Ung thư miệng là loại ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư miệng là 40%, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ sống sót 86% nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Dưới đây là những thông tin bạn biết về ung thư miệng: nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh này.
Dấu hiệu - triệu chứng của ung thư miệng
Ung thư miệng là bệnh ung thư xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng nhưng thường gặp nhất là trên lưỡi, môi, vòm miệng hoặc bên trong má,…
Các dấu hiệu, triệu chứng của ung thư miệng. ( Nguồn: Mayo Clinic)
Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của ung thư miệng
- Có những vết loét ở môi hoặc miệng không lành
- Đau miệng
- Giọng nói bị thay đổi
- Xuất hiện các mảng trắng hoặc đỏ trên nướu, lưỡi, amidan hoặc niêm mạc bên trong miệng
- Có một khối u ở cổ
- Giảm cân
- Hôi miệng
- Hàm bị sưng, đau hàm
- Răng lung lay
- Khó nhai, nuốt hoặc khó cử động lưỡi và hàm
- Đau tai.
Các giai đoạn của ung thư miệng
Ung thư miệng có 5 giai đoạn, từ giai đoạn 0 đến giai đoạn 4. Các giai đoạn của ung thư miệng được xác định dựa trên các yếu tố sau:
- Kích thước khối u
- Nó đã lan ra các hạch bạch huyết gần đó không?
- Nó có lan đến các vị trí xa hơn ( ví dụ phổi) hay không?
Giai đoạn 0:
Trong giai đoạn này, ung thư vẫn còn trong lớp tế bào trên cùng của khoang miệng. Các tế bào ung thư chưa phát triển vào đến các lớp sâu hơn và chưa lan đến các hạch bạch huyết gần đó hoặc các vị trí xa.
Giai đoạn 1:
Hình ảnh một khối u trong khoang miệng.
Trong giai đoạn này, ung thư miệng có các triệu chứng sau:
- Các khối u có kích thước từ 2 cm trở xuống
- Chưa phát triển sang các mô lân cận.
- Chưa lan đến các vị trí xa hơn hoặc các hạch bạch huyết.
Giai đoạn 2:
Các triệu chứng ung thư miệng giai đoạn 2 là:
- Khối u có kích thước từ 2 – 4 cm
- Chưa phát triển sang các mô lân cận
- Chưa lan đến các hạch bạch bạch huyết gần đó hoặc các vị trí xa hơn.
Giai đoạn 3:
Ung thư miệng giai đoạn 3 được chia thành 2 trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Kích thước khối u lớn hơn 4 cm, ung thư chưa lan đến các hạch bạch huyết lân cận hoặc các vị trí xa hơn.
- Trường hợp 2: Ung thư có kích thước không lớn hơn 3 cm nhưng đã lan đến một hạch bạch huyết cùng phía với khối u nguyên phát. Chú ý ở giai đoạn 3, ung thư chưa phát triển bên ngoài hạch bạch huyết và không lan ra các vị trí xa.
Giai đoạn 4:
Giai đoạn 4 được chia làm 3 giai đoạn nhỏ: 4A, 4B, 4C. Trong đó 4A là giai đoạn ít nguy hiểm nhất và giai đoạn 4C nguy hiểm nhất.
- Giai đoạn 4A:
Trong trường hợp này, ung thư có kích thước bất kỳ và đã phát triển vào các khu vực lân cận (ví dụ các xương lân cận như xương hàm, da cằm hoặc mũi, các cơ sâu trong lưỡi hoặc xương hàm trên). Lúc này, ung thư chưa lan đến các hạch bạch huyết lân cận hoặc chỉ lan đến một hạch bạch huyết nhỏ hơn 3 cm cùng phía với khối u nguyên phát.
- Giai đoạn 4B:
Ung thư có kích thước bất kỳ và đã phát triển vào các mô hoặc cấu trúc mềm gần đó. Trong giai đoạn này ung thư chưa lan ra các cơ quan ở xa nhưng đã lan ra các hạch bạch huyết ở một trong các tình huống sau:
+ Ung thư đã lan đến một hạch bạch huyết lớn hơn 6 cm
+ Ung thư lan đến một hạch bạch huyết nhỏ hơn 3 cm, nhưng phát triển bên ngoài hạch bạch huyết.
+ Ung thư lan đến nhiều hơn một hạch bạch huyết và đã phát triển bên ngoài các hạch bạch huyết.
+ Ung thư lan đến một hạch bạch huyết ở phía đối diện của khối u nguyên phát và có kích thước nhỏ hơn 3 cm và đã phát triển bên ngoài hạch bạch huyết.
- Giai đoạn 4C:
Trong giai đoạn này, ung thư có kích thước bất kỳ và đã lan đến các vị trí xa như phổi. Ngoài ra, nó có thể đã phát triển vào các khu vực lân cận hoặc lan đến các hạch bạch huyết gần đó.
Nguyên nhân và các yếu tố rủi ro dẫn đến ung thư miệng
Thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư miệng.
Hiện tại vẫn nguyên nhân chính gây ra ung thư miệng vẫn chưa được tìm hiểu rõ nhưng các nhà khoa học đã xác định được các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ ung thư vùng miệng là:
- Thuốc lá: Những người sử dụng thuốc lá càng lâu và sử dụng càng nhiều thì nguy cơ mắc ung thư miệng càng cao. Ngoài ra loại thuốc lá bạn sử dụng cũng ảnh hưởng đến khu vực bạn bị ung thư miệng, ví dụ những người sử dụng thuốc lá hút truyền thống có nguy cơ bị ung thư ở môi hoặc vòm miệng, những người sử dụng thuốc lá nhai thì có nhiều khả năng bị ung thư nướu, má hoặc môi. Những người hít phải khói thuốc lá từ người khác cũng có nguy cơ bị mắc ung thư miệng.
- Giới tính: 2/3 số người được chẩn đoán ung thư miệng là nam giới.
- Tuổi: Nguy cơ ung thư miệng tăng cao hơn ở những người sau 50 tuổi và cao nhất từ 60 – 70 tuổi. Độ tuổi được chẩn đoán ung thư miệng trung bình là 62 tuổi và rất hiếm trẻ em bị ung thư miệng.
- Rượu bia: những người bị nghiện rượu nặng có nguy cơ ung thư miệng cao hơn những người uống rượu ít hơn.
- Môi tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời.
- Virus HPV
- Hệ miễn dịch bị suy giảm.
Biện pháp phòng ngừa ung thư miệng
Các phương pháp để giảm nguy cơ ung thư miệng:
- Không sử dụng thuốc lá: Khi bạn sử dụng thuốc lá dù ở dạng hút hay nhai cũng đều khiến các tế bào trong miệng tiếp xúc với hợp chất nguy hiểm gây ung thư. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Boni-Smok với các thành phần thảo dược hỗ trợ bỏ thuốc lá an toàn và hiệu quả, đã được kiểm chứng lâm sàng tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương.
- Hạn chế uống rượu: Sử dụng rượu quá lâu có thể gây kích ứng cho các tế bào trong miệng, làm tăng nguy cơ ung thư miệng.
- Tránh cho môi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời: Bảo vệ da ở môi khỏi ánh sáng mặt trời như bịt khẩu trang, đội mũ rộng vành. Ngoài ra, hiện tại trên thị trường đang có những sản phẩm chống nắng cho môi.
- Khám răng định kỳ: Bạn nên đi khám răng định kỳ và yêu cầu nha sĩ kiểm tra toàn bộ miệng để tìm ra các vùng bất thường.
Các phương pháp điều trị ung thư miệng
Các bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ khối u ở bệnh nhân ung thư miệng.
Có 3 biện pháp chính để điều trị ung thư miệng là:
- Phẫu thuật: Đây thường là phương pháp đầu tiên được lựa chọn để điều trị ung thư miệng. Trong các giai đoạn sớm, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ khối u.
- Xạ trị: Thường được bác sĩ sử dụng kết hợp trước hoặc sau phẫu thuật để tăng hiệu quả điều trị.
- Hóa trị: Được các bác sĩ sử dụng để tăng hiệu quả xạ trị.
Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về bệnh ung thư miệng, triệu chứng và cách điều trị và phòng ngừa. Nếu bạn thấy mình có dấu hiệu hoặc triệu chứng của ung thư miệng, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị sớm nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM: