Hóa trị là gì? Nó tác động như thế nào đến cơ thể con người?

Cập nhập: Thứ ba, 18/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Khi được chẩn đoán mắc ung thư, tùy vào tình trạng bệnh và sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định làm hóa trị hoặc phương pháp điều trị khác.

     Để hiểu rõ hơn về phương pháp hóa trị liệu cũng như những tác động của nó đến cơ thể con người, những nguy cơ bệnh nhân phải đối mặt trong quá trình điều trị… mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây.

 

Hóa trị là gì?

Hóa trị là gì?

 

Hóa trị là gì?

    Hóa trị là một trong những liệu pháp điều trị ung thư thường được áp dụng hiện nay. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc nhằm tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn chặn các tế bào này phát triển, phân chia và xâm lấn các cơ quan khác trong cơ thể.

    Vì hóa chất hóa trị được dùng đường toàn thân (uống, tiêm bắp, tiêm dưới da…) nên ngoài tiêu diệt tế bào ung thư thì nó cũng ảnh hưởng đến những tế bào lành (tế bào bình thường). Đó là bởi hóa trị không phải lúc nào cũng có thể phân biệt được sự khác biệt giữa tế bào bình thường và tế bào ung thư, đặc biệt là với những tế bào có tốc độ phân chia nhanh như tế bào móng, tóc, tế bào hồng cầu. Tuy nhiên, các tế bào bình thường sẽ phục hồi hoặc được thay thế bằng các tế bào mới, khỏe mạnh sau một thời gian.

    Hóa trị có thể là phương pháp duy nhất để điều trị một số bệnh ung thư, hoặc kết hợp với các phương pháp khác như phẫu thuật, xạ trị…

    Thời gian của một phác đồ hóa trị ung thư dài hay ngắn sẽ được quyết định dựa vào loại bệnh ung thư, mục tiêu điều trị (điều trị triệt để, kiểm soát sự phát triển hay giảm triệu chứng), phác đồ và loại hóa trị liệu, thể trạng bệnh nhân đáp ứng với phát đồ hóa trị.

    Vì thuốc hóa trị sẽ ảnh hưởng đến cả tế bào lành nên thông thường phác đồ hóa trị ung thư sẽ diễn ra theo từng chu kỳ. Sẽ có giai đoạn nghỉ để cơ thể tái tạo lại các tế bào khỏe mạnh. Khi bước vào một phác đồ điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ, không nên bỏ ngang việc điều trị.

 

Vai trò của hóa trị trong điều trị ung thư

Trong điều trị ung thư, hóa trị có vai trò:

  • Với tế bào ung thư, hóa trị giúp làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển, phân chia và lây lan của chúng trong cơ thể.
  • Giảm kích thước khối u, giảm giai đoạn, tạo điều kiện thuận lợi để bệnh nhân ung thư có thể đủ điều kiện để thực hiện các bước điều trị tiếp theo như phẫu thuật hoặc xạ trị;
  • Giảm thiểu các triệu chứng như đau nhức, chèn ép, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
  • Tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại, ngăn ngừa nguy cơ ung thư tái phát và di căn sau khi bệnh nhân trải qua đợt phẫu thuật lấy khối u.

 

tế bào ung thư

Thuốc hóa trị tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư

 

Tác dụng phụ của hóa trị ung thư

     Hóa trị có vai trò rất to lớn trong điều trị ung thư, nhưng nó cũng có rất nhiều hạn chế, trong đó đáng lưu ý là gây ra nhiều tác dụng phụ (từ nhẹ đến nghiêm trọng). Các tác dụng phụ đó xuất phát từ việc hóa chất khi vào cơ thể sẽ không phân biệt được hoàn toàn tế bào thường và tế bào ung thư, do đó chúng cũng gây hư hại, tiêu diệt cả những tế bào lành.

  • Rụng tóc, sạm da: Thuốc hóa trị thường tác động đến tế bào có khả năng phát triển và phân chia nhanh, trong đó có tế bào da, tóc và móng có tốc độ phát triển và phân chia nhanh. Vì vậy, hóa trị sẽ khiến tóc rụng nhiều, da bị sạm và bong. Chúng ta thường thấy bệnh nhân ung thư khi làm hóa trị bị rụng hết tóc là vì lý do này.
  • Lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu giảm: Các tế bào máu có tốc độ phát triển và phân chia nhanh, vì vậy chúng cũng là đối tượng bị “tấn công nhầm” bởi các thuốc hóa trị. Bệnh nhân ung thư bị giảm tiểu cầu, hồng cầu và bạch cầu với các biểu hiện như thiếu máu, dễ bị nhiễm trùng, dễ bị bầm tím.
  • Chán ăn, buồn nôn và nôn: Dưới tác động của thuốc hóa trị, bệnh nhân ung thư có thể rơi vào trạng thái chán ăn, buồn nôn hoặc nôn.
  • Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do hóa trị có thể làm hỏng các tế bào lót trên niêm mạc ruột. 
  • Loét niêm mạc miệng: Một số bệnh nhân ung thư có thể gặp phải tình trạng viêm, loét niêm mạc khi hóa trị liệu.

 

rụng tóc

Bệnh nhân ung thư trong quá trình hóa trị dễ bị rụng tóc

 

Chăm sóc bệnh nhân ung thư trong quá trình hóa trị

    Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và có chế độ nghỉ ngơi phù hợp là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình hóa trị liệu điều trị ung thư. Người nhà bệnh nhân cần lưu ý:

  • Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh: Vì người bệnh rất cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể có khả năng phục hồi sau mỗi đợt điều trị, vì vậy nên người nhà cần lưu ý:
  1. Thực đơn hàng ngày của bệnh nhân cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng bao gồm protein, lipid, glucid, vitamin, khoáng chất.
  2. Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ, ăn thức ăn ít mùi vì bệnh nhân dễ bị nôn, buồn nôn và chán ăn trong suốt quá trình trị liệu.
  3. Ăn thức ăn lành tính, hạn chế tối đa dầu mỡ,… để tránh tạo gánh nặng lên hệ tiêu hóa của bệnh nhân.
  4. Không thực hiện theo các chế độ ăn thực dưỡng, thuần chay không có căn cứ khoa học đang lan truyền trên mạng.
  5. Bệnh nhân cần uống đủ nước để duy trì độ ẩm, thải độc tố và duy trì chức năng của các cơ quan nội tạng.
  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể phục hồi sau quá trình hóa trị. Người điều trị hóa trị nên ngủ đủ giấc, giảm stress và tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân và bạn bè.
  • Người nhà cần động viên, khích lệ bệnh nhân về mặt tinh thần để bệnh nhân giảm bớt sự mệt mỏi, có động lực chiến đấu với bệnh tật.
  • Quá trình hóa trị có thể tác động, ảnh hưởng đến bạch cầu nên bệnh nhân cần giữ vệ sinh sạch sẽ, môi trường thông thoáng để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn và nhiễm trùng.

 

Bệnh nhân ung thư

Bệnh nhân ung thư cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

 

    Trên đây là những thông tin quan trọng mà bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ung thư cần biết về phương pháp hóa trị liệu. Ung thư là căn bệnh ác tính, nguy hiểm, nhưng nếu người bệnh tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, giữ tinh thần lạc quan thì tiên lượng bệnh sẽ tốt hơn, tăng khả năng điều trị khỏi và cải thiện chất lượng cuộc sống. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn và gia đình khỏe mạnh!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

7 lưu ý khi chăm sóc tóc chẻ ngọn, làm sao để có mái tóc đẹp nhất?

Với một mái tóc đang chẻ ngọn, bạn nên làm gì? Cần lưu ý gì trong quá trình chăm sóc? Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm câu trả lời trong bài viết ngay sau đây.

Các bài thuốc đông y chữa rụng tóc liệu có hiệu quả? Giải pháp cho tình trạng rụng tóc tốt nhất hiện nay là gì?

Các bài thuốc đông y chữa rụng tóc liệu có hiệu quả? Giải pháp cho tình trạng rụng tóc tốt nhất hiện nay là gì?

Những tiến bộ trong điều trị ung thư phổi giai đoạn 4: Niềm hy vọng mới cho người bệnh

Những tiến bộ trong điều trị ung thư phổi giai đoạn 4: Niềm hy vọng mới cho người bệnh

Mách bạn cách chăm sóc tóc nhanh dài, dày và bóng đẹp tại nhà

Khi thực hiện những cách chăm sóc tóc nhanh dài ngay sau đây, bạn sẽ thúc đẩy được quá trình phát triển của tóc. Từ đó nhanh chóng sở hữu mái tóc dài, dày và bóng đẹp ngay tại nhà.

Tìm hiểu hiện tượng rụng tóc nhiều ở nam giới từ A đến Z (cập nhật 2020)

Rụng tóc nhiều ở nam giới không phải là hiện tượng hiếm gặp. Rụng tóc ở nam giới là bệnh gì ? Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé !
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

[Chuyên gia giải đáp] Xạ trị là gì? Xạ trị có nguy hiểm không?

[Chuyên gia giải đáp] Xạ trị là gì? Xạ trị có nguy hiểm không?

Trước khi bước vào một liệu trình xạ trị, chắc hẳn rằng bệnh nhân và người nhà của họ sẽ không tránh khỏi những băn khoăn như xạ trị là gì? Nó có tác dụng gì trong điều trị ung thư? Xạ trị có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà