Ngứa da, đau bụng - Dấu hiệu ung thư tuyến tụy không thể bỏ qua

Cập nhập: Thứ sáu, 03/03/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Ung thư tuyến tụy là một trong 6 loại ung thư thường gặp ở đường tiêu hóa và đứng thứ 5 về mức độ nguy hiểm. Triệu chứng của căn bệnh này thường không điển hình. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu bạn bị đau bụng, ngứa da triền miên thì rất có thể là dấu hiệu chỉ báo cho căn bệnh này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về điều này trong bài viết dưới đây nhé!

 

Ngứa da, đau bụng - Dấu hiệu ung thư tuyến tụy không thể bỏ qua

Ngứa da, đau bụng - Dấu hiệu ung thư tuyến tụy không thể bỏ qua

 

Ngứa da, đau bụng - Dấu hiệu ung thư tuyến tụy không thể bỏ qua

   Tụy là một cơ quan thuộc hệ thống tiêu hóa, được chia thành 3 phần gồm: đầu, thân và đuôi tụy. Phần đầu tụy có kích thước lớn nhất nằm sát với tá tràng, càng về phần đuôi thì tụy càng nhỏ lại.

   95% các trường hợp ung thư tuyến tụy bắt nguồn từ mô tụy ngoại tiết bao gồm: tế bào biểu mô ống tụy, tế bào “acinar”, tế bào mầm,... Trong đó, khoảng 85% là xuất phát từ tế bào biểu mô ống tụy ngoại tiết. Theo thống kê, 60 - 70% u nằm ở vùng đầu tụy, 20 - 25% nằm ở thân và đuôi tụy. Trường hợp u chiếm toàn bộ thể tích của tụy có tỷ lệ rất thấp.

   Tiến sĩ Đỗ Tuấn Anh, Trưởng khoa Phẫu thuật Gan mật, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: “Biểu hiện đau ở vùng thượng vị, hay vùng hạ sườn phải, chiếm tỉ lệ 80 - 90% trong số các trường hợp ung thư tuyến tụy.” Khi bệnh tiến triển nặng lên, cơn đau thường lan sang 2 bên, hoặc xuyên ra sau lưng.

   Người bệnh có thể không đau liên tục nhưng thường nặng hơn sau khi ăn hoặc khi nằm ngửa khiến người bệnh phải nằm tư thế cuộn tròn cho đỡ đau. Thông thường, đau bụng trong ung thư tuyến tụy xuất hiện từ từ, nhưng cũng có trường hợp đau dữ dội và đột ngột do khối u làm tắc ống tụy, gây viêm tụy cấp.

   Bên cạnh đó, nghiên cứu công bố trên tạp chí của Hiệp hội Gan, mật, tụy Thế giới cho thấy, ngứa kèm các triệu chứng khác như vàng da, vấn đề về bài tiết cũng được coi là dấu hiệu nhận biết ung thư tụy.

   Nếu khối u xuất hiện ở phần đuôi tụy, tình trạng ngứa có thể xảy ra ở giai đoạn sau. Còn nếu khối u hình thành ở đầu tụy, nó sẽ chèn ép các ống dẫn mật, ngăn chặn quá trình dẫn mật vào ruột, dẫn đến vàng da kèm theo ngứa ngáy xuất hiện sớm hơn.

    Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể nhận thấy nước tiểu sẫm màu hơn bình thường, đi ngoài phân sống, phân sáng hoặc đen, có thể có cục máu đông do xuất huyết tiêu hóa. Khối u cản trở các men tiêu hóa từ tụy đổ vào ruột non, nên sẽ khiến người bệnh chán ăn, suy nhược, sụt cân bất thường, buồn nôn, mệt mỏi,...

Ung thư tụy gây ra bệnh tiểu đường ở 25 đến 50% số bệnh nhân, dẫn đến các triệu chứng của không dung nạp glucose (ví dụ, đái nhiều và uống nhiều).

 

Đau bụng thượng vị và hạ sườn

Đau bụng thượng vị và hạ sườn phải là dấu hiệu điển hình của ung thư tuyến tụy

 

Ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?

   Ung thư tuyến tụy phát triển qua 4 giai đoạn, với mức độ nghiêm trọng tăng dần như:

  • Giai đoạn 1: Khối u chỉ tồn tại bên trong tuyến tụy, kích thước chỉ dưới 2 cm, hầu như không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nên bệnh nhân rất khó phát hiện bệnh.
  • Giai đoạn 2: Khối u đã có kích thước trên 2 cm đến dưới 4 cm, và xâm lấn đến các mô lân cận tuyến tụy và các hạch bạch huyết xung quanh, nhưng chưa ảnh hưởng đến các mạch máu.
  • Giai đoạn 3: Khối u có thể đạt kích thước trên 6 cm, tế bào ung thư xâm lấn vào các mạch máu và di căn tới nhiều hạch bạch huyết, cũng như các cơ quan lân cận.
  • Giai đoạn 4: Khối u có thể đạt kích thước lớn, xâm lấn đến những cơ quan xa hơn như gan, phổi, màng bụng,…

    Theo thống kê từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, nếu người bệnh được chẩn đoán và điều trị tích cực khi khối u vẫn còn nằm trong tuyến tụy, thì cơ hội sống trên 5 năm là khoảng 12 - 14%. Nếu khối u đã xâm lấn đến cách hạch bạch huyết ở gần tụy thì cơ hội chỉ còn khoảng 5 - 7%. Còn khi tế bào ung thư đã di căn, thì cơ hội sống của người bệnh chỉ còn 1 - 3%. Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm là điều vô cùng cần thiết với người bệnh.

 

Phát hiện sớm ung thư tuyến tụy bằng cách nào?

   Hiện nay, do sự chủ quan của nhiều người và các triệu chứng không quá điển hình, nên Ung thư tuyến tụy thường được phát hiện khi mà các tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan khác. Điều này khiến cho việc điều trị rất khó khăn và thời gian sống của người bệnh không còn nhiều.

    Do đó, nếu bạn nhận thấy bình có những dấu hiệu bất thường như đau bụng, ngứa da, vàng da, rối loạn tiêu hóa thường xuyên thì nên đi khám càng sớm càng tốt. Các phương pháp được sử dụng để chẩn đoán ung thư tuyến tụy gồm có:

  • Chụp cắt lớp CT-scan lấy hình ảnh chi tiết bên trong ổ bụng.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI giúp lấy hình ảnh ổ bụng và khu vực xung quanh tuyến tụy, gan và túi mật.
  • Siêu âm lấy hình ảnh các cơ quan.
  • Sinh thiết kim qua da để hút dịch từ khối u.
  • Nội soi đường mật ngược dòng để lấy sinh thiết.
  • Nội soi ổ bụng nhằm thu thập mô từ khối u và xác định xem tế bào có di căn hay chưa.

 

Nội soi đường mật ngược dòng

Nội soi đường mật ngược dòng giúp lấy sinh thiết chẩn đoán ung thư tụy

 

Phòng ngừa ung thư tuyến tụy bằng cách nào?

   Các biện pháp phòng ngừa ung thư tuyến tụy, sẽ nhằm vào việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Ngừng hút thuốc lá: nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy tăng từ 2 - 5 lần ở người hút thuốc lá. Việc hút thuốc lâu năm và hút nhiều thì càng có nguy cơ cao hơn.
  • Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, đường, tinh bột.
  • Không uống rượu, bia.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống nước ép rau củ, nhất là loại có chứa vitamin B6, choline như củ dền, cá ngừ, thịt gà, rau xà lách… để giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương oxy hóa.
  • Sử dụng các loại thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ, không chứa hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, kháng sinh,...
  • Tăng cường tập thể dục, chơi thể thao.
  • Tuân thủ các nguyên tắc bảo hộ lao động nếu làm việc trong các môi trường độc hại, nhiều chất độc như: benzidine, beta-naphthylamine, thuốc trừ sâu (DDT), các loại dung môi, xăng dầu,...
  • Thường xuyên đi khám định kỳ, đặc biệt là với người đang hoặc từng mắc các bệnh lý như viêm tụy cấp hoặc mãn tính, tiểu đường,...

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về bệnh ung thư tuyến tụy, cũng như cách nhận biết và phòng ngừa. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Vai trò của xét nghiệm di truyền xác định nguy cơ mắc ung thư

Có khoảng 10% trường hợp ung thư liên quan tới yếu tố di truyền. Chính vì vậy, xét nghiệm di truyền có thể giúp bạn đánh giá sớm nguy cơ mắc ung thư của bản thân và gia đình.

6 nguyên tắc dinh dưỡng trong phòng ngừa ung thư không thể bỏ qua

6 nguyên tắc dinh dưỡng trong phòng ngừa ung thư là: kiểm soát cân nặng, giảm ăn đường, muối, thịt đỏ, thịt chế biến...

[Cảnh báo] Lần đầu tìm thấy thành phần gây bệnh mới trong thuốc lá điện tử tại Việt Nam

Kết quả phân tích mới nhất từ những nhà khoa học Việt Nam cho thấy, thuốc lá điện tử có chứa một hoạt chất gây bệnh nguy hiểm ...

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể dự đoán ung thư tuyến tụy trước 3 năm

Theo một nghiên cứu mới nhờ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) có thể dự đoán khả năng bị ung thư tuyến tụy trước 3 năm dựa trên các bệnh án.

Tìm hiểu liệu pháp PARP trong điều trị ung thư?

Liệu pháp PARP giúp tiêu diệt các tế bào ung thư một cách chuẩn xác, nhờ vào cơ chế sửa chữa hư hỏng và chết tự nhiên của tế bào
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà