Dùng thuốc không rõ nguồn gốc, người đàn ông bị suy thận giai đoạn 5

Cập nhập: Thứ hai, 08/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hải, Trưởng Đơn nguyên Thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh, cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận một bệnh nhân trong trạng thái nguy kịch. Kết quả kiểm tra bệnh nhân bị suy thận mạn giai đoạn 5, thiếu máu, nhiễm khuẩn, viêm phổi, cường cận giáp.

 

Hình ảnh CT xuất huyết não bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Hình ảnh CT xuất huyết não bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

 

Suy thận giai đoạn 3 biến thành 5 sau khi uống thuốc lạ

   Khi nhập viện, người đàn ông 36 tuổi hôn mê sâu, xuất huyết não, liệt nửa người dưới phải, huyết áp tăng 200/120 mmHg, rối loạn nhịp thở, sốt 39 độ. Qua theo dõi tiền sử bệnh án, bệnh nhân đang bị suy thận giai đoạn 3, tuy nhiên không uống thuốc do bác sĩ kê mà tự ý dùng thuốc không rõ nguồn gốc, biến chứng lên giai đoạn 5. Hiện không rõ loại thuốc bệnh nhân tự ý uống là thuốc gì.

   Việc bệnh nhân tự ý dùng thuốc, không tuân thủ phác đồ điều trị khiến bệnh chuyển biến xấu và để lại hậu quả nặng nề. Theo bác sĩ Hải, "Bệnh nhân tỉnh lại là kỳ tích do biến chứng rất nặng, tuy nhiên bệnh nhân sẽ phải chạy thận nhân tạo suốt đời hoặc ghép thận để duy trì sự sống."

 

Những lưu ý làm chậm quá trình tiến triển của suy thận

   Bệnh thận mạn tính có 5 giai đoạn tiến triển. Ở giai đoạn đầu và giai đoạn 2, thận bị tổn thương nhưng vẫn hoạt động được. Cơ thể người bệnh không có triệu chứng bất thường. Bước sang giai đoạn 3, tổn thương của thận nhiều hơn, thận không thể hoạt động bình thường. Lúc này, bệnh nhân bắt đầu có các triệu chứng mệt mỏi tăng dần.

   Ở giai đoạn 4, thận bị tổn thương nghiêm trọng, hoạt động ít hoặc không thể hoạt động. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: da dẻ xanh xao, chán ăn, mệt mỏi, tăng huyết áp, tiểu đêm nhiều lần, phù nề, buồn nôn, da khô và ngứa, thường bị đau đầu…

   Giai đoạn 5 là giai đoạn cuối, giai đoạn nặng nhất của bệnh suy thận, các triệu chứng tương tự như giai đoạn 4 nhưng xuất hiện nhiều và nặng nề hơn. Nếu không được điều trị, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào.

   Các biện pháp điều trị suy thận mạn chỉ nhằm làm chậm diễn tiến của bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Dưới đây là những lời khuyên của các chuyên gia về chế độ ăn uống, kiểm soát huyết áp... có thể góp phần làm chậm diễn tiến bệnh.

 

Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

 

Tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị và đơn thuốc của bác sĩ

   Đây là lời khuyên quan trọng nhất dành cho bệnh nhân suy thận mạn tính. Có thể người bệnh sẽ phải gặp các bác sĩ chuyên khoa khác ngoài bác sĩ chuyên khoa thận. Ví dụ nếu gặp vấn đề với bệnh tiểu đường, bạn sẽ cần tư vấn từ bác sĩ nội tiết, hoặc đến gặp bác sĩ tim mạch nếu gặp vấn đề về tim và huyết áp.

   Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, bệnh nhân vẫn phải tham vấn song song ý kiến của bác sĩ chuyên khoa thận nếu có loại thuốc mới được kê vào phác đồ điều trị, ngay cả khi đó là thuốc không cần kê đơn và vitamin. Nhiều loại thuốc được chuyển hóa bởi thận hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến thận. Ví dụ thuốc chống viêm không steroid không kê đơn (NSAID) là loại thuốc bệnh nhân không được sử dụng vì có thể giảm lưu lượng máu đến thận.

Kiểm soát chặt chẽ huyết áp

   Thận và huyết áp có mối liên hệ chặt chẽ. Huyết áp tăng không kiểm soát sẽ làm hỏng các mạch máu của thận và ngược lại, bệnh thận mạn tính cũng là nguyên nhân gây ra chứng tăng huyết áp và bệnh tim mạch. Thực tế, người mắc bệnh thận mạn tính có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ cao. Bệnh nhân cần kiểm soát được huyết áp ở mức 130/80mgHg.

Hạn chế khẩu phần ăn có nhiều muối

Lượng natri ảnh hưởng tới lượng chất lỏng, thể tích máu trong cơ thể. Thận hoạt động để kiểm soát lượng natri đó. Nếu thận không thể thực hiện công việc của mình, chất lỏng và natri có thể tích tụ trong cơ thể, gây ra các vấn đề sức khỏe như: phù nề, huyết áp cao, khó thở và các vấn đề về tim.

   Chế độ ăn của người suy thận mạn nên hạn chế muối (vì muối chứa natri) bằng cách: không thêm muối vào thức ăn khi chế biến, có thể thử kết hợp với các loại thảo mộc tươi, nước cốt chanh hoặc các loại gia vị không có muối khác...

   Cẩn trọng khi lựa chọn thức ăn, nếu được nên hạn chế sử dụng thực phẩm đóng hộp như thịt hộp, rau củ hộp... Bởi các thực phẩm chế biến sẵn chứa hàm lượng muối khá cao, có thể gây nguy hiểm cho người suy thận.

 

Chế độ ăn thực vật tốt cho người bị suy thận mạn

Chế độ ăn thực vật tốt cho người bị suy thận mạn

 

Chú ý đến nguồn gốc protein

   Chế độ ăn thực vật (Plant-based diet) là lựa chọn phù hợp với các bệnh nhân thận mạn. Protein từ động vật có thể làm thận bị tổn thương do phải làm việc nhiều hơn để bài tiết chất cặn bã sau quá trình chuyển hóa protein. Bệnh nhân suy thận mạn nên bổ sung nhiều nguồn protein khác nhau vào chế độ ăn uống như đậu phụ, trứng, sữa chua Hy Lạp, đồng thời ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.

Hạn chế chất lỏng nếu bị bệnh thận nặng

   Nước rất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bị bệnh thận giai đoạn nặng, người bệnh bị phù thì cần hạn chế tối đa lượng chất lỏng nạp vào cơ thể mỗi ngày.

Nếu không phù thì lượng nước uống trong ngày nên ước tính theo công thức: lượng nước uống trong ngày = lượng nước tiểu 24h + 300-500 ml (mất qua mồ hôi, hơi thở).

Điều này là do thận bị tổn thương, không thể loại bỏ hiệu quả chất lỏng thừa như bình thường.

   Các chuyên gia cũng cho biết, bệnh nhân suy thận mạn nên suy nghĩ tích cực và coi căn bệnh này là một thách thức cần phải vượt qua để sống lành mạnh nhất có thể. Tuân thủ các phương pháp kể trên có thể phần nào giúp bệnh nhân giảm bớt nguy cơ đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Chỉ số creatinin bao nhiêu thì phải chạy thận?

Chỉ số creatinin bao nhiêu thì phải chạy thận?

Hà Nam: Thiếu máy chạy thận – Bệnh nhân vật vờ chờ đợi

Thời gian qua, bệnh nhân suy thận và chạy lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam phải vật vờ chờ đợi đến lượt có máy để chạy thận. Nguyên nhân do số bệnh nhân ngày càng tăng và số máy chạy thận được đầu tư đã lâu, hỏng nhiều.

Bé gái 8 tuổi tại Phú Thọ nhập viện do đột quỵ - Cha mẹ hãy thật thận trọng!

Mới đây, một bé gái 8 tuổi tại Phú Thọ đã nhập viện và được chẩn đoán là mắc đột quỵ. Đây chính là điều mà các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm và thận trọng!

Cảnh báo: 'Rung lắc mạnh trẻ sơ sinh có thể gây chấn thương não'

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Khánh Hòa khuyến cáo: việc rung lắc mạnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ nhỏ, thậm chí tử vong.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Cha mẹ nhầm con “tăng động” là hiếu động – Phát hiện muộn, hậu quả lớn

Cha mẹ nhầm con “tăng động” là hiếu động – Phát hiện muộn, hậu quả lớn

Trẻ bị tăng động hay hiếu động luôn là những dấu hiệu mà các bậc cha mẹ khó có thể nhận biết nếu không chú ý rõ. Nhiều cha mẹ khi nhận ra con bị bệnh tăng động, đưa thăm khám ở giai đoạn trễ, việc chữa trĩ sẽ khó khăn hơn.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà