Sỏi mật: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cập nhập: Thứ bảy, 13/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Tuy ít được nhắc đến như sỏi tiết niệu, nhưng sỏi mật cũng rất thường gặp và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với người bệnh. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai, vì vậy mỗi chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về căn bệnh này như sỏi mật là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị… Tất cả những thông tin đó sẽ được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết này, cùng tìm hiểu ngay nhé!

 

Sỏi mật là gì?

Sỏi mật là gì?

 

Sỏi mật là gì?

    Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu về cấu tạo của túi mật và những nơi sỏi mật có thể xuất hiện. Túi mật là một bộ phận thuộc hệ tiêu hóa, nó có hình dạng túi giống quả lê nhỏ (dài khoảng 8-10cm, rộng khoảng 3cm), nằm ngay sát dưới gan, ở vùng bụng bên phải. Đoạn ống dẫn từ túi mật đến ống mật chủ (có độ dài 3-4cm) được gọi ống túi mật.

   Mật được sản xuất bởi các tế bào gan, được đổ về các đường mật trong gan rồi về ống mật chủ sau đó đổ xuống ống túi mật. Tại đây, dịch mật được dự trữ, cô đặc trước khi đổ vào tá tràng.

   Dịch mật có thành phần gồm nước, các chất điện giải, muối mật, axit mật, các phospholipid (chủ yếu là lecithin), cholesterol, bilirubin, và các chất nội sinh hoặc ngoại sinh khác.

   Sỏi mật là sự hình thành và hiện diện của sỏi ở túi mật, đường dẫn mật trong và ngoài gan. Tùy thuộc vào vị trí sỏi (ở túi mật, ống túi mật, ống mật chủ hoặc ở các đường mật trong gan) mà bệnh sẽ có tên gọi khác nhau. Ở nước ta, tình trạng sỏi ở ống mật chủ là thường gặp nhất (lên đến 95%). Trong khi đó, ở các nước Âu, Mỹ thì sỏi túi mật lại là chủ yếu, chiếm đến 90%. 

 

Sỏi túi mật và sỏi đường mật trong gan

Sỏi túi mật và sỏi đường mật trong gan

 

   Sỏi mật là căn bệnh khá phổ biến ở nước ta, là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn gan mật, nhiều trường hợp khiến người bệnh phải cấp cứu và tử vong.

 

Nguyên nhân gây sỏi mật là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây sỏi mật như sau:

   Do tế bào gan bài tiết quá nhiều cholesterol so với bài tiết muối mật và lecithin hoặc do bài tiết cholesterol bình thường nhưng lượng muối mật và lecithin giảm đi. Điều này xuất phát từ các nguyên nhân như:

  • Chế độ ăn giàu calo (ăn nhiều đường, tinh bột…) làm tăng tổng hợp cholesterol ở gan.
  • Dùng các thuốc tránh thai chứa estrogen làm tăng bài tiết cholesterol mật và giảm bài tiết muối mật.
  • Thể trạng béo phì làm cho dự trữ muối mật giảm, tăng bài tiết cholesterol đồng thời khiến việc làm rỗng túi mật gặp nhiều khó khăn.
  • Mắc một số bệnh lý ở đường ruột gây giảm tái hấp thụ muối mật.

Nhiễm ký sinh trùng đường mật, nhất là giun đũa kéo theo các vi khuẩn đường ruột vào đường mật.

Phụ nữ đang mang thai cũng có nguy cơ cao mắc bệnh do rối loạn nội tiết tố và giảm công suất làm việc của túi mật.

Biến chứng từ bệnh lý khác như: đái tháo đường, thiếu máu tán huyết, xơ gan, thiếu máu hồng cầu hình liềm,...

 

Triệu chứng sỏi mật là gì?

   Tùy thuộc vào vị trí, số lượng và tính chất của sỏi mà bệnh nhân có những triệu chứng lâm sàng khác nhau. 4 triệu chứng thường gặp nhất là:

  • Đau quặn bụng ở vùng gan với tính chất đau đột ngột, đau hạ sườn phải, lan lên vai hoặc bả vai phải. Cơn đau hay xảy ra sau bữa ăn nhiều mỡ, vào khoảng 22-24 giờ đêm, kéo dài vài giờ đến vài ngày rồi hết nhưng có thể tái phát.
  • Sốt: Sau khi đau khoảng 12 giờ, người bệnh có thể bị sốt cao và rét run do viêm đường mật hoặc viêm túi mật.
  • Vàng da: Sau cơn đaukhoảng 24h, người bệnh có thể bị vàng da do tắc mật. Mức độ vàng da có thể nhẹ hoặc vàng đậm tùy thuộc vào mức độ tắc mật. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp tình trạng đi ngoài phân bạc màu, ngứa da.
  • Rối loạn tiêu hóa: Chán ăn, sợ mỡ, táo bón hoặc tiêu chảy, đau nửa đầu.

 

Người bệnh bị đau hạ sườn phải

Người bệnh bị đau hạ sườn phải

 

Để chẩn đoán chính xác bệnh sỏi mật, bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra như:

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng, tình trạng tắc nghẽn dịch mật…
  • Siêu âm bụng để phát hiện sỏi mật.
  • Một số kỹ thuật khác: Chụp CT scan, chụp bằng cộng hưởng từ mật tụy, nội soi mật tụy ngược dòng, kết hợp siêu âm và nội soi.

 

Sỏi mật có nguy hiểm không?

Sỏi mật nếu không được điều trị hiệu quả thì rất dễ gây ra các biến chứng như:

  • Viêm túi mật cấp
  • Viêm màng bụng mật (viêm phúc mạc mật).
  • Viêm đường mật do nhiễm trùng nặng có thể gây áp xe đường mật
  • Dò mật vào dạ dày, tá tràng.
  • Xơ gan ứ mật.

    Các biến chứng này đều rất nguy hiểm, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi dịch mật trào ngược vào dạ dày và tá tràng sẽ gây tình trạng viêm niêm mạc dạ dày, có nguy cơ trào ngược lên vùng thực quản. Người bệnh sẽ phải đối mặt với các bệnh lý như ung thư thực quản, ung thư dạ dày.

    Hoặc như xơ gan ứ mật, nếu phát hiện muộn, mật ứ đọng và tắc nghẽn lâu năm trong gan sẽ khiến cơ quan gan bị xơ và tổn thương nặng. Lúc này, khả năng điều trị là rất thấp, các phương pháp can thiệp chỉ nhằm giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân, người bệnh đối mặt với nguy cơ tử vong cao.

 

Các phương pháp điều trị sỏi mật

   Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị sỏi mật như dùng thuốc tây, uống thuốc nam hoặc mổ sỏi mật.

Sỏi mật uống thuốc gì?

Các thuốc dùng cho bệnh nhân sỏi mật là:

  • Thuốc làm tan sỏi: Chenodeoxycholic, axit ursodeoxycholic: Có tác dụng làm giảm độ bão hòa cholesterol, cholesterol không kết tủa được, sỏi nhỏ dần và hết. Thuốc được chỉ định trong trường hợp sỏi túi mật, viên sỏi nhỏ (<1cm), chiếm diện tích chưa đến 2/3 túi mật, túi mật còn tốt và dùng để đề phòng tái phát sau mổ.
  • Thuốc chống co thắt giúp giảm đau cho bệnh nhân: Atropin, papaverin.
  • Thuốc kháng sinh dùng để chống nhiễm khuẩn khi cần thiết.

 

Sỏi mật uống thuốc gì?

Sỏi mật uống thuốc gì?

 

Các cây thuốc nam trị sỏi mật

   Trong đông y, có nhiều vị dược liệu được dùng để tán sỏi hiệu quả và hạn chế được tác dụng phụ như:

  • Uất kim (củ nghệ)
  • Chi tử là hạt của quả dành dành.
  • Hoàng bá
  • Sài hồ có tác dụng lợi mật
  • Nhân trần
  • Diệp hạ châu
  • Chỉ xác
  • Kim tiền thảo

 

Phương pháp mổ sỏi mật

   Mổ sỏi mật bao gồm phương pháp phẫu thuật nhằm lấy sỏi, tạo lưu thông mật hoặc phẫu thuật cắt túi mật.

    Phẫu thuật bằng phương pháp nội soi được áp dụng rộng rãi hiện nay. Bác sĩ sẽ phẫu thuật lấy sỏi qua nội soi qua đường tá tràng đối với sỏi ống mật chủ, sỏi đường mật trong gan.

 

Bệnh sỏi mật kiêng ăn gì? Nên ăn gì?

Trong chế độ ăn, người bệnh sỏi mật cần tuân theo 4 nguyên tắc sau đây:

  • Giảm mỡ: Việc ăn quá nhiều mỡ khiến cơ thể phải tiết ra lượng dịch mật lớn để tiêu hóa, túi mật phải co bóp mạnh. Điều đó khiến người bệnh sỏi mật dễ bị đau bụng.
  • Bổ sung chất xơ và vitamin: Chất xơ sẽ giúp giảm hấp thu cholesterol giúp cơ thể tăng sức đề kháng và tăng cường sức khỏe gan mật.
  • Tăng các loại protein dễ tiêu để tránh tạo áp lực tiêu hóa lên hệ tiêu hóa của bạn.
  • Ăn vừa phải đường và tinh bột.

Cụ thể, người bệnh sỏi mật nên kiêng:

  • Các thực phẩm giàu chất béo xấu như mỡ động vật, nội tạng động vật, các loại thịt có màu đỏ, các loại thức ăn nhanh, đồ ăn có nhiều dầu mỡ chiên xào,..
  • Các loại sữa béo như sữa, bơ, sữa chua, phô mai, sữa socola, sữa nguyên kem và kem.
  • Đồ uống có chất kích thích và gia vị cay nóng như rượu, bia có thể kích thích túi mật phải hoạt động nhiều hơn, dễ gây ra cơn đau túi mật.

 

Người bệnh cần kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ

Người bệnh cần kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ

 

Thay vào đó, người bệnh sỏi mật nên ăn:

  • Rau xanh, trái cây tươi: Các loại trái cây tươi hoặc rau xanh như  mơ, lê, táo, xoài, anh đào, quả kiwi, cà chua, bông cải xanh, cải bắp, rau bina
  • Các loại sữa ít béo, sữa tách béo, sữa chua, sữa đậu nành, sữa gạo…
  • Các loại đạm thực vật từ các loại hạt họ đậu hoặc đạm động vật ít chất béo như thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, cá…

   Như vậy, bài viết này đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích về bệnh sỏi mật cũng như đưa ra lời khuyên giúp bạn cải thiện bệnh tốt hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Sỏi thận, sỏi tiết niệu: Phương pháp nào giúp điều trị dứt điểm?

Có phương pháp nào giúp điều trị dứt điểm sỏi thận, sỏi tiết niệu không? Xin mời quý vị và các bạn cùng theo dõi bài viết.

Đau thắt lưng là bệnh gì? Làm sao để điều trị hiệu quả?

Đau thắt lưng là bệnh gì? Làm sao để điều trị hiệu quả? Mong chuyên gia giải đáp giúp tôi, tôi xin cảm ơn!

Bật mí cách giảm triệu chứng hội chứng ruột kích thích bằng liệu pháp nhận thức hành vi

  Hiện nay, liệu pháp nhận thức hành vi CBT  đang được khuyến nghị sử dụng trong các hướng dẫn dành cho bệnh nhân hội chứng ruột kích thích. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về phương pháp này nhé!

Phẫu thuật cấp cứu lấy 100 viên sỏi mật, người phụ nữ được đưa về từ cửa tử

Mới đây, Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái vừa cấp cứu thành công cho một người phụ nữ với gần 100 viên sỏi mật gây biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng.
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà