Ung thư thanh quản: Triệu chứng, cách điều trị và những lưu ý cần biết

Cập nhập: Thứ ba, 04/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Ung thư thanh quản là căn bệnh ác tính và có đến 90% người mắc bệnh này là nam giới. Có 72 % bệnh nhân đang ở trong độ tuổi 50-70, nhưng bệnh đang có xu hướng trẻ hóa.

    Theo dữ liệu của GLOBOCAN (một dự án của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế) thì năm 2020, Việt Nam có 2.021 ca ung thư thanh quản mắc mới và 1.109 ca tử vong do căn bệnh này gây ra.

    Để có thêm thông tin về bệnh ung thư thanh quản như triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị… mời bạn theo dõi những nội dung được chia sẻ ngay sau đây!

 

Ung thư thanh quản là gì?

Ung thư thanh quản là gì?

 

Ung thư thanh quản là gì?

     Thanh quản nằm ở cổ, ở trên và sau thông với hầu, ở dưới thông với khí quản. Cơ quan này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra âm thanh mà còn có chức năng hô hấp, bảo vệ đường hô hấp dưới, là một phần trong cung phản xạ ho và hắt hơi.

    Ung thư thanh quản là bệnh mà có sự phát triển bất thường, mất kiểm soát của các tế bào thanh quản, từ đó hình thành khối u ác tính. Bệnh được chia thành 5 giai đoạn. Ở giai đoạn nặng, khối u xâm lấn các mô xung quanh và di căn ra các khu vực khác qua đường bạch huyết và máu, trong đó thường gặp nhất là di căn đến phổi.

     Tùy vào việc phát hiện ung thư thanh quản ở giai đoạn nào và phương pháp điều trị ra sao mà khả năng phục hồi sẽ khác nhau ở từng bệnh nhân. Theo dữ liệu của Viện Ung thư Quốc gia Hòa Kỳ (NCI), tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân ung thư thanh quản giai đoạn đầu có thể đạt đến 83% nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối, việc điều trị không còn mang lại kết quả cao. Người bệnh chỉ có thể tiếp nhận chăm sóc giảm nhẹ để kéo dài tuổi thọ. Tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân giảm xuống chỉ còn 42%.

 

bệnh nhân ung thư thanh quản

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư thanh quản giai đoạn cuối chỉ là 42%

 

    Vì vậy, việc tầm soát ung thư để phát hiện bệnh sớm là điều quan trọng với tất cả mọi người, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao.

 

Đối tượng nguy cơ mắc ung thư thanh quản

     Đến nay, nguyên nhân mắc ung thư thanh quản vẫn chưa biết chính xác. Nhưng các nhà khoa học đã chỉ ra những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Người hút thuốc lá: Nghiên cứu cho thấy, những người hút thuốc lá kéo dài trên 40 năm hoặc hút trên 25 điếu/ngày có nguy cơ mắc ung thư thanh quản cao gấp 40 lần so với người không hút thuốc.
  • Nam giới ngoài 50 tuổi: Thống kê cho thấy, có đến 90% bệnh nhân ung thư thanh quản là nam và 72% người mắc nằm trong độ tuổi từ 50-70 tuổi.
  • Người có chế độ ăn uống kém khoa học: Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán, thịt đỏ, thực đơn hàng ngày không cung cấp đủ nhu cầu vitamin A cơ thể.
  • Người thường xuyên uống rượu.
  • Người làm việc trong môi trường độc hại, thường xuyên tiếp xúc với bụi amiang, niken, acid sulfuric.
  • Người có tiền sử mắc ung thư vùng đầu, mặt, cổ.
  • Người có tiền sử gia đình (bố, mẹ, anh chị em hoặc con cái) mắc ung thư vùng đầu, mặt, cổ.
  • Người nhiễm Human papilloma virus (HPV) lây truyền khi quan hệ tình dục bằng miệng. Virus này sẽ làm biến đổi các tế bào biểu bì và biểu mô ở miệng và họng, làm tăng nguy cơ mắc ung thư thanh quản.

 

Triệu chứng của ung thư thanh quản

    Ung thư thanh quản được chia làm 5 giai đoạn (từ 0 đến 4). Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh không rõ ràng nên người bệnh dễ bỏ qua. Khi khối u xâm lấn đến các mô xung quanh hoặc có di căn xa, các triệu chứng sẽ rõ ràng hơn, bao gồm:

  • Khó thở: Khối u chèn ép, xâm lấn sang mô và cơ quan xung quanh, bao gồm cả đường thở gây khó thở. Khối u càng to, mức độ xâm lấn càng nhiều thì người bệnh khó thở càng nặng.
  • Ho dai dẳng: Người bệnh ho mang tính kích thích, đôi khi ho thành từng cơn co thắt.
  • Khàn tiếng: Khi bị khàn tiếng kéo dài trên 3 tuần và gặp ở người >40 tuổi thì đây có thể là biểu hiện của ung thư thanh quản hoặc một số bệnh lý khác tại vùng cổ.
  • Khó nuốt: Triệu chứng này thường xuất hiện muộn hơn, sau khàn tiếng và khó thở, là biểu hiện của việc khối u đã lan ra vùng hầu họng. Người bệnh thường bị khó nuốt kèm theo đau tai, không ăn cơm được, chỉ ăn cháo hoặc uống sữa, thậm chí phải đặt ống sonde dạ dày.
  • Sút cân không rõ nguyên nhân.

 

triệu chứng khó nuốt

Bệnh nhân ung thư thanh quản có triệu chứng khó nuốt

 

    Có thể thấy, các triệu chứng này không đặc hiệu, một số bệnh liên quan đến phổi, hầu họng cũng có thể gây ra những biểu hiện tương tự. Đồng thời, khi xuất hiện những tình trạng trên nghĩa là bệnh cũng đã chuyển các giai đoạn sau, khả năng điều trị sẽ thấp hơn. Vì vậy, chúng tôi vẫn nhấn mạnh vai trò của tầm soát ung thư, đặc biệt là với những người có các yếu tố nguy cơ như đã trình bày ở phần trên.

 

Các phương pháp điều trị ung thư thanh quản

     Dựa vào giai đoạn bệnh, trình trạng sức khỏe của bệnh nhân và một số yếu tố khác mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị đơn độc hoặc kết hợp các phương pháp như hóa trị, xạ trị và phẫu thuật.

  • Hóa trị: Người bệnh được sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau khi phẫu thuật, hoặc để thu nhỏ kích thước khối u trước khi phẫu thuật, hoặc kết hợp với xạ trị để thay thế phẫu thuật.
  • Xạ trị ung thư thanh quản: Bác sĩ sẽ sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Một đợt điều trị kéo dài 5 ngày/ 1 tuần trong 5 đến 8 tuần. Bệnh nhân có thể được điều trị đơn thuần bằng xạ trị hoặc kết hợp với sử dụng hóa chất trong hóa trị.
  • Phẫu thuật: Điều trị phẫu thuật là biện pháp ngoại khoa nhằm lấy bỏ khối u thanh quản. Dựa vào kích thước và vị trí khối u mà bác sĩ có thể cắt toàn bộ hoặc 1 phần thanh quản, hoặc cắt dây thanh âm, cắt thanh quản trên thanh môn.

 

Phương pháp xạ trị

Phương pháp xạ trị

 

     Sau khi điều trị thành công, bệnh nhân cần tái khám định kỳ 1-3 tháng/lần trong 2 năm đầu tiên. Sau đó, mỗi năm bệnh nhân cần khám định kỳ 1 năm 2 lần. Trong và sau khi điều trị, bệnh nhân cần được bổ sung dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các nguồn không khí độc hại như khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm. Khi điều trị tại bệnh viện và điều trị ngoại trú tại nhà, người bệnh cần được ở trong phòng có máy lọc không khí và điều chỉnh độ ẩm, nhiệt độ thích hợp.

     Nếu còn băn khoăn gì khác về bệnh ung thư thanh quản, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 18001044 để được giải đáp. Xin cảm ơn và chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: ung thư thanh quản
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Cảnh báo: Bệnh ung thư ngày càng trẻ hóa

Cảnh báo: Bệnh ung thư ngày càng trẻ hóa

Trước đây, chúng ta thấy rằng, bệnh ung thư thường chỉ xuất hiện ở người có tuổi. Thế nhưng thực tế, các số liệu thống kê cho thấy, giới trẻ mắc bệnh này mỗi năm một tăng cao.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà