Chính phủ cấp tiền mua vaccine tiêm chủng mở rộng năm 2023

Cập nhập: Thứ ba, 11/07/2023

 

   Nhằm khắc phục tình trạng thiếu vaccine, ngân sách trung ương đã quyết định tiếp tục cấp tiền để Bộ Y tế mua vaccine tiêm chủng mở rộng cho tất cả các địa phương trong năm 2023.

 

Tiêm vacine 6 trong 1 cho trẻ

Tiêm vacine 6 trong 1 cho trẻ

 

Bộ Y tế tiếp tục mua vaccine tiêm chủng mở rộng cho các địa phương

   Từ đầu năm 2023, tình trạng thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng xảy ra tại nhiều địa phương. Nguyên nhân do vướng mắc trong quá trình chuyển đổi cơ chế từ mua sắm vaccine bằng ngân sách trung ương sang chuyển giao cho các địa phương.

   Cụ thể, những năm qua, trên cơ sở ngân sách trung ương được Bộ Tài chính cấp, Bộ Y tế tổ chức mua sắm vaccine cho tiêm chủng mở rộng, cấp phát, điều phối cho các địa phương.

   Tuy nhiên, từ năm 2023, Bộ Tài chính không bố trí ngân sách trung ương cho Bộ Y tế mua vaccine cho tiêm chủng mở rộng, vitamin A cho trẻ em dưới 5 tuổi, thuốc ARV, thuốc chống lao cho các đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế... mà đề nghị thực hiện theo quy định về phân cấp ngân sách. Nghĩa là địa phương sẽ tự mua sắm vaccine tiêm chủng mở rộng phục vụ nhu cầu của tỉnh thành.

   Các địa phương kêu khó do chưa triển khai lần nào, chưa tìm được nguồn cung và lo giá mua chênh lệch. Nhiều tỉnh thành đề xuất phương án Bộ Y tế nên tiếp tục đấu thầu tập trung mua sắm các loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng, các thuốc ARV, vitamin A hoặc thực hiện đàm phán giá.

   Tuy nhiên, Bộ Y tế cho rằng việc này là không khả thi và đề nghị các Sở Y tế xác định nhu cầu, lập kế hoạch cung ứng, báo cáo UBND địa phương bố trí kinh phí và tổ chức mua sắm, không để thiếu thuốc, vaccine.

   Để giải quyết vướng mắc trong việc thiếu vaccine, ngày 10/7, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 98 về việc bố trí ngân sách trung ương năm 2023 cho Bộ Y tế để mua vaccine cho Chương trình tiêm chủng mở rộng.

   Nguồn kinh phí mua vaccine tiêm chủng mở rộng trích từ ngân sách dự phòng trung ương. Căn cứ nhu cầu của các địa phương năm 2023 và nửa đầu năm 2024, Bộ Y tế xây dựng dự toán kinh phí đảm bảo mua vaccine, gửi Bộ Tài chính trước 15/7 để trình cấp có thẩm quyền.

   Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia triển khai tại Việt Nam từ năm 1981, do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc. Đến năm 2010, đã có 11 vaccine phòng bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm cho trẻ em được đưa vào Chương trình gồm vaccine phòng bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib.

 

4 loại vaccine đắt tiền sẽ được tiêm miễn phí cho trẻ

 

Bà Đặng Thanh Huyền, Phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia

Bà Đặng Thanh Huyền, Phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia

 

   Bà Đặng Thanh Huyền, Phó trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng Quốc gia, cho biết tại tọa đàm Tiêm chủng vaccine an toàn và nâng cao nhận thức cộng đồng, Chương trình Tiêm chủng mở rộng sẽ bổ sung 4 loại vaccine ngừa tiêu chảy, phế cầu, ung thư cổ tử cung, cúm, tiêm miễn phí cho trẻ.

   Các vaccine trên hiện được tiêm dịch vụ (có trả tiền). Trong đó, vaccine cúm tiêm lần đầu hai mũi cách nhau ít nhất một tháng sau đó nhắc lại hàng năm, dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi, giá 190.000-350.000 đồng một lần tiêm tùy loại. Vaccine ung thư cổ tử cung giá 1-2 triệu đồng/một lần tiêm, liệu trình ba liều khoảng cách 0-2-6 tháng, cho nữ 9-26 tuổi. Vaccine phế cầu giá khoảng 1,2 triệu đồng/một lần tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi, còn vaccine phòng virus rota gây tiêu chảy cho trẻ từ 6 tuần tuổi, giá 500.000-700.000 đồng một liều uống, liệu trình 2-3 liều tùy loại.

   Khi các loại vaccine này được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ sẽ được tiêm hoặc uống miễn phí.

   Bộ Y tế cũng đang tìm nguồn cung ứng vaccine tay chân miệng, ưu tiên xem xét cấp phép lưu hành một loại vaccine được đơn vị sản xuất nộp hồ sơ đăng ký hôm 30/5.

   Bà Huyền hy vọng năm 2024 vaccine phòng tay chân miệng được đưa vào tiêm chủng dịch vụ, tạo miễn dịch chủ động cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ hai tháng đến 6 tuổi để phòng bệnh do nhiễm EV71, chủng virus nguy hiểm lây lan nhanh và có thể gây biến chứng nặng nề. Đây là chủng virus đang tái xuất tại các tỉnh phía Nam sau hai năm vắng bóng, làm tăng số ca nhiễm và nhiều ca nặng, ít nhất 4 em bé đã tử vong.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Nghiên cứu mới: Vaccine giúp bệnh nhân ung thư vú sống khỏe

Các nhà khoa học đã tìm ra một loại vaccine mới có thể giúp phụ nữ bị bệnh ung thư vú bộ ba âm tính thuyên giảm bệnh và kéo dài sự sống trên 5 năm.

258.000 liều vaccine 5 trong 1 về Việt Nam để tiêm miễn phí cho trẻ

Theo Bộ Y tế, 185.700 liều vaccine 5 trong 1 do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tặng Việt Nam đã về đến Hà Nội ngày 27/7.

Bộ Y tế thông báo cả nước hết vaccine 5 trong 1 – Nguyên nhân do đâu?

Bà Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Bộ Y tế, cho biết: “Cả nước không còn vaccine 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng, một số vaccine khác chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới”.

Việt Nam được hỗ trợ khẩn hơn 200.000 liều vắc xin 5 trong 1

Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc quyết định hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam khoảng hơn 200.000 liều vắc xin 5 trong 1 trước bối cảnh cả nước thiếu vắc xin này.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844