẻ em, tỷ lệ nhỏ ở người lớn. Bệnh có thể chuyển nặng nhanh chóng, gây suy đa cơ quan và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

   “Những triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết khá tương đồng với với một số bệnh nhiễm siêu vi khác như cúm. Đặc biệt, khởi phát của sốt xuất huyết có khi giống với bệnh cảnh Covid-19 nên dễ bỏ sót. Trong bối cảnh hiện nay, tâm lý lo ngại đưa trẻ đi bệnh viện của nhiều phụ huynh dẫn đến nguy cơ trẻ bệnh sốt xuất huyết dễ trở nặng, gây nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng” - BS Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên Chi hội Truyền nhiễm TP.HCM cảnh báo.

   Theo bác sĩ Khanh, hiện nay vẫn chưa có một phương pháp điều trị sốt xuất huyết cụ thể, việc điều trị chỉ nhằm giảm nhẹ triệu chứng, giúp người bệnh bớt cảm thấy khó chịu.

   Người bệnh cần được nghỉ ngơi tại giường, tránh hoạt động mạnh vì trong lúc này người bệnh bị mệt và choáng có thể bị té ngã khi tự đi 1 mình. Cho người bệnh uống đủ nước mỗi ngày, tăng cường các loại nước trái cây, nước bù điện giải, nước cháo loãng. Bạn nên chia nhiều bữa ăn nhỏ cho người bệnh dễ ăn, thức ăn nên là thức ăn lỏng hoặc mềm, cho người bệnh tắm bằng nước ấm, lau người nhẹ nhàng không nên kỳ mạnh lên da.

Tuy nhiên khi có các biểu hiện sau, bệnh nhân cần được đưa nhập viện ngay.

  • Không ăn uống được, nôn ói nhiều.
  • Đau bụng nhiều hơn.
  • Tay chân lạnh, ẩm.
  • Cảm thấy khó chịu nhiều hơn mặc dù đã giảm hoặc hết sốt.
  • Mệt mỏi người li bì, bứt rứt, thay đổi hành vi.
  • Chảy máu mũi, ói ra máu, xuất huyết âm đạo bất thường, có máu lẫn ở trong phân, tiêu phân đen.
  • Trên 6 giờ không tiểu tiện.

Khi bệnh nhân có 1 trong những dấu hiệu trên cần đưa đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời tránh những biến chứng xấu xảy ra.

 

Biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

Biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

 

Biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

   Qua vật trung gian là muỗi vằn, bệnh sốt xuất huyết có thể lây truyền từ người sang người. Vậy nên để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhất, cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ, thoáng đãng nơi ở, môi trường sống, sinh hoạt
  • Thu gom, tiêu hủy những vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà
  • Không tích trữ nước trong nhà, đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng
  • Phát quang bụi rậm quanh nhà, ngoài vườn
  • Xử lý nguồn nước, khơi thông cống rãnh xung quanh nhà
  • Ngủ màn để tránh bị muỗi đốt
  • Đốt nhang muỗi, dùng vợt muỗi, phun thuốc diệt muỗi để tiêu diệt muỗi vằn
  • Sử dụng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi ở vị trí các ô thoáng, cửa sổ, cửa ra vào
  • Sử dụng thuốc bôi ngoài da, mặc quần áo dài tay để tránh muỗi đốt
  • Người mắc bệnh sốt xuất huyết cần được nằm ngủ trong màn, tránh muỗi đốt lây bệnh sang người khác

   Bệnh sốt xuất huyết có thể bị quanh năm chứ không chỉ bị vào mùa mưa nên người dân không được chủ quan. Việc phát hiện các dấu hiệu sốt xuất huyết sớm và có phương pháp điều trị đúng sẽ giúp làm giảm nguy cơ bị biến chứng nặng.

 

XEM THÊM:

Chủ đề: sốt xuất huyết

Bài viết cùng chủ đề

Dịch sốt xuất huyết có thể “phá vỡ quy luật” – Chuyên gia lý giải nguyên nhân

Sở Y tế Hà Nội nhận định, dịch sốt xuất huyết đang có dấu hiệu đảo chiều, không theo quy luật chu kỳ 4-5 năm như trước, cần tăng cường công tác phòng dịch.

Hà Nội: Ghi nhận thêm 19 ổ dịch sốt xuất huyết, 442 ca trong 1 tuần

Từ ngày 14/7 đến ngày 21/7, toàn TP. Hà Nội ghi nhận thêm 442 ca mắc sốt xuất huyết. Số ca mắc mới tăng gấp 1,5 lần so với tuần trước đó.

Nóng: Sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng gấp 3 lần!

Thông thường, sốt xuất huyết chỉ xảy ra nhiều vào tháng 7 đến tháng 11 hằng năm. Tuy nhiên gần đây, thời tiết nồm ẩm rất thuận lợi cho muỗi phát triển, khiến số người mắc bệnh tăng cao, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguy cơ dịch chồng dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP. HCM

TP Hồ Chí Minh đang bước vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm khiến trẻ em dễ đổ bệnh, các ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng gia tăng.

Máu cô đặc, tràn dịch màng phổi sau 5 ngày sốt xuất huyết

Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết mới tiếp nhận bệnh nhân nữ 60 tuổi sốt cao, đau đầu. Kết quả thăm khám cho thấy bệnh nhân dương tính với sốt xuất huyết, máu cô đặc, có tràn dịch màng phổi.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Khan hiếm thuốc điều trị tay chân miệng nặng, Bộ Y tế vào cuộc

Khan hiếm thuốc điều trị tay chân miệng nặng, Bộ Y tế vào cuộc

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng thể nặng tại thành phố có dấu hiệu gia tăng nhanh trong thời gian gần đây, đáng chú ý là tình trạng khan hiếm thuốc điều trị bệnh.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844