Ung thư tuyến giáp thể nhú - Những điều mà bạn cần biết!

Cập nhập: Thứ sáu, 05/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Ung thư tuyến giáp thể nhú mà một dạng ung thư tuyến giáp thường gặp nhất. Khi gặp phải căn bệnh này, nhiều người thường cảm thấy lo lắng và bất an bởi nó được gắn với hai từ “ung thư”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây là căn bệnh có tiên lượng điều trị tốt, thậm chí có thể chữa khỏi hoàn toàn. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh này nhé!

 

Ung thư tuyến giáp thể nhú

Ung thư tuyến giáp thể nhú - Những điều mà bạn cần biết!

 

Ung thư tuyến giáp thể nhú có mấy giai đoạn?

   Ung thư tuyến giáp thể nhú có tên đầy đủ là ung thư biểu mô tuyến giáp dạng nhú (Papillary thyroid carcinoma – PTC). Đây là dạng ung thư tuyến giáp thường gặp nhất, chiếm khoảng 80 - 85% tổng số các trường hợp mắc bệnh.  

   Bệnh lý này hình thành do các tế bào biểu mô tuyến giáp bị đột biến, trở thành các tế bào ác tính. Các tế bào này tập hợp thành khối u, phát triển ra khỏi mô tuyến giáp bình thường. Dựa vào mức độ phát triển, ung thư tuyến giáp thể nhú được chia thành 4 giai đoạn gồm:

  • Ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn 1: Khối u thường có kích thước dưới 2cm, vẫn nằm khu trú trong tuyến giáp, chưa lan đến các hạch bạch huyết lân cận.
  • Ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn 2: Khối u có kích thước từ 2 - 4cm, phát triển ra ngay bên ngoài tuyến giáp, nhưng chưa xâm lấn đến các hạch bạch huyết hay cơ quan gần đó.
  • Ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn 3: Khối u có kích thước bất kỳ, nhưng đã bắt đầu chạm đến các hạch bạch huyết, tuy nhiên chưa ảnh hưởng đến các cơ quan khác.
  • Ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn 4: Giai đoạn này sẽ được chia thành 3 giai đoạn nhỏ hơn là:
  • Giai đoạn 4A: Khối u có kích thước bất kỳ, đã phát triển vượt ra ngoài tuyến giáp, chạm đến khí quản, thực quản và các dây thần kinh. Tế bào ung thư đã ảnh hưởng đến hạch bạch huyết nhưng chưa di căn xa hơn.
  • Giai đoạn 4B: Khối u có kích thước bất kỳ, tế bào ung thư đã lan đến mạch máu gần đó, các mô gần cột sống, nhưng chưa đi xa hơn.
  • Giai đoạn 4C: Các tế bào ung thư đã theo máu, di căn đến đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

 

Ung thư tuyến giáp thể nhú sống được bao lâu?

   Ung thư tuyến giáp thể nhú là một dạng ung thư có tốc độ phát triển chậm, và tiên lượng điều trị tốt nhất trong số các dạng ung thư tuyến giáp. Nếu người bệnh được phát hiện sớm, ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn 1 và 2 thì khả năng sống trên 5 năm là gần như tuyệt đối 100%.

   Ở giai đoạn 3, tiên lượng điều trị vẫn rất tốt, vào khoảng 93% nếu người bệnh được chăm sóc và điều trị tích cực. Ở giai đoạn 4, nếu ung thư tuyến giáp thể nhú di căn hạch cổ hoặc xa hơn, cơ hội sống trên 5 năm chỉ còn khoảng 51%.

   Như vậy, có thể thấy, việc phát hiện sớm là điều vô cùng quan trọng để có thể điều trị khỏi hoàn toàn ung thư tuyến giáp thể nhú. Do đó, hãy đi khám ngay, nếu bạn gặp phải những biểu hiện như: khàn giọng, khó nuốt, nổi hạch cổ, hạch thường rắn, không đau, di động được khi chưa xâm lấn, ít di động hơn khi hạch to và bắt đầu xâm lấn,...

 

Nổi hạch

Nổi hạch là triệu chứng của ung thư tuyến giáp thể nhú

 

Chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể nhú thế nào?

   Các phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể nhú có thể kể đến như:

  • Siêu âm vùng cổ: Đây là phương pháp đơn giản và nhanh nhất để phát hiện, cũng như xác định vị trí, số lượng, kích thước, tính chất, sự xâm lấn của các khối u tuyến giáp nói chung.
  • Chẩn đoán tế bào học bằng chọc hút kim nhỏ - FNA: Sau khi xác định thông qua siêu âm, người bệnh sẽ được chọc hút nhân tuyến giáp bằng kim nhỏ. Những tế bào này sẽ được quan sát dưới kính hiển vi nhằm xác định xem có phải ung thư tuyến giáp thể nhú hay không. Chẩn đoán tế bào học cho kết quả nhanh, với độ chính xác cao, lên tới 90 - 95%.
  • Xạ hình tuyến giáp: Phương pháp này sử dụng đồng vị phóng xạ I-131. Trong trường hợp ung thư tuyến giáp thể nhú, thường không có hoặc ít bắt iod và bác sĩ có thể quan sát rất rõ trên xạ hình.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh bao gồm chụp CT, MRI vùng cổ, và FDG-PET/CT. Hình ảnh sẽ cho biết mức độ xâm lấn và di căn của ung thư tuyến giáp thể nhú.

 

Chụp CT giúp chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể nhú

Chụp CT giúp chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể nhú

 

Ung thư tuyến giáp thể nhú kiêng ăn gì?

   Ung thư tuyến giáp thể nhú xảy ra tại cơ quan nội tiết của cơ thể. Do đó, trong quá trình điều trị, tuyến giáp chưa bị cắt bỏ, người bệnh nên kiêng các loại thực phẩm như:

  • Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành như sữa, đậu phụ,... có chứa các chất ức chế việc sản sinh hormone tuyến giáp, đồng thời giảm khả năng hấp thụ iod, gây rối loạn chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên, nếu là tempeh hay tương miso từ đậu nành lên men thì người bệnh vẫn có thể sử dụng được.
  • Nội tạng động vật có chứa axit lipoic gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp, giảm khả năng hấp thu của các loại thuốc đang sử dụng để điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú.
  • Muối iod, muối biển,... vì người bệnh cần được điều trị bằng iod phóng xạ. Thông thường, người bệnh cần hạn chế ăn muối iod khoảng 14 ngày trước khi điều trị.
  • Các thực phẩm chứa nhiều đường sẽ khiến tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.
  • Socola và các thực phẩm chứa nhiều cafein gây cản trở việc hấp thu thuốc điều trị.

 

chế phẩm từ đậu nành

Người bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú cần hạn chế các chế phẩm từ đậu nành

 

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về ung thư tuyến giáp thể nhú. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt tăng cao ở nam giới thiếu vitamin D

Nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt tăng cao ở nam giới thiếu vitamin D. Đây chính là kết quả nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học tới từ Hoa Kỳ thực hiện

Bệnh tiểu đường có làm tăng nguy cơ mắc ung thư của bạn hay không?

Bệnh tiểu đường có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy, ung thư vú và ung thư gan, nguyên nhân là do tình trạng kháng insulin.

Ung thư thực quản sống được bao lâu? (theo từng giai đoạn)

Ung thư thực quản sống được bao lâu? Tỷ lệ sống thêm 5 năm chỉ còn 7% khi bệnh chuyển sang giai đoạn cuối, có người chỉ sống thêm được 4-6...

Ung thư miệng: Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng ngừa

Ung thư miệng là loại ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư miệng là 40%

Tiềm ẩn nguy cơ ung thư da do phẫu thuật nâng ngực

Có lẽ, rất nhiều người trong chúng ta không thể tưởng tượng rằng, phẫu thuật nâng ngực lại có mối liên hệ với việc tăng nguy cơ ung thư da.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Nghiên cứu mới 'điểm danh' 4 dấu hiệu ung thư đại tràng

Nghiên cứu mới 'điểm danh' 4 dấu hiệu ung thư đại tràng

Một nghiên cứu mới được tăng tải trên Tạp chí của Viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ chỉ ra 4 dấu hiệu của ung thư đại tràng giai đoạn khởi phát. Các triệu chứng này có thể xuất hiện trước khi bệnh được chẩn đoán tới 2 năm.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà