Yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ

Cập nhập: Thứ sáu, 09/06/2023

 

   Ung thư là căn bệnh được bắt gặp ở mọi độ tuổi, từ người già đến trẻ nhỏ. Có những loại ung thư xuất hiện ở cả hai giới. Trong khi đó, có những loại chỉ xuất hiện ở nam, hoặc nữ giới. Ví dụ như ung thư buồng trứng chỉ có ở phụ nữ.

   Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ nhé!

 

Điểm mặt các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ

Điểm mặt các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ

 

Ung thư vú - Đứng đầu danh sách các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ

   Ung thư vú được bắt gặp ở cả hai giới, nhưng có đến 99% trường hợp là phụ nữ. Đây cũng là một trong các bệnh ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất ở nữ giới. Theo thống kê của Tổ chức Ung thư Toàn cầu - GLOBOCAN, số ca mắc mới ung thư vú chiếm khoảng 24,5% trên tổng số các ca bệnh ở phụ nữ.

   Số ca mắc mới trong năm 2020 là gần 2,3 triệu người. Số ca tử vong do ung thư vú vào khoảng 684 ngàn người.

Yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú

  • Nguy cơ mắc bệnh ung thư vú tăng dần theo tuổi. Phụ nữ trên 45 tuổi, phụ nữ không sinh con, hoặc sinh con đầu lòng sau 30 tuổi.
  • Mắc bệnh tuyến vú như: Xơ vú, áp xe vú,...
  • Do di truyền.
  • Từng bị ung thư buồng trứng, phúc mạc, vòi trứng,...
  • Dậy thì sớm, béo phì, dùng thuốc hormone, lối sống không khoa học,...

Cách phòng ngừa ung thư vú

  • Tăng cường ăn rau củ, trái cây tươi.
  • Giảm ăn chất béo có hại, thực phẩm nhiều đường, tinh bột.
  • Không uống rượu, bia, hút thuốc lá.
  • Thường xuyên kiểm tra ngực tại nhà.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Khám tầm soát ung thư nếu trong diện có nguy cơ cao.

 

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ

 

Ung thư đại trực tràng (colon rectal cancer)

   Đây là bệnh có tỷ lệ cao thứ hai trong số các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ. Số ca mắc mới ung thư đại trực tràng trong năm 2020 vào khoảng gần 2 triệu người. Trong đó, có khoảng 865 nghìn trường hợp là phụ nữ. Số phụ nữ tử vong do căn bệnh này vào khoảng 419 nghìn người.

Yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng

  • Tuổi tác càng lớn thì nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng càng cao, đặc biệt là ở người trên 50 tuổi.
  • Người từng mắc polyp tuyến, đặc biệt là loại polyp lớn, nhiều polyp đại trực tràng.
  • Tiền sử mắc bệnh viêm ruột (IBD), viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, viêm đại tràng mãn tính.
  • Tiền sử gia đình mắc ung thư đại trực tràng.
  • Di truyền.
  • Mắc bệnh tiểu đường type 2, thừa cân, béo phì,...
  • Lối sống không khoa học: Ít vận động, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia.

Cách phòng ngừa ung thư đại trực tràng

  • Hạn chế ăn đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, thịt đỏ, thịt chế biến.
  • Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi để bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất.
  • Bổ sung vitamin D bằng thực phẩm hoặc tắm nắng.
  • Tập thể dục, chơi thể thao thường xuyên, giữ cân nặng ổn định.
  • Không hút thuốc lá, không uống rượu bia.
  • Khám tầm soát nếu bạn có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng.

 

Ung thư đại trực tràng là loại phổ biến thứ 2

Ung thư đại trực tràng là loại phổ biến thứ 2

 

Ung thư phổi (lung cancer)

    Ung thư phổi là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất ở nam giới. Trong khi đó, bệnh chỉ đứng hàng thứ 3 trong số các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ. Trong năm 2020, số phụ nữ mắc mới ung thư phổi vào khoảng 770 nghìn người. Tuy nhiên, số người chết vì ung thư phổi lên đến 607 nghìn người, cao hơn cả ung thư đại trực tràng.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi

  • Hút thuốc lá, thuốc lào là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư phổi. Người hút thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ cao mắc ung thư phổi.
  • Có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi.
  • Người nhiễm virus HIV.
  • Phơi nhiễm phóng xạ, từng xạ trị vùng ngực, tiếp xúc với radon trong tự nhiên,...
  • Hít phải các loại hóa chất, bụi nghề nghiệp: Amiăng, silic, asen, crom, niken, cadmium, bồ hóng,...
  • Sống tại những nơi có không khí ô nhiễm.
  • Sử dụng các sản phẩm bổ sung beta caroten ở người nghiện thuốc lá nặng.

Cách phòng ngừa ung thư phổi

  • Bỏ hút thuốc, không đến những nơi có nhiều khói thuốc lá, yêu cầu người thân ngừng hút thuốc.
  • Tăng cường thông gió, sử dụng máy lọc khí để cải thiện chất lượng không khí.
  • Lưu trữ nước trong bể trước khi sử dụng, bịt kín các vết nứt trên sàn nhà và tường, hạn chế xuống tầng hầm để giảm tiếp xúc với bức xạ radon.
  • Thực hiện bảo hộ lao động, đeo khẩu trang tại nơi làm việc, hoặc tại những nơi ô nhiễm.
  • Hạn chế đốt rác thải, rơm rạ, cao su, túi nilon, than đá, than tổ ong.
  • Trồng thêm nhiều cây xanh, tắt máy xe khi dừng đèn đỏ.
  • Bổ sung nhiều thực phẩm có lợi như rau củ, trái cây.
  • Tăng cường tập thể dục.
  • Khám tầm soát nếu có nguy cơ cao mắc ung thư phổi.

 

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi

 

Ung thư cổ tử cung (cervical cancer)

   Ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ 4 về tỷ lệ mắc và tử vong trong số các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ. Số ca mắc mới trong năm 2020 là 604 nghìn người, và số người chết là 341 nghìn người.

Yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung

  • Nhiễm virus HPV, vi khuẩn Chlamydia, hay virus HIV gây suy giảm miễn dịch.
  • Có nhiều bạn tình, quan hệ với nhiều người.
  • Mắc bệnh lạc nội mạc tử cung.
  • Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc nhiều với khói thuốc.
  • Sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài.
  • Mang thai nhiều lần, mang thai trước 20 tuổi.

Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung

 

Ung thư cổ tử cung ở nữ giới

Ung thư cổ tử cung ở nữ giới

 

Ung thư dạ dày (Stomach cancer)

   Ung thư dạ dày đứng thứ 8 trong số các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ. Tuy nhiên, số phụ nữ tử vong vì ung thư dạ dày lại đứng hàng thứ 5.

Yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày

  • Nguy cơ ung thư tăng cao ở người trên 50 tuổi. Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán đều từ 60 - 80 tuổi.
  • Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori), virus EBV (Epstein-Barr).
  • U mô bạch huyết kết hợp với niêm mạc.
  • Ăn nhiều thực phẩm hun khói, thịt muối, rau muối, hút thuốc lá, uống rượu nhiều.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Tiền sử phẫu thuật dạ dày, thiếu máu ác tính, viêm dạ dày phì đại, suy giảm miễn dịch.
  • Hội chứng ung thư di truyền, tiền sử gia đình mắc ung thư dạ dày.

Cách phòng ngừa ung thư dạ dày

  • Tăng cường bổ sung trái cây và rau quả. Hạn chế ăn dưa muối, cà muối, thịt hun khói, đồ nướng, đồ ăn công nghiệp, nước ngọt,...
  • Tập thể dục thường xuyên và dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Không uống rượu và bỏ thuốc lá.
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý dạ dày, như viêm loét dạ dày tá tràng, nhất là khi có nhiễm khuẩn HP.
  • Tầm soát ung thư nếu có nguy cơ cao mắc bệnh.

   Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích nhất cho quý độc giả về các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ. Nếu còn băn khoăn về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Phát hiện mới về tác động của vitamin D với bệnh nhân hen suyễn

Nhiều nghiên cứu khoa học sau đó đã phát hiện ra vitamin D còn là một chất có khả năng điều hòa miễn dịch mạnh có khả năng làm giảm tín hiệu viêm ở một số loại tế bào liên quan đến phản ứng hen.

Uống rượu ảnh hưởng thế nào tới bệnh nhân viêm loét đại tràng?

Rượu bia làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng do: 1. Làm tăng phản ứng viêm trong ruột…

Trẻ thiếu canxi: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách bổ sung an toàn

Đổ mồ hôi, quấy khóc về đêm, rụng tóc vành khăn, mọc răng chậm... là những dấu hiệu cảnh báo trẻ thiếu canxi mà cha mẹ cần hết sức chú ý.

Mối liên hệ giữa hút thuốc lá và ung thư đại trực tràng

Để tránh được bệnh lý nguy hiểm mang tên ung thư đại trực tràng, việc đầu tiên bạn cần làm đó bỏ thuốc lá thành công. Tất cả những thông tin liên quan vấn đề này sẽ được trình bày chi tiết trong bài viết ngay sau đây.

Xì hơi nhiều là bệnh gì? Làm sao để cải thiện?

Xì hơi nhiều là bệnh gì? Làm sao để cải thiện?
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844