[Giải đáp] Ung thư gan sống được bao lâu?

Cập nhập: Thứ ba, 30/05/2023

 

    Ung thư gan được coi là án tử với những người không may mắc phải căn bệnh này. Vậy nhưng, với sự phát triển của y học hiện đại, thì có đến 80-90% bệnh nhân phát hiện sớm và điều trị kịp thời sống được trên 5 năm. Tỷ lệ này giảm dần khi phát hiện ở giai đoạn muộn hơn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Để biết được cụ thể ung thư gan sống được bao lâu, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây.

 

Ung thư gan sống được bao lâu?

Ung thư gan sống được bao lâu?

 

Ung thư gan sống được bao lâu phụ thuộc vào những yếu tố nào?

    Việc ung thư gan sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Giai đoạn ung thư khi được phát hiện và điều trị. Nếu phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể sống thêm nhiều năm. Nhưng nếu phát hiện ở giai đoạn muộn, khi khối u đã di căn thì thời gian sống còn lại có thể chỉ được tính bằng tháng.
  • Phương pháp điều trị và khả năng đáp ứng của bệnh nhân.
  • Một số yếu tố như tuổi tác, sức đề kháng, bệnh lý mắc kèm. Ví dụ như, người bệnh có mắc kèm thêm bệnh lý tim mạch và tiểu đường thì tiên lượng bệnh sẽ xấu hơn so với người không có bệnh mắc kèm.
  • Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân: Người bệnh cần tuân thủ điều trị và thực hiện chế độ kiêng khem theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, một số trường hợp không tuân thủ thì hiệu quả điều trị bệnh cũng giảm đi. Ví dụ, với bệnh nhân có nghiện rượu, nếu không bỏ được rượu thì bệnh tiến triển nhanh hơn. Từ đó, thời gian sống còn lại bị rút ngắn.

    Vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng như trên nên việc người bệnh ung thư gan sống được bao lâu sẽ khác nhau giữa từng người. Tiên lượng của người bệnh được ước tính dựa trên tỷ lệ sống trên 5 năm. Ví dụ, tỷ lệ sống 5 năm là 80 % thì nghĩa là, trong 100 người sẽ có đến 80 người sống thêm được ít nhất 5 năm nữa.

 

Ung thư gan sống được bao lâu?

Ung thư gan sống được bao lâu?

 

Các giai đoạn phát triển của ung thư gan

    Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn nào ảnh hưởng rất nhiều đến việc bệnh nhân ung thư gan sống được bao lâu. Ung thư gan được chia làm các giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn I: Có 1 khối u duy nhất hình thành và phát triển trong gan. Đồng thời, chưa xuất hiện hiện tượng xâm lấn đến mạch máu trong gan.
  • Giai đoạn II: Có 1 khối u đã xâm lấn đến mạch máu hoặc nhiều khối u nhưng kích thước < 5cm và  chưa lan tới hạch lân cận.
  • Giai đoạn III:
  1. Giai đoạn IIIA. Xuất hiện nhiều hơn 1 khối u với kích thước >5cm. Chưa có hiện tượng khối u xâm lấn hạch lân cận, chưa di căn ra ngoài.
  2. Giai đoạn IIIB. Có ít nhất 1 khối u đã phát triển tới 1 nhánh chính của tĩnh mạch trong gan. Khối u chưa xâm lấn tới các hạch lân cận hoặc di căn ra ngoài.
  3. Giai đoạn IIIC: Có 1 khối u xâm lấn tới các bộ phận lân cận bên ngoài của túi mật. Hoặc có 1 khối u phát triển tới lớp ngoài bao quanh gan. Tuy nhiên, lại chưa có khối u phát triển tới hạch hoặc di căn ra ngoài.
  • Giai đoạn IV: Đây là giai đoạn cuối của bệnh, nó được chia làm 2 giai đoạn phụ:
  1. Giai đoạn IVA: Có khối u đã xâm lấn tới mạch máu, hạch bạch huyết và các cơ quan lân cận. Tuy nhiên lại chưa có hiện tượng di căn ra các cơ quan ở xa.
  2. IVB: tế bào ung thư đã phát triển di căn tới các cơ quan ở xa. 

Hình ảnh ung thư gan

Hình ảnh ung thư gan

 

Ung thư gan sống được bao lâu?

  • Ung thư gan giai đoạn đầu: Thông thường người bệnh có tỷ lệ sống sau 5 năm là 50%. Nếu được cấy ghép gan thì tỷ lệ này có thể lên tới 60 – 70%.
  • Tỷ lệ sống sau 5 năm trung bình với ung thư gan đã di căn đến các hạch bạch huyết hoặc các mô lân cận khác là 11%.
  • Trường hợp khối u > 6cm, khả năng sống sau 5 năm của bệnh nhân dao động trong 10 -15%.
  • Nếu kích thước > 6cm và đã xâm lấn đến tĩnh mạch (ở trong giai đoạn III hoặc nặng hơn), tiên lượng sống thấp hơn nhiều chỉ khoảng 5% sau 5 năm.
  • Còn ung thư gan giai đoạn cuối sống được bao lâu? Khi ung thư đã di căn đến phổi, xương hoặc các cơ quan khác, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 2%). Thực tế cho thấy, ở giai đoạn này, việc điều trị thường chỉ nhằm mục đích kéo dài sự sống và giảm đau. Tỷ lệ sống của bệnh nhân hầu như rất thấp. Tính từ lúc phát hiện bệnh thì đa phần bệnh nhân chỉ có thể sống thêm tối đa là 6 tháng. Thậm chí có người tử vong sau 1 tháng.

     Có thể thấy, ung thư gan rất nguy hiểm, đặc biệt khi phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối thì thời gian sống còn lại của bệnh nhân là rất thấp.

    Chúng ta nên tầm soát ung thư định kỳ để phát hiện bệnh sớm. Từ đó, hiệu quả điều trị và thời gian sống còn lại được nâng cao. Nếu mắc bệnh, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, người bệnh cũng cần bỏ rượu (nếu nghiện), giữ tinh thần thoải mái và có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Ung thư vòm họng là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Ung thư vòm họng là căn bệnh nguy hiểm. Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì tỷ lệ tử vong là rất cao cho dù được điều trị tích cực.

Ung thư buồng trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Ung thư buồng trứng có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm và áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả, kịp thời.

Ung thư trực tràng và trĩ - Đừng nhầm lẫn giữa hai căn bệnh này!

Ung thư trực tràng và trĩ là hai căn bệnh có một số triệu chứng khá tương đồng với nhau. Do mức độ phổ biến, nên nhiều người sau khi gặp các triệu chứng này thì thường nghĩ rằng mình bị trĩ, ít ai nghĩ đến ung thư trực tràng.

Ung thư dạ dày sống được bao lâu? Nhận biết dấu hiệu ung thư dạ dày sớm

Ung thư dạ dày là một loại ung thư thường gặp trên toàn thế giới và tại Việt Nam. Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm, không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mà còn làm giảm tuổi thọ của người bệnh.

Ung thư miệng: Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng ngừa

Ung thư miệng là loại ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư miệng là 40%
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Hóa trị là gì? Nó tác động như thế nào đến cơ thể con người?

Hóa trị là gì? Nó tác động như thế nào đến cơ thể con người?

Để hiểu rõ hơn về phương pháp hóa trị liệu cũng như những tác động của nó đến cơ thể con người, những nguy cơ bệnh nhân phải đối mặt trong quá trình điều trị… mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844