Vụ đột tử khi đá bóng: Cảnh giác cơn đột quỵ khi chơi thể thao

Cập nhập: Thứ năm, 29/02/2024

Mục lục [Ẩn]

 

   Tại Tuyên Quang, một người đàn ông 37 tuổi đang đá bóng thì đau đầu, chóng mặt, xin ra sân, 30 phút sau hôn mê, mất ý thức, được hồi sức tim phổi nhưng không qua khỏi. Theo các bác sĩ, người bệnh bị đột quỵ khi chơi thể thao.

 

Các bác sĩ cấp cứu cho nạn nhân.

Các bác sĩ cấp cứu cho nạn nhân.

 

Các vụ đột tử khi chơi thể thao

   Theo lời người dân kể, người đàn ông 37 tuổi (trú Tân Trào, Sơn Dương, Tuyên Quang) chơi đá bóng đến tầm 17h cảm thấy mệt nên ra sân nằm nghỉ. Sau đó thì trận bóng tiếp tục diễn ra. Đến khoảng 30 phút sau, có người phát hiện anh không cử động, mất ý thức nên gọi trạm y tế kiểm tra và gọi cấp cứu tới hỗ trợ.

   Khi kíp cấp cứu 115 đến nơi thì bệnh nhân đã ngừng tim, ngừng thở, mất ý thức. Các bác sĩ nhận định đây là một trường hợp đột quỵ, tích cực hồi sức tim phổi nhưng anh không qua khỏi. Bác sĩ Lý Lan Hương, Giám đốc chuyên môn Phòng khám Đa khoa Hùng Vương - Sơn Dương, cho biết đây là trường hợp rất đáng tiếc, bệnh nhân có dấu hiệu mệt mỏi, đột quỵ nhưng không phát hiện kịp thời.

   Đột quỵ hay nhồi máu cơ tim khi chơi thể thao không hiếm gặp. Trước đó, vào tháng 8/2023 đã có trường hợp một nữ bệnh nhân 33 tuổi bị kiệt sức và vào hôn mê sâu sau khi gắng sức ở một cuộc thi chạy marathon, cự ly 42 km. May mắn, qua hai ngày thở máy, bệnh nhân dần phục hồi.

 

Cần cảnh giác với nguy cơ đột quỵ khi chơi thể thao

   Đột quỵ khi chơi thể thao có thể xuất phát từ việc tăng nhiệt độ quá cao trong cơ thể, là hậu quả của việc hoạt động gắng sức quá ngưỡng. Thông thường, nhiệt độ cơ thể trung bình khoảng 37oC. Khi cơ thể nóng lên (do nhiệt độ môi trường hoặc do hoạt động cường độ cao) thì cơ thể sẽ tăng tiết mồ hôi để điều tiết nhiệt độ. Tuy nhiên, khi bạn vận động cơ thể ở mức quá ngưỡng thì cơ chế này đã không còn phù hợp nữa, đặc biệt trong điều kiện thời tiết quá nóng ẩm và không uống đủ nước.

   Khi nhiệt độ cơ thể tăng quá cao, các chuyển hóa tại tế bào bị rối loạn. Ở mức độ nặng, tế bào não bộ có thể ngưng hoạt động gây phù nề và tổn thương não. Bên cạnh đó, hệ tim mạch cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do nhịp tim bị tăng lên quá mức, đường kính mạch máu giãn tối đa và tụt huyết áp. Việc giảm lưu lượng tưới máu có thể gây suy chức năng những cơ quan đích như não, tim, thận...

   Thực tế, khoảng 80% các trường hợp đột quỵ khi chơi thể thao là người có bệnh lý tim mạch từ trước. Có những người đã biết trước bệnh, nhưng chủ quan nghĩ là nhẹ, cũng có người có bệnh lý nhưng chưa phát hiện vì không đi khám hoặc khám nhưng không đúng chuyên khoa.

 

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sớm

 

Quy tắc “BE FAST” cảnh báo đột quỵ.

Quy tắc “BE FAST” cảnh báo đột quỵ.

 

Nhận diện sớm các dấu hiệu đột quỵ qua quy tắc "BE FAST", như sau:

  • B (Balance - thăng bằng): Người bệnh đột ngột bị mất thăng bằng, chóng mặt hoặc đau đầu dữ dội, gặp khó khăn trong việc đi lại hay phối hợp vận động.
  • E (Eyesight - thị lực): Bệnh nhân bị mờ mắt (giảm thị lực) hoặc mất hoàn toàn thị lực của một hoặc cả hai mắt.
  • F (Face - khuôn mặt): Mặt có dấu hiệu không cân xứng, một bên khuôn mặt trở nên chảy xệ hoặc mắt bị sụp xuống. Khi cười, miệng người bệnh có thể méo qua một bên, hai bên mặt trở nên mất cân đối.
  • A (Arm - cánh tay): Bệnh nhân bị tê, liệt ở tay, chân hoặc một nửa bên người. Cách xác nhận nhanh chóng nhất là yêu cầu bệnh nhân giơ hai tay lên và giữ lại cùng một lúc.
  • S (Speech - giọng nói): Bệnh nhân khó nói, nói lắp, nói khó hiểu hoặc không thể phát âm rõ ràng một từ, không thể nói hết một câu,…  Bạn có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người nghi ngờ bị đột quỵ lặp lại một câu đơn giản bạn vừa nói.
  • T (Time - thời gian): Khi xuất hiện đột ngột các triệu chứng trên hãy nhanh chóng gọi 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

 

Làm sao để phòng ngừa đột quỵ khi chơi thể thao?

   Thể dục thể thao là một trong những biện pháp tốt nhất để mang lại sức khỏe lâu dài. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đến những triệu chứng có tính chất báo động cảnh báo cơ thể sắp đến ngưỡng để dừng lại như đau đầu, chóng mặt, nôn ói, mồ hôi nhiều bất thường, nhịp tim quá nhanh, co cứng cơ (chuột rút),...

    Trước khi chơi thể thao, đặc biệt là những bài tập cường độ nặng, bạn cần chuẩn bị thể lực trước đó một cách cẩn thận. Để ngăn ngừa đột quỵ, người bệnh nên kiểm soát tốt các bệnh lý nền, nhất là tăng huyết áp. Bạn cần thay đổi chế độ ăn uống để kiểm soát huyết áp như hạn chế muối hoặc natri, bia rượu, thuốc lá, cà phê, trà, nước ngọt, chất béo bão hòa và tăng cường rau củ quả, vận động thường xuyên.

 

Cần kiểm soát tốt bệnh nền, đặc biệt là tăng huyết áp.

Cần kiểm soát tốt bệnh nền, đặc biệt là tăng huyết áp.

 

   Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe tổng quát và tim mạch thường xuyên để phát hiện được những bệnh lý ẩn chưa gây triệu chứng để có giải pháp kịp thời.

   Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu thêm về đột quỵ khi chơi thể thao và các  biện pháp phòng tránh. Để ngăn ngừa đột quỵ, người bệnh nên kiểm soát tốt các bệnh lý nền, nhất là tăng huyết áp, xây dựng lối sống lành mạnh và phù hợp, kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: đột quỵ

Bài viết cùng chủ đề

Suýt chết vì lạm dụng thuốc An cung phòng đột quỵ - Bác sĩ cảnh báo

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết vừa tiếp nhận cấp cứu một nữ bệnh nhân bị sốc mất máu do rối loạn đông máu. Qua tìm hiểu, người bệnh có sử dụng An cung ngưu hoàng hoàn uống hàng ngày để phòng ngừa đột quỵ.

Ngủ ngáy, ngủ quá nhiều hay quá ít đều làm tăng nguy cơ đột quỵ

Nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí y khoa Neurology, đã phát hiện ngủ ngáy, ngủ quá nhiều hay quá ít đều làm tăng nguy cơ đột quỵ.

10% bệnh nhân suy tim bỏ tái khám – Bác sĩ cảnh báo nguy cơ

"10% bệnh nhân suy tim bỏ tái khám" - Thông tin trên được tiến sĩ Vũ Quỳnh Nga, Phó giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết

Bé trai 7 tuổi bị đột quỵ: Cẩn trọng nguy cơ đột quỵ ở trẻ em

Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận, điều trị cho một trường hợp bé trai 7 tuổi bị nhồi máu não (đột quỵ não). Em được đưa vào cấp cứu với biểu hiện yếu liệt chi, khó nói.

Cảnh báo: Ăn tối sau 20h dễ làm tăng nguy cơ đột quỵ

Hiện nay, nhiều người thường ăn tối sau 20h, thậm chí ăn đêm muộn. Họ không biết rằng, chính thói quen này làm tăng nguy cơ đột quỵ, khiến họ phải đối mặt với tử thần.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà