Chăm sóc tốt cho trí não để phòng bệnh Parkinson

Cập nhập: Thứ tư, 05/07/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Tiến sĩ Olaf Blanke, trưởng Phòng thí nghiệm sinh lý não tại Viện nghiên cứu công nghệ Thụy Sĩ, cho biết: "Những triệu chứng của ảo giác sớm nên được coi là nghiêm trọng trong bệnh Parkinson".

 

Bệnh nhân Parkinson có triệu chứng ảo giác sớm thì có nguy cơ sa sút trí tuệ nhanh hơn

Bệnh nhân Parkinson có triệu chứng ảo giác sớm thì có nguy cơ sa sút trí tuệ nhanh hơn

 

   Fosco Bernasconi, tác giả chính của nghiên cứu, người cũng thuộc Phòng thí nghiệm sinh lý não, tán thành ý kiến của tiến sĩ Olaff Blanke, và cho rằng: "Nếu bạn mắc bệnh Parkinson và có xuất hiện ảo giác, thì nên đi khám kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt".

   Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu của 75 bệnh nhân trong độ tuổi từ 60 - 70. Tất cả các bệnh nhân đều đã có chẩn đoán mắc bệnh Parkinson và được đánh giá về tình trạng nhận thức và vấn đề ảo giác. Đối tượng nghiên cứu cũng được làm điện não đồ (EEG) ở trạng thái nghỉ ngơi để đánh giá hoạt động của não bộ.

   Kết quả nghiên cứu cho thấy, suy giảm nhận thức diễn ra nhanh hơn trong 5 năm tiếp theo đối với những bệnh nhân Parkinson có triệu chứng ảo giác sớm.

   Theo các chuyên gia, khi gặp triệu chứng ảo giác sớm, người bệnh có cảm giác rằng có một ai đó đang đứng sau lưng họ và quan sát họ nhưng thực ra không có ai ở đó cả. Đây là những triệu chứng khá thường xuyên xuất hiện ở bệnh nhân Parkinson nhưng thường bị bỏ qua và chưa được quan tâm.

   "Việc phát hiện các dấu hiệu sớm nhất của tình trạng sa sút trí tuệ sẽ mang lại cơ hội can thiệp sớm cho những bệnh nhân Parkinson, giúp phát triển các phương pháp điều trị cá nhân hóa nhằm khắc phục tình trạng bệnh và cải thiện chức năng nhận thức cho bệnh nhân" – Các nhà khoa học cho biết thêm.

 

Gia tăng bệnh nhân Parkinson, bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu nhận biết

   Mỗi năm, khoa Thần kinh, Bệnh viện Hữu Nghị hành theo dõi và điều trị cho hàng trăm trường hợp người bệnh Parkinson, số lượng người bệnh đến khám có xu hướng ngày càng tăng nhanh.

   Theo các bác sĩ, giai đoạn đầu các triệu chứng bệnh thường kín đáo. Người bệnh mệt mỏi, có cảm giác cứng lưng, cổ, vai, háng. Cột sống và các chi có xu hướng kém mềm mại, các động tác bị chậm lại. Khi đi, cánh tay ít hoặc không đung đưa theo nhịp bước, dần dần, bước đi ngắn lại.

Khi bệnh Parkinson biểu hiện rõ, thường có các triệu chứng sau:

   Biểu hiện run: Người bệnh Parkinson sẽ có biểu hiện run khi nghỉ, thấy rõ ở đầu chi, môi, lưỡi. Biểu hiện run thường khu trú ở một bên cơ thể trong nhiều năm đầu, xuất hiện khá sớm, run nhẹ, run có thể tạm mất nhưng sau đó lại xuất hiện lại, khi ngủ hết run, nếu người bệnh xúc động biểu hiện run lại tăng. Trên thực tế, đa phần người bệnh run nhưng cũng có trường hợp hoàn toàn không run.

   Biểu hiện cứng đơ: Biểu hiện căng cứng thường là triệu chứng sớm nhất và vô cùng quan trọng. Người bệnh thường khó quay cổ, xoay người, đang ngồi trên ghế đứng dậy, trở mình khi nằm trên giường. Các biểu hiện cứng đơ khiến người bệnh khó làm những cử động khéo léo của các ngón tay. Người bệnh Parkinson có nét mặt đờ đẫn, ít biểu lộ cảm xúc như người bình thường, dáng người đi hơi còng xuống.

   Biểu hiện chậm vận động: Người bệnh Parkinson khó khởi động các cử động của mình, mọi việc đều làm rất chậm chạp. Biểu hiện giảm vận động ở các động tác thường ngày như cài, mở khuy áo, xỏ giầy dép, cắt gọt trái cây, chữ viết nhỏ dần và viết chậm.

   Biểu hiện rối loạn giữ thăng bằng: Khi có biểu hiện này người bệnh sẽ ngồi xuống, đứng lên khỏi ghế khó khăn, nếu xoay trở dễ bị ngã và đi lại di chuyển cũng dễ bị té ngã.

   Ngoài ra người bệnh còn có các biểu hiện rối loạn giấc ngủ, trầm cảm và lo âu, đau, mệt mỏi. Về sau người bệnh có thể khó nuốt và rối loạn trí nhớ.

 

Phòng bệnh Parkinson bằng cách nào hiệu quả?

   Hiện nay chưa có một loại thuốc nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh Parkinson hay ngăn ngừa bệnh Parkinson không xảy ra. Tuy nhiên, có một số phương pháp phòng bệnh Parkinson nói chung mà các bác sĩ khuyên bạn nên áp dụng bao gồm:

 

Chăm sóc tốt cho trí não để phòng bệnh Parkinson

Chăm sóc tốt cho trí não để phòng bệnh Parkinson

 

Chăm sóc tốt cho trí não để phòng bệnh Parkinson

   Tránh làm việc quá căng thẳng, tránh thức khuya, tránh lo lắng trong thời gian dài, tránh sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống không tốt cho trí não, nhất là các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Bạn nên có chế độ nghỉ ngơi và tập luyện vừa sức, đều đặn hàng ngày.

Thăm khám sức khỏe định kỳ rất quan trọng trong phòng bệnh Parkinson

   Thăm khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là sức khỏe hệ thần kinh để kịp thời can thiệp, xử trí và có hướng điều chỉnh, điều trị sao cho phù hợp.

   Đặc biệt, người có gia đình gồm bố, mẹ, anh/chị/em bị Parkinson nên để ý các dấu hiệu và thăm khám sức khỏe hệ thần kinh ngay khi có các dấu hiệu bất thường như run tay, chân; co cứng cơ; giảm chức năng vận động để kịp thời có biện pháp điều chỉnh.

Chế độ ăn, uống khoa học để phòng ngừa bệnh Parkinson

   Để phòng ngừa bệnh Parkinson, bạn cần có chế độ ăn giàu dinh dưỡng, đa dạng các loại chất. Trong đó, bạn nên ưu tiên bổ sung các chất thô, tinh bột, rau xanh, trái cây, các thực phẩm tốt cho trí não, hạn chế tiêu thụ thịt, không nên ăn các đồ ăn chiên, rán, nhiều dầu mỡ,…

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Nguyên nhân gây bệnh mù màu là gì? Có chữa khỏi được hay không?

Mù màu là một căn bệnh rối loạn sắc giác khiến người bệnh không phân biệt được chính xác màu sắc của các vật thể.Đây không phải là căn bệnh nguy hiểm, nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. 

Parkinson: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Với bệnh parkinson, hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có những biện pháp giúp trì hoãn tiến trình tiến triển của bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về chủ đề này
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà