Ung thư phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Cập nhập: Thứ hai, 12/06/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư thường gặp ở cả nam và nữ. Đồng thời, căn bệnh này cũng thuộc vào nhóm có tỷ lệ tử vong rất cao. Một nguyên nhân gây ung thư phổi được biết đến nhiều nhất là do hút thuốc lá.

   Tuy nhiên, còn rất nhiều yếu tố khác cũng có thể gây ung thư phổi. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa ung thư phổi nhé!

 

Ung thư phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Ung thư phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

 

Nguyên nhân gây ung thư phổi là gì?

   Ung thư phổi là bệnh lý xảy ra do các tế bào ác tính xuất hiện tại phổi. Đó có thể là những tế bào bình thường của phổi bị đột biến (nguyên phát). Hoặc, các tế bào này di căn đến phổi từ một cơ quan khác bị ung thư (thứ phát).

    Đây là một trong những bệnh ung thư có tỷ lệ mắc và tử vong rất cao hiện nay. Nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi là hút thuốc lá, bao gồm cả hít khói thuốc thụ động. Người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp hàng chục lần so với bình thường. Nguy cơ mắc càng cao khi hút càng nhiều thuốc và hút trong thời gian càng dài.

    Ngoài hút thuốc lá một số nguyên nhân gây ung thư phổi khác có thể kể đến như:

  • Tiếp xúc với bức xạ radon. Đây là loại bức xạ xuất phát từ sự phân hủy uranium trong đá và đất. Nó đi qua mặt đất, rò rỉ vào không khí hoặc nguồn nước. Radon có thể vào nhà thông qua các vết nứt trên sàn, tường hoặc nền móng.
  • Phơi nhiễm với các hóa chất, bụi nghề nghiệp như: amiăng, asen, crom, niken, bery cadmium, bồ hóng,...
  • Sinh sống tại những nơi có không khí ô nhiễm.

   Bên cạnh đó, nguy cơ ung thư phổi cũng tăng lên khi trong gia đình bạn có người từng mắc bệnh, hoặc bạn từng xạ trị vùng ngực, chụp X-quang, chụp CT nhiều, mắc phổi tắc nghẽn mãn tính.

 

Hút thuốc lá gây ung thư phổi

Hút thuốc lá gây ung thư phổi

 

Các giai đoạn của ung thư phổi

   Ung thư phổi có hai dạng là tế bào không nhỏ (chiếm 80 – 85%) và tế bào nhỏ (chiếm 15 – 20%). Các giai đoạn phát triển của ung thư phổi sẽ phụ thuộc vào dạng bệnh lý mắc phải. Theo đó:

Ung thư phổi tế bào không nhỏ

   Ung thư tế bào không nhỏ được chia thành 4 giai đoạn, dựa theo mức độ xâm lấn. Bốn giai đoạn này gồm:

  • Giai đoạn 1: Tế bào ung thư vẫn còn khu trú bên trong phổi, chưa ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn 2: Tế bào ung thư đã phát triển và xuất hiện tại các hạch bạch huyết lân cận.
  • Giai đoạn 3: Tế bào ung thư đã lan sang các hạch bạch huyết ở bên ngực đối diện hoặc đến các hạch bạch huyết trên xương đòn.
  • Giai đoạn 4: Tế bào ung đã lan rộng cả hai phổi, sang khu vực xung quanh và đến các cơ quan ở xa.

Ung thư phổi tế bào nhỏ

   Ung thư phổi tế bào nhỏ có tốc độ phát triển rất nhanh. Thời gian từ lúc phát hiện đến lúc các tế bào di căn rất ngắn. Do đó, loại ung thư phổi này có tỷ lệ tử vong rất cao. Ung thư phổi tế bào nhỏ chỉ có 2 giai đoạn là:

  • Giai đoạn hạn chế: Tế bào ung thư chỉ xuất hiện ở một bên phổi hoặc các hạch bạch huyết lân cận ở cùng bên ngực.
  • Giai đoạn mở rộng: Các khối u ác tính đã lan đến phần phổi và các hạch bạch huyết ở phía đối diện, cũng như di căn đến các cơ quan khác.

 

Các dấu hiệu ung thư phổi thường gặp

   Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu thường không có gì đặc biệt nên dễ bị bỏ qua. Khi khối u phát triển lớn, người bệnh có thể gặp những triệu chứng khác nhau như:

  • Ho khan, ho có đờm kéo dài dai dẳng, ho ra máu.
  • Đau ở vùng ngực, có thể bị đau cả ở vai và lưng, đau âm ỉ liên tục, hoặc thỉnh thoảng mới đau.
  • Khàn tiếng kéo dài, không hồi phục.
  • Thở khò khè, khó thở.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Đau đầu, đau mỏi cơ, đau tay và các ngón tay, ngón tay dùi trống.
  • Vú to bất thường ở nam giới.
  • Rối loạn đông máu.

 

Ho ra máu là triệu chứng ung thư phổi

Ho ra máu là triệu chứng ung thư phổi

 

Phương pháp điều trị ung thư phổi

   Các phương pháp điều trị ung thư phổi có thể kể đến như:

  • Phẫu thuật cắt bớt một phần, một thùy hoặc toàn bộ phổi.
  • Xạ trị: Đây là phương pháp sử dụng tia phóng xạ ion hóa để tiêu diệt tế bào ung thư. Từ đó, khối u sẽ có thể bị loại bỏ hoặc thu nhỏ kích thước. Xạ trị có thể được chỉ định bổ trợ sau phẫu thuật.
  • Hóa trị: Phương pháp này sử dụng các loại thuốc hóa chất bằng đường uống, hay truyền tĩnh mạch. Các thuốc này sẽ làm giảm khả năng phát triển hoặc sinh sản của tế bào ung thư.
  • Liệu pháp nhắm đích sử dụng các loại thuốc như kháng thể đơn dòng,... Các thuốc này sẽ tiêu diệt tế bào ung thư một cách đặc hiệu, ít gây ảnh hưởng đến các tế bào thường.
  • Liệu pháp miễn dịch. Phương pháp này về cơ bản là giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả hơn.

 

Cách phòng ngừa ung thư phổi

   Nguyên tắc trong việc phòng ngừa ung thư phổi là hạn chế tiếp xúc với yếu tố gây bệnh và tăng cường sức khỏe chung. Cụ thể:

  • Bỏ thuốc lá và tránh đến những nơi nhiều khói thuốc. Bạn hãy yêu cầu người thân trong gia đình bỏ thuốc lá, chọn những quán ăn, quán cafe cấm hút thuốc. 
  • Giảm lượng radon và bụi bẩn trong nhà bằng cách tăng thông gió, sử dụng các loại máy lọc khí, bịt kín các vết nứt trên tường và sàn nhà, lưu trữ nước trong bể trước khi sử dụng,...
  • Đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ,... khi phải làm việc trong môi trường độc hại.
  • Tăng cường sử dụng nhiều trái cây, rau quả để bổ sung vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Đồng thời, bạn nên hạn chế thịt đỏ thịt chế biến, uống rượu bia,...
  • Tập thể dục đều đặn, bổ sung vitamin D, lợi khuẩn, thải độc cơ thể.
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý mãn tính như COPD và giải độc phổi. Để làm được điều này, bạn nên sử dụng sản phẩm BoniDetox.

   Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích nhất cho quý độc giả về ung thư phổi. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

 

Bài viết cùng chủ đề

Những điều cần biết về rụng tóc do ung thư

  Nguyên nhân do đâu khiến bệnh nhân ung thư bị rụng tóc? Tóc sau khi rụng có mọc lại hay không? Hãy cùng giải đáp những câu hỏi đó qua bài viết sau.

Ho có đờm lâu ngày không khỏi là bệnh gì? Bệnh có chữa được không và chữa như thế nào?

Tình trạng ho có đờm lâu ngày không khỏi là biểu hiện của bệnh gì? Bệnh có chữa được không và nếu có thì chữa như thế nào? Mời bạn đọc và tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.

Giảm đờm ho khó thở ở bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính bằng cách nào?

Chú Tư bị phổi tắc nghẽn mãn tính nhiều năm nay. Thời gian gần đây, tình trạng khó thở nhiều lên, dù chỉ làm việc nhẹ hay đi lên cầu thang thôi là chú Tư bị khó thở, hụt hơi, rất mệt mỏi. Chú Tư còn bị ho đờm nhiều, phải khạc suốt ngày

Nhiễm độc phổi thì phải làm sao?

Nhiễm độc phổi tức là khi các tác nhân gây bệnh tấn công đường hô hấp, khi vào đến phổi chúng sẽ khu trú ở đó, dần dần gây tổn hại đến các tế bào và mô ở phổi.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Ung thư lưỡi: Nhận biết những dấu hiệu sau để tránh nhầm lẫn với nhiệt miệng

Ung thư lưỡi: Nhận biết những dấu hiệu sau để tránh nhầm lẫn với nhiệt miệng

Ung thư lưỡi là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở vùng miệng và lưỡi. Ở những giai đoạn đầu, bệnh không có biểu hiện rõ ràng nên thường bị xem nhẹ hoặc nhầm lẫn với nhiệt miệng dẫn tới điều trị không đúng cách.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844