Nhập viện tâm thần vì áp lực thi cử

Cập nhập: Thứ ba, 13/06/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Việc phải đối mặt nhiều áp lực từ chuyện học hành, thi cử hoặc áp lực từ chính bản thân, bạn bè, thầy cô, cha mẹ… khiến nhiều học sinh bị rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Trong giai đoạn này, các bậc cha mẹ nên là người đồng hành với con để giải tỏa áp lực mùa thi.

 

Các bác sĩ đang thăm khám cho một bệnh nhân bị stress học đường

Các bác sĩ đang thăm khám cho một bệnh nhân bị stress học đường

 

Nam sinh hoảng loạn vì áp lực thi cử

   Áp lực thi cử năm cuối cấp đã khiến một nam sinh 18 tuổi nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng và luôn hoảng sợ.

   Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, cho biết bệnh nhân đến khám đầu tháng 6 trong tình trạng mệt mỏi kéo dài, giảm tập trung, thi thoảng run tay chân, choáng váng, ăn kém, ngủ ít.

   Theo người nhà nam sinh chia sẻ, cháu có tính cách hiền lành, ngoan ngoãn, học lực giỏi. Tuy nhiên do áp lực phải đạt vị trí đứng đầu lớp cũng như kỳ thi đại học đến gần khiến cháu luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và mất ngủ.

   Một tháng gần đây, tình trạng mệt mỏi, đau đầu tăng, đặc biệt cháu thường xuyên có những cơn sợ hãi đột ngột, khởi đầu với tim đập nhanh, choáng, đau ngực, kéo dài vài phút. Nhận thấy tình trạng nghiêm trọng của con, bố mẹ cháu đã đưa đến bệnh viện khám.

   Qua khám và xét nghiệm, bác sĩ Thu chẩn đoán nam sinh mắc chứng rối loạn lo âu, trầm cảm. Nguyên nhân do áp lực thi cử kích hoạt bệnh hoặc làm tăng nặng bệnh lý tiềm ẩn từ trước. Bệnh nhân được hỗ trợ trị liệu tâm lý và dùng thuốc, hiện các triệu chứng đã giảm.

 

Có rất nhiều em học sinh khác cũng đang bị stress và trầm cảm

   Theo TS Dương Minh Tâm, Trưởng phòng Rối loạn stress, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Trong một nghiên cứu năm 2019-2020 tại Bệnh viện Nhi Trung ương với đối tượng là học sinh từ 10-19 tuổi cho thấy: 55,6% số trẻ có sang chấn tâm lý (áp lực học tập 20%, áp lực gia đình 20,5%, quan hệ bạn trong trường 8,9%).

   Stress và trầm cảm thường gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 14 và 17. Đây là thời điểm các cháu học sinh thi chuyển cấp lên trung học phổ thông và đại học.

   Đặc biệt, TS Tâm nhấn mạnh, phần lớn, các trẻ đến khám và điều trị trầm cảm, stress là học sinh thuộc các trường chuyên, lớp chọn. Với những trẻ ngoan, có thành tích cao trong học tập sẽg có những áp lực tự thân hơn là những trẻ mải chơi, áp lực vị trí trong trường lớp, hình ảnh bản thân trong mắt gia đình, thầy cô và thường sống, suy nghĩ có trách nhiệm hơn khiến trẻ phải nỗ lực không ngừng.

   "Những trẻ này thường căng thẳng và bị stress, nhất là khi không đạt được kỳ vọng sẽ bị nặng hơn trẻ khác. Điều này cho thấy các áp lực từ việc học tập, áp lực từ gia đình, áp lực thành tích là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress ở lứa tuổi học đường", bác sĩ Tâm cho hay.

 

Làm sao để có thể giúp con trẻ vượt qua áp lực học đường?

Làm sao để có thể giúp con trẻ vượt qua áp lực học đường?

 

Làm thế nào để giảm áp lực cho con trẻ?

   Bà Hoàng Thị Thu Nhiên - chuyên gia lập trình ngôn ngữ tư duy, Trung tâm hỗ trợ cộng đồng Thu Nhiên Better Minds - cho biết, hàng năm bà vẫn tiếp nhận và tư vấn cho các trường hợp trẻ bị rối loạn cảm xúc bởi chịu áp lực căng thẳng do việc học tập. Rất nhiều học sinh tâm sự, áp lực ngoài đến từ các kỳ thi thì còn có sự kỳ vọng quá lớn của gia đình, cha mẹ.

   Cha mẹ nào cũng mong những điều tốt đẹp cho con của mình, nhưng cũng có phụ huynh sốt ruột khi điểm số của con chưa cao, lo lắng khi con không được vào top học sinh giỏi trong lớp và gây áp lực lên các con.

   Theo bà Nhiên, để hóa giải áp lực cho con vào mỗi mùa thi, trước tiên cần phải thay đổi từ chính các bậc làm cha làm mẹ. Cha mẹ nên hiểu rõ về năng lực, sở trường của con để đặt ra mục tiêu, chọn trường, chọn lớp phù hợp. Bên cạnh đó, cha mẹ cần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của con mình để đưa ra những tư vấn cũng như định hướng đúng đắn giúp trẻ giải tỏa được những áp lực về học tập – thi cử.

   Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần đảm bảo cho con mình chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo giấc ngủ, tập luyện thể dục – thể thao đều đặn sẽ giúp con có một sức khỏe tinh thần tốt tự tin vượt qua các kỳ thi.

   Về vấn đề bổ sung dinh dưỡng trong quá trình ôn thi, TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa khám tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, quá trình ôn thi căng thẳng, não bộ hoạt động nhiều, để việc ôn thi đạt hiệu quả thì cần bổ sung các chất dinh dưỡng nhiều hơn bình thường. Trẻ nên có chế độ ăn thích hợp mỗi ngày, cố gắng ăn đủ các loại thực phẩm có chứa 4 nhóm chất là đạm, béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.

   Bác sĩ Hưng cũng lưu ý, ôn thi căng thẳng, lượng bài vở lớn, các em không nên lạm dụng các chất kích thích như cà phê, trà để đối phó với những cơn buồn ngủ. Bởi những chất kích thích mạnh chỉ mang lại hiệu quả tạm thời, dễ gây ra ảo giác, không có lợi cho trí nhớ. Bộ não vốn đã mệt mỏi lại bị bắt hoạt động khiến cơ thể càng mệt mỏi, thiếu minh mẫn, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Hơn nữa, ngủ ít, có thể bị suy nhược thần kinh, đau đầu, khả năng tập trung kém đi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thi cử.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

6 nguyên tắc trong chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm được 6 nguyên tắc quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc người bệnh, cùng theo dõi ngay nhé!
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Hà Nội: Phát hiện hàng vạn que kem Tràng Tiền làm từ sữa hết hạn

Hà Nội: Phát hiện hàng vạn que kem Tràng Tiền làm từ sữa hết hạn

Lực lượng chức năng đã phát hiện lô hàng kem sữa đặc có đường do nước ngoài sản xuất đã quá hạn sử dụng ghi trên vỏ hộp và 30.000 que kem thành phẩm. Số hàng hoá trên được phát hiện tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và sản xuất Tràng Tiền số 10

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà