Ung thư trực tràng và trĩ là hai căn bệnh có một số triệu chứng khá tương đồng với nhau. Do mức độ phổ biến, nên nhiều người sau khi gặp các triệu chứng này thì thường nghĩ rằng mình bị trĩ, ít ai nghĩ đến ung thư trực tràng. Điều đó đôi khi khiến cho người bệnh bỏ lỡ mất “thời điểm vàng” để điều trị bệnh. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ung thư trực tràng nhé!
Ung thư trực tràng và trĩ - Đừng nhầm lẫn giữa hai căn bệnh này!
Ung thư trực tràng và trĩ: Điểm giống, khác nhau như thế nào?
Ung thư trực tràng và trĩ là hai căn bệnh cùng xuất hiện ở phần trực tràng, gần hậu môn. Chúng có một số triệu chứng khá tương đồng, khiến cho nhiều người dễ bị nhầm lẫn.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, hai bệnh lý này có cơ chế và mức độ nguy hiểm hoàn toàn khác nhau. Bệnh trĩ là do sự suy giãn của hệ thống tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng, từ đó hình thành những búi trĩ. Còn ung thư trực tràng là do sự xuất hiện của các tế bào đột biến, tạo nên khối u ác tính.
Hai căn bệnh này có một số điểm giống và khác nhau như:
Điểm giống nhau
- Cả hai bệnh lý đều gây chảy máu trực tràng sau khi đi vệ sinh, máu có thể dính trên giấy vệ sinh, trong bồn cầu hoặc phân.
- Ngứa ngáy khó chịu thường xuyên, nhất là vào ban đêm ở vùng hậu môn do các chất dịch tiết ra gây kích ứng niêm mạc.
- Xuất hiện khối u ở cửa hậu môn.
Điểm khác nhau
- Cả ung thư trực tràng và trĩ đều có thể gây ra tình trạng táo bón, nhưng ung thư trực tràng còn có thể gây tiêu chảy.
- Phân của người bệnh ung thư trực tràng thường hẹp, dẹt, có lẫn cả máu và chất nhầy (trường hợp bệnh trĩ sẽ chỉ có máu).
- Ung thư trực tràng gây khó chịu ở vùng bụng do đau quặn, đầy hơi, chướng bụng, còn bệnh trĩ thì không.
- Ung thư gây sụt cân không rõ nguyên nhân, suy nhược, hoặc mệt mỏi.
- Trĩ thường gây đau rát vùng hậu môn, còn ung thư trực tràng không gây đau.
Với những dấu hiệu trên, bạn phần nào có thể phân biệt được ung thư trực tràng và trĩ. Tuy nhiên, để chắc chắn mình mắc bệnh gì, bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện lớn để được chẩn đoán chính xác nhất.
Cả hai bệnh lý này đều xảy ra ở vùng nhạy cảm, cùng với đó là tỷ lệ mắc của trĩ cao hơn nhiều so với ung thư trực tràng, khiến cho nhiều người ngần ngại khi đi khám. Điều đó rất nguy hiểm nếu như người bệnh mắc phải ung thư trực tràng. Nó dễ khiến cho họ bỏ lỡ mất “thời điểm vàng” để điều trị, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Tình trạng đáng quan tâm nhất là tế bào ung thư có thể theo máu, hạch bạch huyết và di căn đến nhiều nơi trong cơ thể.
Đi ngoài ra máu là biểu hiện dễ gây nhầm lẫn giữa ung thư trực tràng và trĩ
Các giai đoạn phát triển của ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng phát triển qua 4 giai đoạn gồm:
- Giai đoạn 1: Những tế bào ung thư chỉ mới xuất hiện ở niêm mạc hoặc các lớp lót bên trong trực tràng, chưa vượt qua thành trực tràng, và chưa lan sang mô lân cận cũng như hạch bạch huyết.
- Giai đoạn 2: Khối u đã xâm lấn sâu hơn hoặc xuyên qua thành trực tràng, lan sang những mô lân cận như lớp niêm mạc bao quanh các cơ quan ở ổ bụng, nhưng chưa đến các hạch bạch huyết.
- Giai đoạn 3: Tế bào ung thư đã xuyên qua thành ruột và xâm nhập vào các hạch bạch huyết.
- Giai đoạn 4: Tế bào ung thư di căn đến những cơ quan xa hơn trong cơ thể như gan, phổi,...
Phương pháp điều trị ung thư trực tràng
Phẫu thuật
Phẫu thuật có vai trò chính trong điều trị triệt căn ung thư trực tràng. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát của ung thư trực tràng sau phẫu thuật truyền thống khá cao, vào khoảng 12 - 32%.
Hiện nay, các kỹ thuật như mổ nội soi, kỹ thuật khâu máy, kỹ thuật khâu - nối đại tràng - ống hậu môn và đặc biệt là kỹ thuật cắt toàn bộ u và cân quanh trực tràng (total mesorectal excision - TME) đã giúp giảm tỷ lệ tái phát rõ rệt.
Xạ và hóa trị
Xạ trị sử dụng các chất đồng vị phóng xạ, còn hóa trị sử dụng chất hóa học để tiêu diệt, hay làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư. Hai phương pháp này được tiến hành trước khi phẫu thuật nhằm tăng hiệu quả điều trị, và sau khi mổ để giúp ngăn ngừa tái phát.
Phương pháp điều trị khác
Bên cạnh các phương pháp kể trên, một số phương pháp khác có thể được cân nhắc lựa chọn như dùng thuốc, đốt, áp lạnh,… Phác đồ điều trị sẽ được bác sĩ chỉ định phù hợp với tình trạng bệnh lý, giai đoạn bệnh và sức khỏe của người bệnh.
Phòng ngừa ung thư trực tràng bằng cách nào?
- Ăn uống khoa học: Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, từ đó tăng cường sức khỏe, khả năng miễn dịch, hạn chế ăn những loại thực phẩm chế biến sẵn, thịt đỏ (thịt bò, thịt chó, dê),...
- Bổ sung các thực phẩm giàu lợi khuẩn như: Dưa bắp cải, nấm sữa kefir, sữa chua Hy Lạp.
- Không sử dụng rượu, bia, hay hút thuốc lá. Nếu muốn bỏ thuốc lá nhanh chóng, bạn hãy sử dụng nước súc miệng Boni-Smok.
- Kiểm soát cân nặng, tránh để thừa cân, béo phì.
- Thường xuyên thăm khám nếu bạn là người cao tuổi, có tiền sử mắc các bệnh lý như: Polyp trực tràng, viêm loét trực tràng kéo dài, bệnh Crohn, hội chứng đa polyp đại trực tràng di truyền,...
- Khám tầm soát ung thư nếu gia đình có tiền sử mắc ung thư đại tràng.
Ăn nhiều rau xanh, trái cây giúp phòng ngừa ung thư trực tràng
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về điểm giống, khác nhau giữa ung thư trực tràng và bệnh trĩ, cũng như cách điều trị, phòng ngừa ung thư trực tràng. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM: