60% người bệnh ung thư máu sống được trên 5 năm nhờ ghép tế bào gốc tạo máu

Cập nhập: Thứ ba, 14/03/2023

 

   Ung thư máu là một bệnh ác tính, có thể bắt gặp ở cả người lớn và trẻ em. Đây là loại ung thư vô cùng nguy hiểm và gây tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời. Hiện nay, với phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư máu sống sau 5 năm đã tăng lên đến 60%. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này nhé!

 

bệnh ung thư máu

60% người bệnh ung thư máu sống được trên 5 năm nhờ ghép tế bào gốc tạo máu

 

Dấu hiệu nhận biết ung thư máu là gì?

   Ung thư máu còn được gọi là bệnh bạch cầu cấp, khởi phát từ tủy xương, nơi mà các tế bào máu được sinh ra. Ung thư máu được chia thành 3 dạng với các dấu hiệu tương ứng là:

Bệnh bạch cầu (Leukemia)

   Đây là tình trạng cơ thể sản xuất các tế bào bạch cầu bất thường. Chúng phát triển mất kiểm soát, và tồn tại trong cơ thể dài hơn so với các bạch cầu khỏe mạnh và không có khả năng chống nhiễm trùng. Các triệu chứng có thể kể đến như:

  • Mệt mỏi, yếu, khó thở, chóng mặt, da nhợt nhạt, đau ngực do thiếu máu vì các tiểu cầu và hồng cầu bị phá hủy.
  • Bầm tím bất thường, nướu chảy máu, xuất hiện chấm đỏ trên da, chảy máu kinh nguyệt nhiều, chảy máu cam thường xuyên.
  • Sốt và ớn lạnh, thường xuyên bị nhiễm trùng, sụt cân.
  • Đổ mồ hôi nhiều, đặc biệt là vào ban đêm, đau xương.
  • Hạch bạch huyết, gan hoặc lách sưng to.

Ung thư hạch bạch huyết (Lymphoma)

   Ung thư hạch bạch huyết do các tế bào lympho phát triển mất kiểm soát và khiến khả năng chống lại nhiễm trùng giảm đi. Dấu hiệu điển hình của tình trạng này là sưng hạch. Bạn có thể sờ thấy các khối u ở cổ, nách hoặc bẹn.

   Các hạch bạch huyết ở sâu hơn có thể chèn ép cơ quan gây khó thở, đau ngực, bụng hoặc xương. Lá lách to hơn tạo cảm giác no hoặc đầy hơi. Các triệu chứng khác như sốt, đổ mồ hôi đêm, mệt mỏi, sụt cân, ngứa da,...

Đa u tủy xương (Multiple Myeloma)

   Đa u tủy xương do các tế bào plasma phát triển mất kiểm soát, kìm hãm sự phát triển của tế bào khỏe mạnh và giải phóng các hóa chất vào máu làm tổn thương cơ quan, mô trong cơ thể. Triệu chứng của tình trạng này có thể kể đến như:

  • Đau lưng hoặc xương sườn kéo dài và nghiêm trọng, xương mỏng hơn, yếu và dễ gãy. Tổn thương cột sống làm tăng áp lực lên dây thần kinh gây đau, yếu chân, ngứa ran ở cánh tay, các bất thường ở ruột và bàng quang.
  • Buồn nôn, đau dạ dày, đi tiểu nhiều và hay khát nước, táo bón, chán ăn, đãng trí, tổn thương thận, sưng mắt cá chân, khó thở, ngứa da.
  • Thiếu máu và dễ bị nhiễm trùng.

   Ung thư máu được biết đến là căn bệnh có thể gây tử vong nhanh chóng, do các tế bào ác tính sẽ cản trở quá trình tạo máu bình thường. Tuy nhiên, với những tiến bộ của y học trong thời gian gần đây, người bệnh ung thư máu đã có thêm cơ hội để tiếp tục sống. Một phương pháp đang được áp dụng chính là ghép tế bào gốc tạo máu.

 

Thiếu máu

Thiếu máu là triệu chứng điển hình của bệnh ung thư máu

 

Phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư máu

  Ngày 24/11, trong Hội nghị khoa học Huyết học – Truyền máu năm 2022, TS.BS. Bạch Quốc Khánh cho biết, với bệnh nhân mắc ung thư máu, ghép tế bào gốc tạo máu được coi là phương pháp điều trị tối ưu, so với các phương pháp thông thường.

   Theo đó, với người bệnh ung thư máu, nếu điều trị đơn thuần thì thời gian sống đến 5 năm vào khoảng 20 - 30%. Tuy nhiên, với phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu, tỷ lệ người bệnh sống trên 5 năm lên tới 50 - 60%.

   Ghép tế bào gốc điều trị ung thư máu được chia thành hai loại bao gồm:

Ghép tự thân (autologous)

   Tế bào gốc sẽ được lấy từ máu ngoại vi hoặc dịch tủy xương của người bệnh, sau đó được bảo quản đông lạnh. Người bệnh sẽ được hóa trị hoặc xạ trị để loại bỏ các tế bào ác tính còn sót lại trong cơ thể, sau đó truyền tế bào gốc đã bảo quản để phục hồi hệ thống, giúp rút ngắn giai đoạn suy tuỷ.

Ghép đồng loại (allogeneic)

   Tế bào gốc có thể được lấy từ người thân của người bệnh, hay một người không cùng huyết thống, hoặc từ máu cuống rốn được lưu trữ có kháng nguyên bạch cầu người (HLA) phù hợp với người bệnh.

   Người bệnh được dùng thuốc hóa trị liều cao tiêu diệt tế bào tủy xương, cũng như các tế bào ác tính còn sót lại, nhằm tạo môi trường cho tế bào gốc phát triển. Sau khi cấy ghép tế bào gốc, người bệnh tiếp tục được sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để đảm bảo mọc mảnh ghép, phòng ngừa phản ứng mảnh ghép chống chủ và thải ghép.

   Ngoài phương pháp ghép tế bào gốc, người bệnh ung thư máu có thể được điều trị bằng những phương pháp khác như: Hóa trị và xạ trị thông thường, liệu pháp nhắm đích, liệu pháp miễn dịch,...

   Sau quá trình điều trị, người bệnh cần duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, vận động và nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường thể trạng; đồng thời giữ vệ sinh để tránh bị nhiễm trùng. Người bệnh cũng sẽ được truyền máu, hoặc dùng thuốc kích thích tạo hồng cầu nếu thiếu máu; hay sử dụng thuốc chống xuất huyết trong trường hợp giảm tiểu cầu.

 

Ghép tế bào gốc

Ghép tế bào gốc tạo máu giúp tăng tỷ lệ sống cho người bệnh ung thư máu

 

    Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về dấu hiệu nhận biết ung thư máu, cũng như phương pháp ghép tế bào gốc trong điều trị bệnh lý này. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Bệnh máu trắng là gì? Bệnh có chữa được không và sống được bao lâu?

  Bệnh máu trắng còn được gọi là bệnh bạch cầu, bệnh lý này hoàn toàn có thể chữa được, khả năng sống sót của người bệnh sẽ phụ thuộc vào…

Lần đầu tiên Việt Nam điều trị thành công ung thư máu bằng liệu pháp tế bào CAR-T

Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec công bố vừa điều trị thành công cho bệnh nhi 4 tuổi mắc ung thư bạch cầu cấp dòng lympho bằng liệu pháp tế bào CAR-T.

Tìm hiểu cách trị tiểu đường bằng phương pháp tế bào gốc

Phương pháp tế bào gốc là cách trị tiểu đường mới được các nhà khoa học nghiên cứu. Phương pháp này sử dụng các tế bào có khả năng…

Phương pháp mới sử dụng tế bào gốc chữa bỏng không để lại sẹo

Bỏng hay phỏng là một chấn thương rất thường hay xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Tùy vào các cấp độ bỏng khác nhau mà vết thương bỏng có thể không gây tổn thương nhiều, gây tổn thương nặng hoặc thậm chí gây tử vong. Trong tương lai, bệnh nhân bỏng không còn phải lo lắng khi điều trị nhờ phương pháp mới, sử dụng súng bắn tế bào gốc... vừa nhanh, không đau lại không có sẹo.

Tiêm tế bào gốc làm đẹp đón tết: Người phụ nữ bị sốc phản vệ

Tiêm tế bào gốc làm đẹp đón tết: Người phụ nữ bị sốc phản vệ.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844