Tìm hiểu liệu pháp PARP trong điều trị ung thư?

Cập nhập: Thứ tư, 31/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Liệu pháp ức chế PARP là sử dụng một nhóm các thuốc nhắm đích trong điều trị ung thư. Nó được đánh giá là một cách tiếp cận mới khá thành công, giúp người bệnh kéo dài sự sống. Các cơ quan quản lý dược phẩm lớn trên thế giới đã phê duyệt liệu pháp này và đưa vào sử dụng trên lâm sàng.

   Vậy, liệu pháp PARP hoạt động như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé!.

 

Tìm hiểu liệu pháp PARP trong điều trị ung thư?

Tìm hiểu liệu pháp PARP trong điều trị ung thư?

 

Liệu pháp PARP trong điều trị ung thư là gì?

   PARP là các protein được tìm thấy trong các tế bào của chúng ta, đóng vai trò như một enzyme. PARP là viết tắt của Poly- ADP Ribose Polymerase. Họ enzyme này gồm có 17 protein, tham gia vào nhiều quá trình khác nhau trong cơ thể.  Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của chúng là sửa chữa DNA.

   Hiện nay, 3 loại enzyme được nghiên cứu nhiều nhất của họ PARP là PARP-1, PARP-2 và PARP-3. Trong đó, PARP-1 được chú ý đến nhiều nhất. Enzyme này có nhiệm vụ phát hiện và sửa chữa các đứt gãy ADN sợi đơn.

   Khi những tổn thương tại ADN được phát hiện, PARP-1 sẽ liên kết với những vị trí này. Sau đó, nó sẽ tiến hành tổng hợp các chất cần thiết để sửa chữa phần ADN bị hư hỏng. Trong trường hợp PARP không thể sửa chữa, tế bào sẽ bị hoại tử, và chết theo chương trình.

    Ở tế bào ung thư, một số đột biến gen nhất định làm các quá trình sửa chữa của chúng bị suy giảm. Do đó, nếu sử dụng thêm các chất ức chế PARP, thì các tế bào ung thư này sẽ chết đi nhanh chóng hơn.

    Bên cạnh đó, khi có tác động của hóa trị liệu, tác dụng gây độc tế bào của các chất ức chế PARP còn tăng lên. Từ đó, chúng giúp làm tăng hiệu quả tiêu diệt tế bào ung thư. Chính vì vậy, liệu pháp PARP được coi là phương pháp nhắm đích hiệu quả trong điều trị ung thư.

 

PARP là các enzyme sửa chữa ADN

PARP là các enzyme sửa chữa ADN

 

Liệu pháp PARP hoạt động như thế nào trong điều trị ung thư?

   Như đã nhắc đến, PARP có nhiệm vụ sửa chữa các ADN bị hư hỏng. Tuy nhiên, không chỉ có mình chúng thực hiện công việc này. Một số gen cũng góp phần trong việc sửa chữa các tổn thương này, ví dụ như BRCA1 và BRCA2.

   Chức năng của BRCA1 và BRCA2 là duy trì sự ổn định thông tin di truyền của tế bào. Chúng ngăn ngừa sự phát triển, phân chia quá mức của tế bào, ức chế tạo khối u. Vì vậy, khi gen này đột biến, việc sửa chữa các ADN có thể xảy ra sai sót, khiến các tế bào ung thư hình thành.

    Người ta nhận thấy rằng, các khối u có đột biến BRCA1 và 2 rất nhạy cảm với các chất ức chế PARP. Việc sử dụng các chất ức chế PARP giúp các tế bào ung thư này chết đi nhanh hơn.

   Ảnh hưởng này được gọi bằng một thuật ngữ là “tổ hợp gây chết - Synthetic lethality”. Điều này có thể hiểu đơn giản là, khi có mặt cả đột biến gen và chất ức chế PARP, tế bào ung thư sẽ chết.

 

          Cơ chế hoạt động của tổ hợp gây chết

Cơ chế hoạt động của tổ hợp gây chết

 

Liệu pháp PARP được sử dụng trong điều trị loại ung thư nào?

   Như đã đề cập đến, các chất ức chế PARP có tác dụng tốt với những khối u có đột biến gen BRCA1 và 2. Do đó, chúng được sử dụng trong điều trị các bệnh ung thư có đột biến gen này.

  Hiện nay, chất ức chế PARP được sử dụng rộng rãi nhất có thể kể đến là Olaparib và Talazoparib. Các loại ung thư được áp dụng liệu pháp PARP gồm có:

   Ngoài ra, liệu pháp PARP cũng đang được thử nghiệm với một số loại ung thư khác như: Ung thư phổi, ung thư tuyến tụy, dạ dày, cổ tử cung, tử cung, bàng quang và thận,...

 

Tác dụng phụ của liệu pháp PARP

   PARP được đánh giá là an toàn hơn so với các phương pháp xạ trị, hóa trị thông thường. Nhưng liệu pháp này vẫn có một số tác dụng phụ như:

  • Mệt mỏi. Bệnh nhân có thể uống các thuốc bổ trợ giảm mệt mỏi, tập thể dục, massage, hoặc biện pháp khác.
  • Thiếu máu. Tình trạng này xảy ra phổ biến trong một vài tháng điều trị đầu tiên. Để khắc phục, bác sĩ có thể cho bệnh nhân ngưng tạm thời cho đến khi sức khỏe ổn hơn. Hoặc có thể cải thiện tình trạng thiếu máu bằng cách điều trị với acid folic và vitamin B12. Một biện pháp khác là truyền máu, nhưng đây không phải lựa chọn tối ưu.
  • Buồn nôn. Đây là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc ức chế PARP. Để hạn chế, bệnh nhân nên ăn nhẹ trước khi uống thuốc 1 giờ, hoặc là uống thuốc chống nôn.

 

 Buồn nôn là tác dụng phụ thường gặp của liệu pháp PARP

Buồn nôn là tác dụng phụ thường gặp của liệu pháp PARP

 

    Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho quý độc giả về liệu pháp PARP trong điều trị ung thư. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Ngứa da, đau bụng - Dấu hiệu ung thư tuyến tụy không thể bỏ qua

Ngứa da, đau bụng - Dấu hiệu ung thư tuyến tụy không thể bỏ qua. Phát hiện sớm ung thư tuyến tụy bằng cách nào? Phòng ngừa ung thư tuyến tụy như thế nào?

Vai trò của xét nghiệm di truyền xác định nguy cơ mắc ung thư

Có khoảng 10% trường hợp ung thư liên quan tới yếu tố di truyền. Chính vì vậy, xét nghiệm di truyền có thể giúp bạn đánh giá sớm nguy cơ mắc ung thư của bản thân và gia đình.

6 nguyên tắc dinh dưỡng trong phòng ngừa ung thư không thể bỏ qua

6 nguyên tắc dinh dưỡng trong phòng ngừa ung thư là: kiểm soát cân nặng, giảm ăn đường, muối, thịt đỏ, thịt chế biến...

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể dự đoán ung thư tuyến tụy trước 3 năm

Theo một nghiên cứu mới nhờ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) có thể dự đoán khả năng bị ung thư tuyến tụy trước 3 năm dựa trên các bệnh án.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà