Hà Nội rét hại: Bệnh nhân tim mạch, đột quỵ tăng

Cập nhập: Thứ hai, 25/12/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Gần đây, Hà Nội rét đậm, rét hại. Thời tiết khắc nghiệt này khiến cơ thể hoạt động kém, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật, điển hình là tim mạch và đột quỵ. Điều đáng ngại là những bệnh này không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi mà cả giới trẻ, với số lượng ca mắc bệnh ngày một tăng.

 

Trời rét hại: Bệnh nhân tim mạch, đột quỵ tăng

Trời rét hại: Bệnh nhân tim mạch, đột quỵ tăng

 

Hà Nội rét hại: Bệnh nhân tim mạch, đột quỵ tăng

   Một số bệnh viện ở Hà Nội cho biết, số ca nhập viện do đột quỵ não, huyết khối, tim mạch... tăng 10-15% so với tháng trước. Trong các ca bệnh đó có nhiều bệnh nhân trẻ tuổi.

   Ngày 21/12, TS.BS Võ Hồng Khôi, Giám đốc Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ: Tuần vừa qua rét đậm rét hại, các bệnh nhân vào cấp cứu tại Trung tâm cấp cứu A9, Trung tâm đột quỵ, Trung tâm thần kinh đều tăng ít nhất 10-15%.

   Tại Trung tâm Thần kinh, mỗi ngày, các y bác sĩ thường tiếp nhận 30-50 bệnh nhân. Riêng tuần vừa qua, số ca bệnh lên tới 60-70 ca mỗi ngày. Hầu hết, các  bệnh nhân đều mắc đa bệnh lý, từ đột quỵ não, huyết khối tĩnh mạch não, viêm não tự miễn, viêm não virus, bệnh lý nhiễm trùng, thần kinh… Mỗi ca trực của Trung tâm có đến 12 y bác sĩ nhưng vẫn rất vất vả vì khối lượng công việc tăng đột biến.

   Bệnh viện E cũng ghi nhận lượng bệnh nhân tăng tương tự. Khoa Cấp cứu tiếp nhận nhiều ca đột quỵ não và các bệnh tim mạch. Đặc biệt, đột quỵ não ngày càng trẻ hóa, còn bệnh lý tim mạch lại "tấn công" người già.

 

Ca bệnh tim mạch tăng khi thời tiết lạnh

Ca bệnh tim mạch tăng khi thời tiết lạnh

 

   Có thể kể đến trường hợp bệnh nhân nam 34 tuổi ở Bắc Từ Liêm (Hà Nội). Hôm 19/12, anh đột ngột bị yếu nửa người trái, nói khó khi đang chơi bóng bàn tại cơ quan sau giờ làm việc. Kết quả kiểm tra tại bệnh viện xác định anh bị tắc mạch máu não cấp hay còn gọi là đột quỵ não.

   Hay bệnh nhân nam 89 tuổi, ở Nam Định, được chuyển đến Bệnh viện E cấp cứu sau khi xuất hiện triệu chứng sốt, ho, khó thở. Kết quả khám cho thấy, số lượng các tế bào cơ tim bị chết của ông cụ tăng gấp 30 lần so với ngưỡng thông thường, tính mạng bị đe dọa.

 

Vì sao trời rét, con người dễ bị bệnh tim mạch, đột quỵ?

   Các bác sĩ cho biết, thời tiết lạnh giá khiến huyết áp tăng cao so với mùa hè khoảng 5 mmHg. Kéo theo đó là nguy cơ biến chứng tim mạch tăng lên 21%.

   Mặt khác, trời lạnh còn khiến cơ thể tăng tiết các catecholamin trong máu. Đây là một nội tiết tố gây co mạch ngoại biên, làm tăng lượng máu trở về tim và tăng huyết áp. Trong khi đó, đa số người dân không biết hoặc chưa kiểm soát tốt huyết áp của mình.

   Huyết áp cao cản trở máu lưu thông đến não, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ, mất chức năng não đột ngột. Tăng huyết áp cũng kéo theo nguy cơ mắc các vấn đề về tim và mạch máu khác, dẫn đến đau hoặc suy tim với các triệu chứng như đau đầu dữ dội, đau ngực, tê hoặc ngứa ran ở mặt hoặc cánh tay.

 

Trời lạnh làm tăng huyết áp, kéo theo tăng nguy cơ đột quỵ

Trời lạnh làm tăng huyết áp, kéo theo tăng nguy cơ đột quỵ

 

   Người có biến chứng xơ vữa động mạch hay huyết khối dễ bị tắc, thậm chí vỡ mạch máu, dẫn đến xuất huyết não, nguy cơ tử vong hoặc để lại các biến chứng nặng nề.

 

Phòng ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch mùa lạnh như thế nào?

   Để phòng tránh đột quỵ não và tim mạch vào mùa lạnh, bạn nên tầm soát các yếu tố nguy cơ như huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường...

   Đồng thời, trong khoảng thời gian vàng dưới 4,5 giờ đầu sau khi khởi phát đột quỵ, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện chữa trị càng sớm càng tốt. Lúc này, cơ hội sống sót và phục hồi sẽ cao hơn.

   Với những đối tượng có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, khi thấy triệu chứng đột ngột nói khó, liệt nửa người, nhìn mờ một bên mắt, liệt nửa mặt... gia đình cần chủ động gọi cấp cứu hoặc đưa đến bệnh viện sớm.

   Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống khoa học và tập luyện phù hợp sẽ giúp bạn có trái tim khỏe mạnh, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ hiệu quả, cụ thể:

Về chế độ ăn uống

  • Tăng cường bổ sung các loại rau, trái cây tươi, đa dạng và nhiều chất xơ: Bơ, cam, táo, chà là, chuối,...
  • Sử dụng thực phẩm giàu chất béo chưa bão hòa như omega 3, omega 6 ít nhất 2 ngày trong tuần  bằng cách ăn cá hồi, cá trích, cá thu,...
  • Hạn chế ăn đồ chiên xào, đồ nướng, thịt đỏ và tất cả những đồ ăn chứa chất béo bão hòa. Nếu ăn thịt, bạn chỉ nên ăn thịt trắng, thịt gia cầm bỏ da. Đồng thời, bạn nên ăn ít muối và hạn chế đường trong chế độ ăn uống.

 

Nên hạn chế món chiên xào nhiều chất béo bão hòa

Nên hạn chế món chiên xào nhiều chất béo bão hòa

 

  • Không nên dùng nước uống có gas hay thực phẩm đóng hộp, thay vào đó, bạn nên uống sữa ít béo.
  • Tránh sử dụng chất kích thích như trà đặc, rượu bia, cà phê, thuốc lá…

Về chế độ sinh hoạt

  • Nên duy trì thói quen đi bộ 30 phút mỗi ngày.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên phù hợp với tình trạng sức khỏe.
  • Tránh thức khuya, ngủ đủ giấc mỗi ngày.
  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, stress.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết thông tin về thời tiết lạnh làm tăng số ca mắc bệnh tim mạch, đột quỵ. Để giảm những con số đó, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, kiểm soát tốt các bệnh lý nền, đồng thời tầm soát sức khỏe tổng quát định kỳ. 

 

XEM THÊM:

 

 

Chủ đề: tim mạch đột quỵ

Bài viết cùng chủ đề

Mất ngủ có làm tăng nguy cơ đột quỵ không

Mất ngủ có nguy cơ đột quỵ không?

Vụ đột tử khi đá bóng: Cảnh giác cơn đột quỵ khi chơi thể thao

Tại Tuyên Quang, một người đàn ông 37 tuổi đang đá bóng thì đau đầu, chóng mặt, xin ra sân, 30 phút sau hôn mê, mất ý thức, được hồi sức tim phổi nhưng không qua khỏi.

Rung nhĩ: Nguyên nhân, triệu chứng, và cách điều trị

Rung nhĩ là một tình trạng nguy hiểm, người bệnh có nguy cơ mắc đột quỵ cao gấp 5 lần, và nguy cơ suy tim cao gấp 3 lần bình thường.

10% bệnh nhân suy tim bỏ tái khám – Bác sĩ cảnh báo nguy cơ

"10% bệnh nhân suy tim bỏ tái khám" - Thông tin trên được tiến sĩ Vũ Quỳnh Nga, Phó giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ do ngồi điều hòa ngay sau khi đi nắng về

Trường hợp người đàn ông 49 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh bị đột quỵ vì ngồi điều hòa sau khi đi ngoài nắng về đầu tháng 5 vừa qua dấy lên cảnh báo cho tất cả chúng ta. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết ngay sau đây nhé!
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà