[Lần đầu tiên] Em bé có DNA của 3 người được sinh ra ở Anh

Cập nhập: Thứ sáu, 12/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Cơ quan quản lý sinh sản của Anh đã xác nhận sự ra đời của em bé đầu tiên được sinh ra bằng kỹ thuật thử nghiệm kết hợp DNA của ba người, gồm cha, mẹ và người hiến tặng. Đây là kết quả của một quá trình nỗ lực nhằm phòng tránh những trường hợp mắc các bệnh di truyền hiếm gặp.

 

 Em bé đầu tiên có DNA của 3 người được sinh ra ở Anh

 Em bé đầu tiên có DNA của 3 người được sinh ra ở Anh

 

Em bé đầu tiên được sinh ra bằng kỹ thuật kết hợp DNA của 3 người

   Từ trước đến nay, mỗi một đứa trẻ sinh ra chỉ có DNA kết hợp của 2 người, đó là cha và mẹ. Tuy nhiên, đầu tháng 5/2023, cơ quan quản lý sinh sản của Anh đã xác nhận về sự ra đời của em bé đầu tiên có DNA của 3 người.

   Em bé được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) kết hợp kỹ thuật điều trị hiến tặng ty thể (MDT) nhằm phòng tránh các trường hợp mắc bệnh di truyền hiếm gặp từ người mẹ.

   Với người mẹ có ty thể bị lỗi, các nhà khoa học sẽ lấy vật liệu di truyền từ trứng hoặc phôi của cô ấy, sau đó chuyển vào trứng hoặc phôi của người hiến tặng (vẫn có ty thể khỏe mạnh nhưng đã loại bỏ những phần khác của DNA). Phôi sau thụ tinh được chuyển vào tử cung của người mẹ. Phôi này sẽ không có các đột biến có hại (mà người mẹ mang và có khả năng di truyền sang con).

   Do phôi kết hợp tinh trùng, DNA của cha mẹ ruột và một phần ty thể từ người hiến tặng, đứa trẻ sinh ra mang DNA của ba người. Tuy nhiên, em bé sinh ra sẽ có hơn 99,8% DNA đến từ cha mẹ ruột, chỉ một số rất ít (<1%) DNA đến từ trứng được hiến tặng.

 

Kết hợp DNA của 3 người mở ra cơ hội phòng tránh các bệnh di truyền hiếm gặp

    Thống kê cho thấy, cứ 200 trẻ em ở Anh sinh ra thì có 1 trường hợp mắc chứng rối loạn ty thể di truyền từ mẹ. Những khiếm khuyết đó nếu được di truyền sang con có thể dẫn đến các bệnh như loạn dưỡng cơ, động kinh, bệnh timthiểu năng trí tuệ.

 

Đứa trẻ có những rối loạn ty thể được di truyền từ mẹ có thể bị thiểu năng trí tuệ

Đứa trẻ có những rối loạn ty thể được di truyền từ mẹ có thể bị thiểu năng trí tuệ

 

    Việc điều trị hiến tặng ty thể được bác sĩ tại Trung tâm Sinh sản Newcastle tiên phong thực hiện nhằm giúp những người phụ nữ có ty thể đột biến sinh con mà không mắc rối loạn di truyền.

    Điều trị hiến tặng ty thể đã khiến Quốc hội Anh phải sửa đổi luật vào năm 2015, thiết lập các quy định để phù hợp với kỹ thuật này. Hai năm sau, phòng khám ở Newcastle trở thành trung tâm quốc gia đầu tiên và duy nhất được cấp phép thực hiện.

    Các bác sĩ tại phòng khám không công bố chi tiết về những ca sinh từ chương trình này bởi lo ngại thông tin có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân. Tuy nhiên, hôm 9/5, Cơ quan Phôi học và Thụ tinh Con người của Vương quốc Anh (HFEA), đơn vị chịu trách nhiệm cho việc phê duyệt các ca hiến tặng, xác nhận bệnh viện đã thực hiện "dưới 5 ca" từ trước đến nay.

    Sự ra đời của em bé có DNA của 3 người là kết quả bước đầu, mở ra cơ hội giúp những người mẹ có ty thể bị lỗi vẫn có thể sinh con khỏe mạnh mang DNA của mình, đồng thời ngăn ngừa được sự di truyền các khiếm khuyết trên ty thể cho con.

 

Vẫn có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh kỹ thuật điều trị hiến tặng ty thể (MDT)

    Nhiều nhà phê bình phản đối các kỹ thuật sinh sản nhân tạo, cho rằng còn nhiều cách khác để phòng tránh truyền bệnh từ mẹ sang con, chẳng hạn hiến trứng hoặc xét nghiệm sàng lọc.

    Số khác cảnh báo việc điều chỉnh mã di truyền theo cách này có thể tạo làn sóng dịch vụ sức khỏe mới. Các bậc cha mẹ sẽ muốn sử dụng kỹ thuật MDT để sinh con cao, khỏe mạnh, thông minh hoặc ưa nhìn hơn.

    Robin Lovell-Badge, một chuyên gia về tế bào gốc tại Viện Francis Crick - trung tâm nghiên cứu y sinh ở London, cho biết việc theo dõi sự phát triển của những đứa trẻ được sinh ra bằng kỹ thuật điều trị hiến tặng ty thể (MDT) là rất quan trọng. Điều đó sẽ giúp chúng ta đánh giá hiệu quả của phương pháp này trên thực tế, liệu rằng những đứa trẻ đó có thật sự không mắc các bệnh lý khiếm khuyết ty thể di truyền và có sự bất thường nào trong quá trình phát triển của chúng sau này hay không.

    Các nhà khoa học ở châu Âu đã công bố nghiên cứu vào đầu năm nay cho thấy trong một vài trường hợp, một số lượng nhỏ ty thể bất thường được chuyển từ trứng của người mẹ sang người hiến tặng và nhân lên khi em bé ở trong tử cung của người mẹ. Điều này khiến cho em bé sinh ra vẫn có khả năng bị di truyền những khiếm khuyết trên ty thể từ người mẹ.

   Chính vì vậy, vẫn còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu về kỹ thuật điều trị hiến tặng ty thể (MDT) và cần phát triển hơn trong tương lai để hướng tới hiệu quả thu được cao nhất và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra.

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Nóng: Bộ Y tế chỉ đạo gia hạn hơn 700 số đăng ký thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế

Nóng: Bộ Y tế chỉ đạo gia hạn hơn 700 số đăng ký thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế

Ngày 1/3, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết đã gia hạn đợt 2 cho 715 số đăng ký thuốc trong nước và nước ngoài. Như vậy sau 2 đợt gia hạn theo Nghị quyết 80, đến nay đã có gần 9.600 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế được gia hạn

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà