Ung thư thực quản là một bệnh lý nguy hiểm và rất hay gặp. Tuy nhiên, khi có những dấu hiệu của bệnh, người bệnh thường chủ quan và không đi khám sớm. Điều đó làm giảm khả năng điều trị và cơ hội sống sót cho họ. Hiểu rõ thực tế đó, bài viết sau đây được chúng tôi biên soạn nhằm giúp bạn nắm được những triệu chứng ban đầu, mức độ nguy hiểm của bệnh cũng như những lưu ý cần biết để có thể chống chọi với bệnh tốt hơn. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Ung thư thực quản - Bệnh lý thường gặp nhưng lại dễ bị bỏ qua
Ung thư thực quản là gì?
Thực quản là đoạn ống thuộc hệ thống tiêu hóa nằm ngay phía trên dạ dày, có chức năng đưa thức ăn từ hầu xuống dạ dày, dài khoảng 25cm. Thực quản di động nhịp nhàng đồng thời tiết ra các chất nhầy làm ẩm, làm ấm thức ăn, giúp chúng di chuyển xuống dạ dày dễ dàng.
Ung thư thực quản là bệnh có xuất hiện khối u ác tính từ các tế bào biểu mô của thực quản. Bệnh được phân loại thành hai dạng chính là:
- Ung thư biểu mô vảy: Khối u xuất phát từ tế bào dạng biểu bì ở thành thực quản.
- Ung thư biểu mô tuyến: Khối u thường phát triển từ tổ chức tuyến ở phần dưới thực quản.
Ung thư thực quản phát triển qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Khối u có kích thước nhỏ và chỉ nằm ở lớp trên cùng của thành thực quản.
- Giai đoạn 2: Khối u xâm lấn đến tổ chức bạch huyết lân cận..
- Giai đoạn 3: Ung thư xâm lấn lớp sâu hơn của thành thực quản, xâm lấn tổ chức hoặc hạch bạch huyết trong vùng cạnh thực quản.
- Giai đoạn 4: Ung thư di căn sang các cơ quan khác như phổi, não, xương, gan.
Ung thư thực quản là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 9 trên toàn thế giới. Tuy vậy, ngay cả khi có những triệu chứng của bệnh thì người mắc cũng thường chủ quan và không đi khám. Khi đã tiến triển nặng, việc điều trị trở nên vô cùng khó khăn, tỷ lệ sống sót sẽ rất thấp. Thống kê cho thấy, căn bệnh này là nguyên nhân phổ biến thứ 6 gây tử vong do ung thư.
Ung thư thực quản là nguyên nhân phổ biến thứ 6 gây tử vong do ung thư
Các dấu hiệu nhận biết ung thư thực quản
Ở giai đoạn sớm, ung thư thực quản thường không có biểu hiện triệu chứng. Khi khối u phát triển lớn dần, người bệnh sẽ có những dấu hiệu như:
- Nuốt đau, nuốt khó
- Gầy sút cân nhiều
- Đau họng hoặc lưng, phía sau xương ức hoặc hai xương bả vai
- Rát họng hoặc ho kéo dài
- Nôn ra máu tươi
- Ho ra máu
Khi có những triệu chứng trên, khả năng bạn đã mắc ung thư thực quản tăng lên nếu bạn thuộc những đối tượng nguy cơ sau đây:
- Trên 60 tuổi
- Là nam giới
- Có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, đặc biệt là ở người nghiện rượu và nghiện thuốc lá.
- Người bị viêm thực quản
- Có tiền sử nuốt phải acid hoặc các chất phụ gia khác.
- Người có tiền sử trào ngược dạ dày thực quản.
Các phương pháp điều trị ung thư thực quản
Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, kích thước, vị trí khối u và sức khỏe nền của người bệnh cùng nhiều yếu tố khác mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Hiện nay, có các phương pháp điều trị ung thư thực quản như sau:
- Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thực quản, tổ chức bạch huyết kế cận và tổ chức khác tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong điều trị ung thư thực quản. Sau khi phẫu thuật phần thực quản sẽ được nối với dạ dày giúp quá trình vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày vẫn diễn ra bình thường. Nếu đoạn thực quản bị cắt bỏ quá dài thì đoạn nối có thể tạo bởi 1 đoạn ruột non hoặc 1 ống nhựa.
- Xạ trị: Với khối u lớn và vị trí khó khăn không thể tiến hành phẫu thuật, bác sĩ có thể xem xét phương pháp xạ trị. Với cách điều trị này, bác sĩ sẽ dùng nguồn tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Bác sĩ có thể chỉ sử dụng xạ trị hoặc kết hợp với sử dụng hóa chất tùy vào tình trạng của người bệnh.
- Hóa trị: Khi khối u ở ở giai đoạn di căn, biện pháp hóa trị (sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư) sẽ được cân nhắc. Tùy vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ cân nhắc kết hợp với phương pháp xạ trị.
- Một số phương pháp khác: Điều trị ung thư thực quản bằng quang động học, điều trị laser…
Hóa trị là 1 trong những phương pháp điều trị ung thư thực quản
Những lưu ý cần biết trong quá trình điều trị ung thư thực quản
Người bệnh ung thư thực quản cần lưu ý:
- Tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không được tự ý bỏ điều trị, không dùng các loại thuốc gia truyền điều trị ung thư khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ. Ngay cả khi đã kết thúc quá trình điều trị và bệnh có tiến triển tốt, bệnh nhân cũng cần tái khám định kỳ theo lời dặn của bác sĩ.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Người bệnh ung thư thực quản thường có cơ thể gầy yếu và thiếu chất do sự xuất hiện của khối u ảnh hưởng tới quá trình tiêu thụ thức ăn, dẫn đến thiếu dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Vì thế người bệnh cần bổ sung vitamin, protein như: thịt lợn, thịt bò, cá, tôm, tăng cường ăn rau xanh và nước ép hoa quả. Người bệnh nên ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt, nếu là thịt thì cần nghiền nhỏ để ăn, đồng thời nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa; ăn chậm, nhai kỹ; vừa ăn vừa uống nước để tránh bị nghẹn và đỡ có cảm giác buồn nôn.
- Bỏ thuốc lá, bỏ rượu nếu đang có thói quen sử dụng hai chất độc hại này. Sản phẩm Boni Smok và BoniAncol sẽ giúp bạn từ bỏ 2 thói quen này nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Người bệnh cần hạn chế:
- Những thực phẩm chứa nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo động vật.
- Những thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng.
- Những thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, thịt đông lạnh, đồ đóng hộp, thực phẩm đã được chiên rán ở nhiệt độ cao.
- Không ăn những thực phẩm cứng, rắn, khó tiêu hóa, gây khó khăn khi nuốt.
- Không sử dụng đồ uống có ga, hoặc đồ uống có cồn như rượu bia
Đến đây, hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích về bệnh ung thư thực quản cũng như biết được mình nên làm gì để bệnh được cải thiện tốt nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Vacxin HPV mới nhất phòng ngừa ung thư cổ tử cung
- Thuốc hướng đích: Liệu pháp mới trong điều trị ung thư đại trực tràng