Phẫu thuật cấp cứu lấy 100 viên sỏi mật, người phụ nữ được đưa về từ cửa tử

Cập nhập: Thứ tư, 15/03/2023

 

   Mới đây, Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái vừa cấp cứu thành công cho một người phụ nữ với gần 100 viên sỏi mật gây biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng. Điều đáng nói là đây không phải lần đầu có người bệnh mang nhiều sỏi mật như vậy trong người. Vậy, nguyên nhân và triệu chứng nhận biết sỏi mật là gì? Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này, cũng như cách phòng ngừa nhé!

 

Phẫu thuật cấp cứu lấy 100 viên sỏi mật

Phẫu thuật cấp cứu lấy 100 viên sỏi mật, người phụ nữ được đưa về từ cửa tử

 

Người phụ nữ bình phục sau khi được phẫu thuật lấy 100 viên sỏi mật

   Ngày 10/3/2023, Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái vừa tiếp nhận và điều trị cho một người phụ nữ 30 tuổi bị sỏi mật với biến chứng nguy hiểm. Trước đó, người phụ nữ này đã phải chịu đựng cơn đau trong nhiều tuần, cho đến khi triệu chứng nặng mới đi khám bệnh.

   Theo các bác sĩ, người bệnh nhập viện trong tình trạng vàng da, sốt cao, và rét run. Sau hội chẩn, người bệnh được chẩn đoán thấm mật phúc mạc do biến chứng sỏi mật. Các bác sĩ Khoa Ngoại đã chỉ định phẫu thuật cấp cứu mở ống mật chủ, lấy sỏi và nội soi ống mềm lấy sỏi trong gan.

    Gần 100 viên sỏi mật đủ kích cỡ đã được lấy ra ngoài thành công, trong đó viên lớn nhất có kích thước gần 3cm. Số lượng sỏi nhiều gây giãn và tắc kín đường mật. Sau 9 ngày điều trị tích cực, người bệnh đã hồi phục tốt và xuất viện.

   Theo các bác sĩ, nếu người bệnh để lâu hơn, thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: viêm tụy cấp do sỏi, chảy máu đường mật, viêm mủ áp xe đường mật, sốc nhiễm khuẩn đường mật,...

   Tuy nhiên, đây chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp mắc sỏi mật được ghi nhận, thậm chí có những ca bệnh còn có số lượng sỏi lớn hơn rất nhiều. Năm 2021, Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy, Phú Thọ đã phẫu thuật cấp cứu lấy ra hơn 200 viên sỏi trong túi mật của một người phụ nữ 29 tuổi.

    Năm 2017, Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ cũng đã cấp cứu và phẫu thuật 2 lần mới lấy hết 250 viên sỏi mật cho một bệnh nhân 20 tuổi. Hy hữu hơn, năm 2018, các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện E đã phải cắt túi mật để lấy 400 viên sỏi mật cho bệnh nhân nữ 60 tuổi. Vậy, điều gì đã khiến nhiều người bị mắc sỏi mật như vậy?

 

Nguyên nhân gây sỏi mật là gì?

  Túi mật là nơi chứa đựng và dự trữ dịch mật do gan sản xuất ra. Khi ăn, gan sẽ bài tiết dịch mật nhiều hơn, túi mật sẽ co bóp đẩy dịch mật vào ống mật chủ, từ đó đổ vào tá tràng và xuống ruột non. Dịch mật giúp phân hủy các chất béo, và thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn.

   Dịch mật được tạo thành từ rất nhiều nhất khác nhau, trong đó có sắc tố mật, muối mật và cholesterol. Sỏi mật hình thành do sự bão hòa của 1 trong 3 thành phần này, tạo thành loại sỏi tương ứng. Loại sỏi mật thường gặp nhất là sỏi cholesterol.

   Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây sỏi mật là do rối loạn cholesterol, theo đó:

  • Người thừa cân, béo phì, hay chế độ ăn uống dư thừa chất béo sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật.
  • Việc giảm cân quá nhanh cũng sẽ khiến gan tạo thêm nhiều cholesterol, dẫn đến tạo sỏi mật.
  • Một số loại thuốc tránh thai gây rối loạn nội tiết tố, từ đó làm tăng cholesterol, cũng có thể gây sỏi mật.

 

Người thừa cân, béo phì

Người thừa cân, béo phì, ăn nhiều chất béo có nguy cơ mắc sỏi mật

 

   Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật có thể kể đến là:

  • Tuổi cao.
  • Nhịn ăn thường xuyên khiến túi mật không hoạt động như bình thường
  • Biến chứng bệnh tiểu đường, thiếu máu tán huyết, thiếu máu hồng cầu hình liềm, xơ gan, bệnh Crohn, cắt đoạn hồi tràng, nhiễm ký sinh trùng đường mật, ứ đọng dịch mật,...
  • Phụ nữ mang thai, sinh đẻ nhiều.

 

Triệu chứng của bệnh sỏi mật là gì?

    Khi sỏi mật hình thành, bạn sẽ gặp phải những triệu chứng sau đây:

Sỏi mật gây đau bụng

   Đây là dấu hiệu điển hình nhất ở người bị bệnh sỏi mật. Cơn đau thường xuất hiện sau bữa ăn, đặc biệt là khi người bệnh ăn đồ nhiều dầu mỡ. Người bệnh có thể bị đau dữ dội hoặc âm ỉ và khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với đau dạ dày. Tính chất cơn đau sẽ tùy thuộc vào vị trí mà sỏi xuất hiện, cụ thể:

- Nếu sỏi mắc kẹt ở cổ túi mật hoặc nằm trong túi mật, thì những cơn đau thường xuất hiện ở hạ sườn phải và có xu hướng kéo dài.

- Nếu sỏi bị tắc trong ống mật chủ, thì cơn đau dữ dội và lan sang vùng lưng, bả vai và thượng vị.

- Nếu sỏi ở trong gan, thì cơn đau quặn thắt, dữ dội và gây ra những biến chứng nặng đến cả những bộ phận khác. Đây là trường hợp nghiêm trọng nhất, cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Sỏi mật gây rối loạn tiêu hóa

   Sỏi mật sẽ khiến cho lượng dịch mật đến đường ruột giảm đi dẫn đến rối loạn tiêu hóa, giảm hấp thụ thức ăn, đặc biệt là chất béo. Do đó, người bệnh có thể bị khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, chán ăn,… Khi người bệnh ăn những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo thì những biểu hiện này sẽ càng rõ rệt.

   Cùng với đó, màu phân và nước tiểu của người bệnh cũng có sự thay đổi. Vì dịch mật bị cản trở và đi xuống đường tiêu hóa ít, nên người bệnh thường có nước tiểu đậm màu và phân có màu bạc hơn bình thường.

    Ngoài những triệu chứng kể trên, người bệnh còn có thể gặp một số triệu chứng khác như: sốt cao kèm theo ớn lạnh, vã mồ hôi; buồn nôn và chướng bụng, vàng da, vàng mắt, ngứa ngáy da.

 

Đau bụng

Đau bụng là triệu chứng điển hình của sỏi mật

 

Sỏi mật nguy hiểm như thế nào?

    Khi gặp những triệu chứng này, bạn nên đến các cơ sở ý tế để được khám và chẩn đoán chính xác nhất. Việc điều trị ở giai đoạn sớm sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Nếu để quá lâu, bạn có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Thấm mật phúc mạc: Đường mật bị tổn thương, dịch mật nhiễm khuẩn thấm vào ổ phúc mạc, gây nhiễm trùng cả ổ bụng. Trường hợp nặng sẽ khiến đường mật bị hoại tử dẫn đến viêm phúc mạc mật.
  • Viêm tụy cấp do sỏi: Sỏi mật có thể dẫn đến viêm tụy cấp thể hoại tử, dẫn đến sốc nhiễm trùng, thậm chí là tử vong.
  • Chảy máu đường mật: Trong trường hợp này, người bệnh có thể đi ngoài phân đen, nôn ra máu.
  • Viêm mủ đường mật, áp xe gan mật: Người bệnh sẽ bị đau nhiều ở vùng gan, nhiễm trùng nghiêm trọng, kèm theo biểu hiện rét run, sốt cao, cơ thể suy kiệt,...
  • Sốc nhiễm khuẩn đường mật: Thường gặp ở người bệnh lớn tuổi, không được phát hiện và điều trị sớm. Đây là một biến chứng rất nguy hiểm.
  • Xơ gan và ung thư đường mật: Sỏi mật khiến các chất độc hại ứ lại trong gan và dẫn đến xơ gan, làm tăng nguy cơ ung thư đường mật.

 

Phòng ngừa sỏi mật bằng cách nào?

   Như đã nhắc đến, nguyên nhân chính khiến sỏi mật hình thành là do rối loạn cholesterol. Do đó, để phòng ngừa sỏi mật, bạn cần thực hiện những biện pháp dưới đây:

  • Hạn chế ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo có hại, giàu cholesterol như mỡ, nội tạng động vật, chất béo chuyển hóa, dầu ăn tinh luyện,... Thay vào đó, bạn hãy sử dụng dầu ô liu nguyên chất, thực phẩm chứa omega-3, thịt nạc,...
  • Uống nhiều nước ép rau củ, trái cây như: nước ép cần tây, táo, bưởi, cà chua, sinh tố bơ,...
  • Thực hiện chế độ giảm cân từ từ, đặc biệt là không được nhịn ăn để giảm cân.
  • Tập thể dục, chơi thể thao thường xuyên để tăng cường khả năng chuyển hóa, đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong cơ thể.
  • Sử dụng các biện pháp tránh thai khác thay vì thuốc tránh thai.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Không uống rượu, bia, hút thuốc lá.
  • Đi khám định kỳ, nhất là khi có các bệnh lý nền.

 

    Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn ngăn ngừa sỏi mật

 

    Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nguy hiểm của sỏi mật, cũng như cách phòng ngừa. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Chủ đề: sỏi mật

Bài viết cùng chủ đề

Đau thắt lưng là bệnh gì? Làm sao để điều trị hiệu quả?

Đau thắt lưng là bệnh gì? Làm sao để điều trị hiệu quả? Mong chuyên gia giải đáp giúp tôi, tôi xin cảm ơn!

Sỏi mật: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tuy ít được nhắc đến như sỏi tiết niệu, nhưng sỏi mật cũng rất thường gặp và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với người bệnh. Tất cả những thông tin về căn bệnh này sẽ được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết này, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844