Giám đốc CDC Hoa Kỳ chỉ ra 4 điểm mấu chốt giúp Việt Nam kiểm soát Covid-19

Cập nhập: Thứ sáu, 28/04/2023

 

   BS Eric Dziuban - Giám đốc CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam chỉ ra 4 “vũ khí” giúp kiểm soát dịch bệnh Covid-19 đó là thực hiện các biện pháp dự phòng bảo vệ sức khỏe quan trọng như: rửa tay, đeo khẩu trang ở nơi đông người, che miệng khi ho và tiêm vaccine theo đúng lịch trình cần thiết.

 

BS Eric Dziuban - Giám đốc CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam

BS Eric Dziuban - Giám đốc CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam

 

Việt Nam là hình mẫu toàn cầu trong phòng chống Covid-19

   Theo BS Eric Dziuban, số ca mắc Covid tại Việt Nam đang có sự gia tăng đáng kể, tuy nhiên chưa có dấu hiệu về sự thay đổi số ca bệnh nặng và tỷ lệ tử vong. Thành công này đến từ việc Việt Nam đã thực hiện hiệu quả các biện pháp ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng và triển khai chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 năm 2021.

   Để tiếp tục kiểm soát Covid-19, Giám đốc CDC Hoa Kỳ nhấn mạnh cần phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống Covid-19 đã được kiểm chứng, bao gồm: vệ sinh tay, vệ sinh đường hô hấp, đeo khẩu trang ở khu vực đông người và tiêm vaccine.

   Ngoài ra, ông cũng khuyến cáo Việt Nam tiếp tục thu thập và sử dụng dữ liệu y tế công cộng để có thông tin làm cơ sở đưa ra các biện pháp dự phòng và kiểm soát, đồng thời tiếp tục tăng cường năng lực chăm sóc y tế và đảm bảo linh hoạt trong công tác ứng phó nếu có sự gia tăng đột ngột về số ca bệnh và số ca nhập viện.

   BS Eric Dziuban cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Bộ Y tế Việt Nam thông qua các hỗ trợ kỹ thuật trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nâng cao năng lực giải trình tự gen Covid-19 trong nước và thông qua hỗ trợ của Chính phủ Hoa Kỳ đối với tiêm vaccine Covid-19.

   Việt Nam cần phải tiếp tục đầu tư củng cố các hệ thống y tế, bao gồm các phòng xét nghiệm, công tác đáp ứng khẩn cấp và giám sát, đóng vai trò quan trọng để có thể phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa một cách nhanh hơn.

   Nguồn nhân lực y tế công cộng cũng cần được nâng cao. CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam đang kết hợp với Bộ Y tế để tăng cường năng lực cho hệ thống y tế thông qua các chương trình như: Chương trình Đào tạo Dịch tễ học Thực địa và hỗ trợ giám sát dịch bệnh, cũng như chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với đại dịch, bao gồm cả mạng lưới các Trung tâm Đáp ứng Khẩn cấp Sự kiện Y tế Công Cộng.

 

Ca Covid-19 mới gia tăng trở lại từ tháng 4

Ca Covid-19 mới gia tăng trở lại từ tháng 4

 

Số ca mắc Covid-19 lại “lập đỉnh” mới

   Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 27/4 của Bộ Y tế cho biết ca mắc COVID-19 mới tăng lên 2.958, đây là ngày có số mắc cao nhất trong hơn 6 tháng qua. Hôm nay có 1.062 bệnh nhân khỏi.

   Hà Nội vẫn là địa phương ghi nhận nhiều F0 theo ngày nhất cả nước. Theo số liệu cập nhật của Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế vào chiều 26/4, Hà Nội ghi nhận thêm 430 ca bệnh Covid-19 mới trong vòng 24 giờ, tăng 7 ca so với ngày hôm trước.

   Ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 trong 5 ngày sắp tới, là thời điểm người dân đi lại, giao lưu, du lịch, tụ tập đông người hoặc cả nước sẽ có nhiều sự kiện lớn như các lễ hội du lịch... Điều này sẽ tạo nguy cơ cao cho dịch lây lan, làm gia tăng ca nhiễm. Do đó, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh, tự bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

   Theo quy định hiện nay, Bộ Y tế khuyến khích người dân đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng. Bắt buộc đeo khẩu trang đối với các đối tượng: người có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp, người mắc hoặc nghi ngờ mắc Covid-19; người dân (trừ trẻ em dưới 5 tuổi) khi đến nơi công cộng thuộc khu vực được công bố cấp độ dịch ở mức độ 3 hoặc 4.

   Tại cơ sở y tế, nơi cách ly y tế, nơi lưu trú có người cách ly hoặc giám sát y tế: tất cả phải đeo khẩu trang, trừ những người cách ly ở trong phòng đơn, người bị suy hô hấp, người đang phải thực hiện thủ thuật y tế, trẻ em dưới 5 tuổi.

   Khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng: bắt buộc đeo khẩu trang với hành khách, người điều khiển, người phục vụ trên phương tiện giao thông công cộng, nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động tại nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ khi tiếp xúc trực tiếp với hành khách.

   Tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối: bắt buộc đeo khẩu trang với nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

   Tại nơi có không gian kín, thông khí kém (quán bar, vũ trường; karaoke; cơ sở dịch vụ xoa bóp, làm đẹp; phòng tập thể dục, thể hình; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống phục vụ tại chỗ; rạp chiếu phim, nhà hát, rạp xiếc, nhà thi đấu, trường quay): bắt buộc đeo khẩu trang với nhân viên phục vụ, người bán hàng, người quản lý, người lao động khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

   Tại cơ sở văn hóa, du lịch, nơi tổ chức sự kiện tập trung đông người, nơi tiếp nhận hồ sơ, nơi giao dịch: bắt buộc đeo khẩu trang với người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

   “Những người có triệu chứng nghi ngờ và những người tiếp xúc với người có triệu chứng nghi ngờ phải đeo khẩu trang. Mọi người cần đeo khẩu trang và rửa tay khử khuẩn trang tại khu vực nguy cơ cao để phòng bệnh cho mình và cộng đồng nhất là đối tượng dễ bị tổn thương. Ai có triệu chứng thì phải xét nghiệm có phải Covid-19 hay không. Người dân cần tuân thủ theo lịch tiêm vaccine của Bộ Y tế. Đặc biệt, chúng ta cần thực hiện phòng bệnh tốt khi đi lại trong những ngày nghỉ 30/4 và 1/5 tới đây”, ông Phu khuyến cáo.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

WHO cảnh báo: Biến thể COVID – 19 mới xuất hiện có nguy cơ lây nhiễm nhanh hơn

Hiện nay, Tổ  chức Y tế Thế giới (WHO) đang theo dõi biến thể phụ omicron XBB.1.16 - biến thể COVID – 19 mới được đặt tên là “Arcturus” có khả năng lây lan mạnh và gây ra đợt bùng phát mới.

Tràn lan giấy khám sức khỏe giá rẻ, ở đâu ra?

Vì nhu cầu, không biết về tính xác thực trong giao dịch mua bán, chính người mua giấy khám sức khỏe đã vi phạm pháp luật và đang tiếp tay cho những hành vi vi phạm pháp luật.

TP. HCM phát hiện thêm 3 biến thể phụ mới của Omicron

TP. HCM phát hiện thêm 3 biến thể phụ mới của Omicron

Cách để bảo vệ gan, làm giảm tổn thương gan do sử dụng thuốc

Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số cách giúp bảo vệ gan trước những loại thuốc nhé!

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chính thức nghỉ hưu trước tuổi

Theo tuổi, ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế sẽ nghỉ hưu vào năm 2025. Tuy nhiên, chiều ngày 5/5/2023, sau nửa năm thôi việc theo nguyện vọng cá nhân, ông Sơn đã chính thức được nghỉ hưu sớm 2 năm.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844