Những tiến bộ trong điều trị ung thư phổi giai đoạn 4: Niềm hy vọng mới cho người bệnh

Cập nhập: Thứ hai, 24/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Nếu như trước đây, khi một người bệnh tiến triển thành ung thư phổi giai đoạn 4, việc điều trị chỉ tập trung vào cải thiện triệu chứng, chất lượng cuộc sống của họ thì trong những năm trở lại đây, một số phương pháp chẩn đoán và điều trị mới đã xuất hiện. Đây được xem là niềm hy vọng mới giúp điều trị hiệu quả, nâng cao thời gian sống còn cho người bệnh.

 

 

Ung thư phổi giai đoạn 4 sống thêm được bao lâu?

   Ung thư phổi giai đoạn 4 là giai đoạn nặng nhất của bệnh ung thư phổi. Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã lan rộng tới cả hai lá phổi, hoặc di căn tới những khu vực lân cận xung quanh phổi, hoặc thậm chí di căn tới các cơ quan ở xa như não, gan, xương, tuyến thượng thận.

   Ung thư phổi giai đoạn 4 có thể được phân làm hai loại phổ biến nhất là:

  • Ung thư phổi không tế bào nhỏ (chiếm khoảng 80%)
  • Ung thư phổi tế bào nhỏ (chiếm khoảng gần 20%)

   Trong đó, có sự khác biệt về diễn biến cũng như tiên lượng giữa hai loại ung thư phổi. Ung thư phổi tế bào nhỏ được xem là phát triển nhanh và nguy hiểm hơn ung thư phổi không tế bào nhỏ.

   Theo thống kê từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) trên những người được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn 4 từ năm 2011 đến năm 2017 thì tỷ lệ sống 5 năm giữa hai loại ung thư phổi lần lượt là: 8% (với ung thư phổi không tế bào nhỏ) và 3% (với ung thư phổi tế bào nhỏ).

   Có thể thấy tiên lượng của ung thư phổi giai đoạn 4 là rất thấp bởi khi đó, các tế bào ung thư đã lan rộng ra khắp cơ thể, người bệnh không còn đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường. Chính vì vậy, việc phát hiện, chẩn đoán sớm ung thư phổi, cũng như tìm kiếm thêm những phương pháp mới trong điều trị ung thư phổi giai đoạn 4 là rất cần thiết.

 

Tiến bộ trong chẩn đoán ung thư phổi

   Những thống kê tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi ở những giai đoạn sớm có thể phẫu thuật còn thấp, chỉ rơi vào khoảng 30%. Đa phần người bệnh chỉ khi thấy các triệu chứng như: mệt mỏi, đau tức ngực, khó thở, ho dai dẳng, ho ra máu, chán ăn, thay đổi cảm xúc, đau xương, đau đầu, buồn nôn… mới bắt đầu đi khám. Khi đó bệnh đã âm thầm tiến triển trong một thời gian dài thành ung thư phổi giai đoạn 4.

   Trước tình hình đó, các phương pháp mới giúp chẩn đoán sớm ung thư phổi đã ra đời. Việc chẩn đoán sớm giúp nâng cao hiệu quả điều trị, ngăn ngừa bệnh tiến triển thành ung thư phổi giai đoạn 4. Một số phương pháp điển hình có thể kể tới như:

  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp cắt lớp vi tính ngực liều thấp.

Kỹ thuật này đã có từ nhiều thập kỷ qua, tuy nhiên với sự ra đời của nhiều máy chụp CT mới thì kỹ thuật này đã được ứng dụng nhiều hơn trong chẩn đoán sàng lọc với những đối tượng nguy cơ cao (như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, người hút thuốc lá lâu năm, người sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, có người thân bị ung thư phổi…).

Loại kỹ thuật này cung cấp những hình ảnh chi tiết hơn, từ đó dễ dàng phát hiện những sự thay đổi bất thường tại những vùng khó phát hiện trong phổi. Đồng thời, lượng phóng xạ phát ra cũng ít hơn 5 lần so với các phương pháp chụp CT cũ.

  • Nội soi phế quản mới: Sự kết hợp giữa nội soi và các kỹ thuật, công nghệ mới như laser, ánh sáng huỳnh quang, sử dụng dải ánh sáng hẹp… giúp định vị vị trí của những tổn thương giúp lấy sinh thiết mẫu bệnh phẩm chính xác và hiệu quả.
  • Sinh học phân tử: Sinh thiết lỏng.

Đây là biện pháp sinh thiết không xâm lấn, người bệnh chỉ cần lấy mẫu máu ngoại vi để xét nghiệm chứ không cần sinh thiết khối u. Quá trình phân tích máu có thể giúp tìm các phân tử DNA của tế bào ung thư có trong máu người bệnh, qua đó giúp xác định chính xác loại ung thư, nguồn gốc của ung thư (ung thư nguyên phát hay di căn). Đặc biệt, trong quá trình điều trị, sinh thiết lỏng cũng giúp đánh giá được khả năng đáp ứng điều trị của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 4.

 

Người bệnh có thể được chẩn đoán sớm ung thư phổi bằng phương pháp sinh thiết lỏng

Người bệnh có thể được chẩn đoán sớm ung thư phổi bằng phương pháp sinh thiết lỏng

 

Tiến bộ trong điều trị ung thư phổi giai đoạn 4

   Khi bệnh đã tiến triển thành ung thư phổi giai đoạn 4, các tế bào ung thư đã vượt khỏi giới hạn trong phổi, lan sang hạch bạch huyết và lan tới các cơ quan xa phổi. Phẫu thuật và xạ trị khi đó không còn tác dụng bởi những biện pháp này chỉ có hiệu quả với những giai đoạn mà tế bào ung thư vẫn còn đang cư trú tại một bộ phận nhất định.

   Còn đối với hóa trị, phương pháp này cũng không còn tối ưu bởi các thuốc hóa trị đều có bản chất là thuốc độc tế bào, chúng tiêu diệt một cách không chọn lọc tế bào ung thư. Tức là thuốc có thể tiêu diệt cả tế bào ung thư và tế bào bình thường, người bệnh phải đối diện với rất nhiều tác dụng phụ, họ có nguy cơ tử vong sớm hơn do suy kiệt.

   Chính vì vậy, đòi hỏi cần có những phương pháp điều trị mới phù hợp hơn. Và với ung thư phổi giai đoạn 4, các phương pháp mới nhất và hiệu quả nhất có thể kể tới là: liệu pháp điều trị nhắm trúng đích và liệu pháp miễn dịch.

Liệu pháp điều trị đích trong ung thư phổi giai đoạn 4

   Liệu pháp này tác động vào những gen đột biến dẫn tới sự phát triển của khối ung thư, nên khi ức chế các gen này thì khối u sẽ bị ức chế và tiêu diệt mà không gây ảnh hưởng tới tế bào bình thường. Tính chọn lọc trên tế bào ung thư chính là ưu điểm lớn nhất của nhóm thuốc này so với thuốc hóa trị thông thường.

   Đối với ung thư phổi giai đoạn 4, một số loại gen đột biến đã được các nhà khoa học tìm thấy và có thuốc điều trị đó là gen ROS1, BRAF, KRAS, RET… Trong đó, có hai loại gen mới nhất được nghiên cứu, là niềm hy vọng cho người bệnh ung thư phổi giai đoạn 4 đó là gen EGFR và ALK.

  • Với gen EGFR: Đã có 3 thế hệ thuốc ức chế gen này đó là Erlotinib và Gefitinib (thế hệ 1), Afatinib và Dacomitinib (thế hệ 2) và mới đây nhất là Osimertinib (thế hệ 3).

Osimertinib hiệu quả tốt với những bệnh nhân đã xuất hiện tình trạng kháng thuốc sau khi dùng 9-12 tháng thuốc thuộc hai thế hệ trước đó. Ngoài ra, Osimertinib còn được chứng minh là có hiệu quả rất tốt với di căn não (vị trí di căn thường gặp nhất trong ung thư phổi).

  • Với gen ALK: Cũng có 3 thế hệ thuốc ức chế gen này đó là Crizotinib (thế hệ 1), Alectinib, Ceritinib và Brigatinib (thế hệ 2) và Lorlatinib (thế hệ 3).

Thuốc thuộc các thế hệ sau có hiệu quả cao hơn thế hệ trước và đồng thời ít tác dụng phụ hơn.

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư phổi giai đoạn 4

   Thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch PD-1/PD-L1 (Pembrolizumab) là một phương pháp mới đem lại hiệu quả cao mà lại ít tác dụng phụ hơn các phương pháp điều trị truyền thống với ung thư phổi giai đoạn 4.

   Ngoài ra, phương pháp CAR-T giúp lấy các tế bào lympho T (tế bào miễn dịch) ra khỏi cơ thể người bệnh, sau đó chúng được nuôi cấy, xử lý trong phòng thí nghiệm nhằm tăng số lượng và tăng khả năng nhận diện tế bào ung thư, sau đó được truyền trở lại máu người bệnh. Hiện phương pháp này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, chưa được áp dụng thực tế nhưng đây hứa hẹn sẽ là phương pháp tuyệt vời cho người bệnh ung thư phổi giai đoạn 4 trong tương lai.

 

Liệu pháp CAR-T trong điều trị ung thư phổi giai đoạn 4

Liệu pháp CAR-T trong điều trị ung thư phổi giai đoạn 4

 

   Dù các phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư phổi giai đoạn 4 đang ngày càng được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi, song, phòng bệnh và tầm soát bệnh từ sớm, ngăn không cho bệnh tiến triển nặng mới là điều quan trọng nhất. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để nhận thêm những thông tin hữu ích về chủ đề “Ung thư”. Cám ơn các bạn đã đón xem!  

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Mách bạn giải pháp chiến thắng bệnh u xơ tuyến tiền liệt an toàn và hiệu quả

Mách bạn giải pháp chiến thắng bệnh u xơ tuyến tiền liệt an toàn và hiệu quả, các bạn đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!

Chăm sóc đôi chân suy giãn tĩnh mạch trong mùa hè đúng cách

Tại sao bệnh suy giãn tĩnh mạch lại trở nặng hơn vào mùa hè? Và làm cách nào để chăm sóc đôi chân suy giãn tĩnh mạch vào mùa hè? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Những cách giúp làm xẹp hạt tophi cho người bệnh gút

Bên cạnh những cơn gút cấp, một vấn đề khác cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của người bệnh, chính là sự xuất hiện của các hạt tophi. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về những cách giúp làm xẹp hạt tophi cho người bệnh gút nhé!

Hưởng ứng ngày Hemophilia Thế giới – Thúc đẩy điều trị dự phòng tại tuyến cơ sở

Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh rối loạn đông máu có sức khỏe tốt, góp phần hạn chế tối đa những biến chứng không đáng có cho người bệnh.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà