Một sinh viên ở Khánh Hòa hôn mê, diễn biến nặng do nhiễm cúm A/H5

Cập nhập: Thứ bảy, 23/03/2024

Mục lục [Ẩn]

 

   Sáng 22/3, bác sĩ Tôn Thất Toàn, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận trường hợp nhiễm cúm A/H5. Cụ thể, một sinh viên ở trong ký túc xá một trường đại học ở Nha Trang (Khánh Hòa) được chẩn đoán nhiễm cúm gia cầm (cúm A/H5) trong tình trạng hôn mê, diễn biến nặng.

 

Một sinh viên ở Khánh Hòa hôn mê, diễn biến nặng do nhiễm cúm A/H5

Một sinh viên ở Khánh Hòa hôn mê, diễn biến nặng do nhiễm cúm A/H5

 

Nam sinh viên mắc cúm A/H5

  Theo đó, bệnh nhân B.T.Đ (21 tuổi, trú tại TX.Ninh Hòa, sinh viên một trường ĐH trên địa bàn TP.Nha Trang), khởi phát bệnh ngày 11/3, với triệu chứng sốt, ho nhẹ, tự mua thuốc uống nhưng bệnh không thuyên giảm.

   Ngày 15/3, anh về nhà ở thị xã Ninh Hòa, tiếp xúc với mẹ và em gái, khám tại cơ sở 2 Trung tâm Y tế thị xã Ninh Hòa được chẩn đoán viêm họng - thanh quản cấp, theo dõi sốt xuất huyết, xin điều trị ngoại trú.

   Đến ngày 17/3, bệnh diễn biến nặng nên bệnh nhân Đ. được chuyển vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa và được lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm,  kết quả dương tính với cúm A/H5. Hiện bệnh nhân diễn biến nặng, đang chuyển cách ly điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh.

    CDC Khánh Hòa cho biết hiện đang tiếp tục điều tra, tìm nguồn lây song song với điều tra dịch tễ, khoanh vùng những người tiếp xúc bệnh nhân để tránh lây thành dịch và lan rộng trong cộng đồng. Ba người nhà bệnh nhân, 6 bạn chung phòng và 60 sinh viên cùng lớp, 14 nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh và 6 nhân viên y tế tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đang được theo dõi sức khỏe. Nơi ở của nam sinh là dãy nhà ký túc xá Trường Đại học Nha Trang và các khu vực khám, điều trị, xe vận chuyển bệnh nhân trên được phun hóa chất khử khuẩn.

   Đây là ca cúm A/H5 đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam kể từ đầu năm đến nay.

 

Một số thông tin về cúm A/H5

   Cúm A/H5 là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gia cầm gây ra, lây sang người. Đây là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường lưu hành khi thời tiết chuyển mùa, do các chủng virus cúm phổ biến như A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9 gây nên.

   Cúm A là căn bệnh phổ biến, nguy hiểm đối với người lớn và trẻ em, đặc biệt dễ lây lan do virus có khả năng tồn tại lâu trong môi trường bên ngoài, có thể sống lên đến 48h trên các bề mặt như tay nắm cửa, bản, ghế, tủ,…

   Bệnh cúm A ở người có triệu chứng từ nhẹ đến nặng, khác nhau tùy theo tình trạng sức khỏe của từng người. Các triệu chứng khi nhiễm virus cúm A có một số điểm tương đồng với khi nhiễm chủng virus cúm thường. Người nhiễm cúm A/H5 thường có các triệu chứng tương tự khi nhiễm cúm thông thường và kèm theo một vài dấu hiệu nguy hiểm hơn. Những triệu chứng nhận biết cúm A/H5 ở người thường bắt đầu trong khoảng 2 - 5 ngày kể từ lúc bị vi rút xâm nhập như: sốt cao, đau đầu, rét run, tim đập nhanh, cảm thấy khó thở, bị đau ngực, ho…

 

Các triệu chứng cúm A.

Các triệu chứng cúm A.

 

   Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh nhân sẽ dễ dàng mắc thêm các bệnh khác hoặc gặp các biến chứng nặng dẫn đến nguy cơ đe dọa tính mạng, như suy hô hấp với triệu chứng khó thở, thở gấp, đờm có lẫn máu,… dẫn đến viêm phổi, thiếu oxy và thậm chí là tử vong.

 

Cách phòng chống bệnh cúm A

Để phòng ngừa bệnh cúm A hiệu quả, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:

  • Vệ sinh cá nhân cẩn thận: Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà.
  • Trong mùa dịch, cần tránh tập trung nơi đông người.
  • Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao cần tránh tiếp xúc với bệnh nhân mắc cúm hoặc nghi ngờ mắc cúm.
  • Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc sạch sẽ với dung dịch sát khuẩn thông thường.
  • Tăng cường sức đề kháng bằng cách tập thể dục, chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý.
  • Tiêm vắc xin phòng cúm đầy đủ, đúng lịch. Đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao cần được tiêm phòng đầy đủ trước mùa dịch.
  • Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ cúm như sốt, ho, sổ mũi,… nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và xác định bệnh. Từ đó, có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh.

 

Các biện pháp phòng chống bệnh cúm A.

Các biện pháp phòng chống bệnh cúm A.

 

   Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có tốc độ lây lan nhanh và nguy hiểm. Bạn nên thực hiện các biện pháp trong bài để phòng bệnh hiệu quả. Nếu thấy các triệu chứng nghi ngờ, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và xác định bệnh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: cúm A/H5
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Thanh Hóa: 4 trẻ nhỏ bị tiêm vaccine hết hạn sử dụng

Thanh Hóa: 4 trẻ nhỏ bị tiêm vaccine hết hạn sử dụng

Sáng ngày 9/5/2023, nhân viên y tế của Trạm y tế xã Thăng Bình (Huyện Nông Cống, Thanh Hóa) đã tiêm vaccine 6 trong 1 hết hạn sử dụng cho 4 em bé. Hiện các cháu đã nhập viện để theo dõi sức khỏe.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà