Đề xuất đánh thuế nước ngọt liệu có làm giảm được béo phì?

Cập nhập: Thứ bảy, 18/03/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Ngoài tăng tiếp thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu, thuốc lá, Bộ Tài chính một lần nữa đề xuất đưa nước ngọt vào diện chịu thuế. Bộ cho rằng, việc sử dụng nước ngọt lâu dài sẽ khiến người dân tăng cân, béo phì và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm bao gồm bệnh tim mạch và tiểu đường.

 

Đánh thuế nước ngọt liệu có làm giảm được béo phì?

Đánh thuế nước ngọt liệu có làm giảm được béo phì?

 

Thực trạng về tình trạng thừa cân, béo phì và vấn đề sử dụng nước ngọt ở Việt Nam

   Theo kết quả điều tra dinh dưỡng giai đoạn 2000 - 2010 và 2010 - 2020 của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ em Việt Nam tăng lên nhanh chóng ở tất cả các khu vực, thành thị cũng như nông thôn.

   Theo thống kê, tỉ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi tỷ lệ béo phì tăng nhanh từ mức 0,6% năm 2000 lên 5,3% năm 2015, tại TP.HCM mức tỷ lệ này lên tới 10,8% (đặc biệt tại khu vực trung tâm, tỉ lệ này là 12%).

   Đây là mức cao hơn trung bình của Châu Á và các nước đang phát triển (tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị béo phì trung bình toàn cầu là 6,9%).

   Cùng lúc đó, tình hình tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt Nam đã tăng mạnh, đặc biệt ở nhóm thanh thiếu niên, gấp 7 lần trong 15 năm, từ mức trung bình 6,6 lít/người năm 2002 lên 46,5 lít/người năm 2017 và con số này năm 2018 là 50,7 lít/người.

  Thói quen uống  đồ nước ngọt vẫn đang ngày càng gia tăng, theo số liệu của Bộ Tài Chính, năm 2020, sản lượng đồ uống và nước ngọt có ga tại Việt Nam đạt khoảng 3,3 tỷ lít và 1,5 tỷ lít.  

  Trung bình một người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do/ngày, xấp xỉ mức giới hạn tối đa (50g/ngày) và cao gần gấp đôi so với mức khuyến cáo dưới 25g/ngày của Tổ chức Y tế thế giới. Một điều tra về thói quen ăn uống của các hộ gia đình Việt Nam cho thấy, 62,86% số hộ gia đình có sử dụng đồ uống có đường.

   Bộ Tài chính dẫn ý kiến của Bộ Y tế cho rằng, hiện có nhiều nghiên cứu quy mô lớn trong thời gian dài đã cho thấy sử dụng đồ uống có đường bất hợp lý là một trong những nguyên nhân chính gây ra thừa cân, béo phì và các rối loạn chuyển hóa cả ở người trưởng thành và trẻ em, gây áp lực rất lớn lên hệ thống y tế khi phải chăm sóc sức khỏe cho đối tượng này.

Nước ngọt có nhiều tác hại với sức khỏe

Nước ngọt có nhiều tác hại với sức khỏe

 

Ảnh hưởng của nước ngọt đến sức khỏe

   Với đồ uống có đường (nước ngọt), Bộ Tài chính đề nghị chịu thuế tiêu thụ đặc biệt "với mức phù hợp". Việc này được lý giải nhằm bảo vệ sức khỏe người dân theo khuyến nghị của WHO, cũng như chủ trương của Đảng, Chính phủ và phù hợp với thông lệ quốc tế.

   WHO khuyến cáo các Chính phủ tiến hành nhiều hành động khuyến khích người dân tiếp cận thức ăn lành mạnh, qua biện pháp đánh thuế vào đồ uống có đường để định hướng tiêu dùng.

   Theo TS, chuyên gia kinh tế tài chính Đinh Trọng Thịnh, nếu chính phủ không có giải pháp gì, tác hại của việc sử dụng nước ngọt đến sức khỏe cũng sẽ tăng lên theo biểu đồ tăng trưởng về lượng hàng bán ra. Khi đó, chi phí y tế để chữa bệnh tim mạch, béo phì sẽ lại càng gia tăng, gây áp lực lớn cho xã hội và hệ thống y tế.

   TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cũng đồng tình với đề xuất này của Bộ Tài chính. Không chỉ gây ra các bệnh như béo phì, rối loạn chuyển hóa,..., nước ngọt còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Phần lớn nước ngọt có gas thường chứa nhiều đường và lượng axit tương đối cao.

   Trung bình một lon nước ngọt có chứa khoảng 39g đường (tương đương 9.75 thìa cà phê đường). Uống nhiều nước ngọt sẽ dẫn đến lượng đường trong máu cao, gây ra tình trạng kháng insulin và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi chúng ta hấp thụ nhiều đường dưới dạng nước uống có ga sẽ dẫn đến mỡ nội tạng bám vây quanh các cơ quan như gan, thận, ruột, dạ dày. Điều này cực kỳ nguy hiểm, ví dụ như bệnh lý gan nhiễm mỡ có thể chuyển thành xơ gan, ung thư gan nếu không điều trị kịp thời.

   Chính vì thế, nhiều quốc gia trong khu vực đã đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt như Thái Lan, Lào, Campuchia. Ba quốc gia khác đang dự kiến sẽ áp dụng là Myanmar, Philippines và Indonesia. Mức thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt được các quốc gia châu Âu đánh thuế cao hơn các nước trong khu vực.

    Bộ Tài Chính Việt Nam muốn đánh thuế vào các loại nước ngọt bao gồm loại có ga, không ga, tăng lực, thể thao, trà, cà phê uống liền được đóng gói theo dây chuyền sản xuất công nghiệp với mức 10%.

 

Vận động

Vận động luôn là giải pháp hiệu quả giảm béo phì

 

Đâu là giải pháp hiệu quả để giảm tình trạng béo phì?

   Một quốc gia điển hình có những chính sách phù hợp trong việc giảm tình trạng béo phì là New Zealand. Quốc gia này thực hiện chương trình “Active Family” để cả gia đình cùng tham gia vào hoạt động thể chất, tăng cường chơi thể thao, vận động ngoài trời cùng với con, hướng dẫn trẻ ăn uống lành mạnh, giúp con vượt qua tình trạng thừa cân… 

   Để thay đổi nhận thức, hành vi của người tiêu dùng hướng đến chế độ dinh dưỡng, ăn uống lành mạnh, Nhật Bản, Singapore lựa chọn là một số biện pháp như dán nhãn sản phẩm để giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm đúng theo nhu cầu, hay khuyến khích doanh nghiệp phát triển những sản phẩm tốt cho sức khỏe, hiệu quả mang lại rất khả quan, tích cực.

   Nhìn nhận một cách khách quan, ngoài chính sách thuế, chính phủ cũng nên tập trung vào các chương trình giáo dục về dinh dưỡng, rèn luyện thân thể và tăng cường vận động. Đơn cử như chương trình Sức khỏe Việt Nam do Bộ Y tế triển khai, nhằm tăng cường vận động thể lực cho người dân bằng cách phát động phong trào 10.000 bước chân mỗi ngày, khuyến khích đi bộ hàng ngày.

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà