Có 3 dấu hiệu lạ này ở cổ, hãy coi chừng ung thư tuyến giáp

Cập nhập: Thứ hai, 13/03/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Ung thư tuyến giáp là một bệnh lý ác tính và có tỉ lệ tử vong cao. Rất nhiều bệnh nhân sau khi thấy có các dấu hiệu lạ ở cổ đã đi khám và bàng hoàng phát hiện mình bị mắc ung thư tuyến giáp. Để nắm được những dấu hiệu đó, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây.

 

dấu hiệu của ung thư tuyến giáp

Cảnh giác với 3 dấu hiệu của ung thư tuyến giáp

 

Một số thông tin cần biết về bệnh ung thư tuyến giáp

    Tuyến giáp là một tuyến thuộc hệ nội tiết nằm ở giữa cổ, được phân làm 2 thùy, đây là nơi tổng hợp và dự  trữ hormon T3, T4 và đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển.

    Ung thư tuyến giáp là bệnh có sự xuất hiện khối u ác tính từ các tế bào tuyến giáp. Bệnh được chia làm nhiều loại, trong đó hay gặp là:

  • Ung thư tuyến giáp nhú
  • Ung thư tuyến giáp thể tủy
  • Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa

   Trong đó thể tủy và thể không biệt hóa có tiên lượng xấu hơn, tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn.

    Ung thư tuyến giáp cũng như bất kỳ loại ung thư nào khác, việc nắm được các dấu hiệu ban đầu để đi khám và phát hiện bệnh sớm đóng vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả điều trị và thời gian sống còn lại của bệnh nhân.

 

Vị trí tuyến giáp

Vị trí tuyến giáp

 

Có 3 dấu hiệu lạ này ở cổ, hãy coi chừng ung thư tuyến giáp

    Khi có dấu 3 dấu hiệu bất thường sau đây, bạn hãy nghĩ ngay đến các bệnh lý liên quan đến u tuyến giáp, trong đó có ung thư.

Quan sát, sờ thấy có khối u ở cổ

    Ở giai đoạn đầu, ung thư tuyến giáp thường không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, vì tuyến giáp nằm khá gần da cổ nên khi xuất hiện khối u với kích thước đủ lớn, người bệnh có thể cảm nhận hoặc quan sát được khi soi gương, đóng khuy cổ áo hoặc đeo dây chuyền, uống nước hoặc sờ nắn cổ. Người bệnh sẽ có thể nhìn thấy sự bất đối xứng hai bên ở vị trí của tuyến giáp trên cổ.

Khàn tiếng (khàn giọng)

    Khi khối u tiếp tục phát triển, nó có thể chèn ép vào khu vực của thực quản và thanh quản. Khi thực quản bị chèn ép, dây thần kinh bị xâm lấn thì người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng khàn tiếng.

Khó nuốt

    Vì vị trí ở cổ, ngay phía trước thực quản nên khi khối u phát triển, chèn ép vào cơ quan này thì sẽ khiến người bệnh có cảm giác khó nuốt. Ngoài ra, nó còn có thể gây tình trạng rối loạn hô hấp, khó thở nếu khối u xâm lấn vào khí quản.

    Trên đây là 3 dấu hiệu được coi là hồi chuông mà cơ thể cảnh báo cho bạn biết rằng cần đi khám sớm vì rất có thể, bạn đã bị ung tuyến giáp. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc nếu không có 3 dấu hiệu này nghĩa là tuyến giáp của bạn đang hoàn toàn khỏe mạnh.

    Ngày 11/3/2023, báo Vnexpress đưa tin có trường hợp người đàn ông bị đau ngực, khi đi khám thì phát hiện bị ung thư tuyến giáp. Cụ thể, đó là trường hợp của ông Nguyễn Văn Trọng (65 tuổi, quận Tân Phú, TP HCM), sau khi bị đau ngực thì phát hiện có 1 khối u trong lồng ngực và có một nhân giáp 12mm ở cổ. Sau các xét nghiệm cần thiết, ông được chẩn đoán bị ung thư tuyến giáp. Trong khi, trước đó ông không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở cơ quan này như nuốt nghẹn, khàn giọng, đau họng hay các dấu hiệu của cường giáp và suy giáp

    Vì lý do trên, tốt nhất bạn nên thăm khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kỳ để phát hiện các bệnh lý sớm mình có thể mắc phải, từ đó được điều trị kịp thời.

 

khám sức khỏe định kỳ

Hãy khám sức khỏe định kỳ và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ khi bị bệnh

 

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp

    Khi đi khám, bác sĩ có thể chỉ định nhiều loại xét nghiệm khác nhau giúp chẩn đoán bệnh, bao gồm: Chẩn đoán hình ảnh (thường là siêu âm), chọc hút tế bào kim nhỏ (phương pháp có giá trị chẩn đoán khối u lành tính hay ác tính).

    Ung thư tuyến giáp được chia thành 4 giai đoạn từ 1 đến 4. Tùy thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi tác, các bệnh mắc kèm và tình trạng sức khỏe chung của người bệnh mà bác sĩ có thể đưa ra các phương án điều trị như:

  • Phẫu thuật: bao gồm cắt một thùy và eo giáp trạng hoặc cắt toàn bộ tuyến giáp.
  • Iod phóng xạ: Chỉ thực hiện sau khi đã được cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp.
  • Điều trị hormon: Sau khi cắt toàn bộ tuyến giáp, hoặc sau khi điều trị iod phóng xạ, bạn sẽ phải bổ sung hằng ngày lượng hormone thiếu hụt do tuyến giáp tiết ra.
  • Xạ trị và hoá trị: Vai trò của phương pháp này trong điều trị ung thư tuyến giáp còn hạn chế, chỉ sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt.
  • Điều trị đích: Đây là phương pháp giúp tiêu diệt tế bào ung thư và hạn chế được các tác động tiêu cực đến tế bào lành, được chỉ định khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.

 

Phẫu thuật

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp

 

Bệnh nhân cần làm gì khi phát hiện ung thư tuyến giáp?

    Khi được chẩn đoán bị ung thư tuyến giáp, người bệnh cần:

  • Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Bổ sung dinh dưỡng đúng cách:
  • Ăn đa dạng các nhóm thực phẩm để bổ sung đủ chất đạm, chất béo, glucid, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất. Điều này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho người bệnh để chống lại tế bào ung thư cũng  như các phương pháp điều trị.
  • Tuyệt đối không nhịn ăn, bỏ bữa để “bỏ đói tế bào ung thư” như các thông tin trên mạng chưa được kiểm chứng.
  • Kiêng các thực phẩm chế biến sẵn, rượu bia, nước ngọt, không sử dụng chất kích thích.
  • Không ăn quá nhiều thực phẩm giàu i-ốt như: rong biển, tôm, cá biển…
  • Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ vì người bệnh ung thư thường ăn kém.
  • Nên ăn thức ăn mềm, lỏng, được thái nhỏ, dễ nuốt.
  • Sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya, tránh căng thẳng, stress. Tránh làm việc quá sức.

    Đến đây, hy vọng bạn đã nắm được 3 dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư tuyến giáp và những lưu ý cần biết để bệnh được cải thiện hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: ung thư tuyến giáp

Bài viết cùng chủ đề

Tìm hiểu về mổ tuyến giáp - Khi nào bệnh nhân cần phải mổ tuyến giáp?

  Bác sĩ thường chỉ định mổ tuyến giáp trong trường hợp tuyến giáp hoạt động không tốt, dẫn đến các vấn đề sức khỏe và các bệnh lý nguy....

Vitamin D có tác dụng gì? Vitamin D có trong thực phẩm nào?

Vitamin D có tác dụng tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe xương, tăng testosterone, phòng ngừa ung thư,...
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà