Hỏi: Thưa bác sĩ, buổi sáng sau khi ngủ dậy cháu thường đi ngoài phân nát không thành khuôn, có khi có cảm giác đi không hết. Sau khi ăn sáng, đặc biệt là các thức ăn nóng, cay, dầu mỡ (phở, mì ăn liền…) thì ngay lập tức bị đau bụng dữ dội, lại đi ngoài lần nữa. Phân thường lỏng hoặc có khi nhầy như mũi. Sau đó thì dễ chịu hơn. Các bữa ăn sau thì có thể ăn thoải mái các loại thức ăn mà không có hiện tượng này. Cháu bị như thế đã lâu. Xin hỏi bác sĩ tôi đang bị bệnh gì? Có thể giải quyết dứt điểm được không? Cảm ơn bác sĩ!”
Bác sĩ trả lời:
Theo những gì cháu mô tả thì khả năng cao là cháu đang gặp hội chứng ruột kích thích. Biểu hiện là bệnh kéo dài trên 10 năm kèm theo đi ngoài sau bữa sáng, tuy nhiên sau bữa trưa và tối lại không bị đi ngoài, phân có nhầy như mũi nhưng không có máu.
Khoa học còn gọi bệnh này là đại tràng co thắt và thường khó chữa dứt điểm bởi những nguyên nhân sau:
-
Thứ nhất:
Bệnh dễ nhầm lẫn thành viêm đại tràng bởi những triệu chứng ‘na ná’ nhau như hay bị đầy hơi chướng bụng, phân không bình thường, đau bụng đi ngoài ngay khi dùng thức ăn lạ… Những nhầm tưởng nói trên dẫn đến nguy cơ hội chứng ruột kích thích đôi khi được điều trị theo hướng chữa viêm đại tràng. Một số bệnh nhân hoặc nhà thuốc tự “đọc bệnh, kê đơn” dùng với kháng sinh.
Tuy nhiên, với đại tràng không viêm loét thì kháng sinh là không cần thiết, thậm chí vô hình chung tiêu diệt các lợi khuẩn trong đường ruột, làm hệ tiêu hóa ngày càng suy yếu, dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn, virus…
-
Thứ hai:
Bệnh chịu ảnh hưởng của yếu tố thần kinh, căng thẳng, stress, áp lực trong cuộc sống là nguyên nhân gây bệnh. Nhiều người bệnh chữa mãi không khỏi thành ra chán nản, bi quan, sợ bệnh… kết quả là bệnh ngày một nặng thêm.
Để chắc chắn, cháu có thể tới các cơ sở y tế gần nhất khám và kiểm tra. Nếu đúng cháu bị hội chứng ruột kích thích thì cháu lưu ý với bệnh lý này, cháu cần phải kết hợp nhiều biện pháp: thay đổi chế độ ăn uống, cùng với biện pháp giúp tâm lý thoải mái, thư giãn, kết hợp với sử dụng các sản phẩm từ thảo dược thì bệnh mới được cải thiện
-
Về dùng thảo dược: Nên dùng sản phẩm thảo dược có tác dụng giúp giảm co thắt cơ trơn đại tràng như hạt thì là, lá bạc hà, lá bài hương. 1 số thảo dược cung cấp men tự nhiên giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn như quả đu đủ. Những thảo dược này đều có trong BoniBaio.
-
Về chế độ ăn uống: hạn chế uống rượu bia, cà phê, hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị.
-
Về tâm lý: uống bổ sung 5-HTP (có trong BoniBaio) giúp tăng tiết serotonin để giảm căng thẳng, stress. Cháu nên tập thêm yoga, thiền hoặc tham gia các hoạt động thể dục thể thao cho tinh thần thư thái.
Cháu có thể tham khảo thêm một số thông tin về Hội chứng ruột kích thích dưới đây:
-
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn chức năng của ống tiêu hóa nhưng biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng của đại tràng.
Thomson W.D. (1990) đã định nghĩa: Các rối loạn chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu, tổ chức học, sinh hóa ở ruột gọi là Hội chứng ruột kích thích (irritable bowel syndrome - IBS).
Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý thường gặp trên thế giới, theo thống kê, cứ 100 người thì có 15 -20 người bị hội chứng ruột kích thích này. Thường thì tỷ lệ mắc hội chứng này ở bệnh nhân nữ cao gấp 2 lần so với nam giới. Hội chứng ruột kích thích có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng độ tuổi có nguy cơ cao mắc phải hội chứng này là từ 30 tuổi đến 50 tuổi.
-
Triệu chứng cứ ăn sáng xong đau bụng đi ngoài có phải là dấu hiệu của Hội chứng ruột kích thích?
Theo nghiên cứu của khoa học, đồng hồ sinh học của con người diễn ra như sau:
-
Từ 21-23h là quãng thời gian hệ miễn dịch (bạch cầu lympho) bài độc (đào thải chất độc).
-
Từ 23h – 1h sáng là quãng thời gian bài độc của gan.
-
Từ 1h – 3h sáng là thời gian bài độc của mật.
-
Từ 3h – 5h sáng là thời gian bài độc của phổi.
-
Từ 5h – 7h là khoảng thời gian ruột già bài độc.
-
Từ 7h – 9h là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất.
Sau một ngày đêm, phân di chuyển qua ruột và dừng lại ở đây, tích đủ lớn, đợi đến thời gian từ 5-7h sáng khi ruột già thải độc sẽ kích thích trực tràng – hậu môn tống ra ngoài. Vậy nên đi ngoài vào khoảng thời gian sau khi ngủ dậy là bình thường, tuân theo đồng hồ sinh học của cơ thể.
Tuy nhiên, khi tình trạng ăn sáng xong đau bụng đi ngoài cứ tiếp diễn và kéo dài trong nhiều năm thì rất có thể nguyên nhân là do thần kinh tại đại tràng của bạn đang trở nên nhạy cảm quá mức hay chính là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc Hội chứng ruột kích thích hay Đại tràng co thắt.
3. Ngoài dấu hiệu ăn sáng xong đau bụng đi ngoài, có dấu hiệu chỉ điểm nào khác cho bệnh lý đại tràng co thắt không?
Ngoài triệu chứng ăn sáng xong đau bụng đi ngoài, những người mắc đại tràng kích thích thường có kèm theo một loạt các triệu chứng sau:
-
Chướng bụng, đầy hơi
Bụng căng to, ậm ạch khó chịu sau khi ăn.
-
Đau bụng
Cơn đau có thể xuất hiện bất kỳ chỗ nào trong vùng bụng, thường là giữa bụng hoặc bên trái và có thể đau quặn lên.
Vị trí đau khác nhau có thể khác nhau giữa từng người, và một người có thể có nhiều vị trí đau khác nhau. Đôi khi, cơn đau đến sau khi ăn và có thể giảm nhẹ sau khi đi tiêu.
-
Rối loạn đại tiện
Tình trạng tiêu chảy và táo bón có thể xuất hiện, đôi khi xen kẽ nhau.
Phân thường được miêu tả là đầu rắn, đuôi nát, không có máu, lẫn chất nhầy và kèm theo mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, người bệnh có cảm giác đi ngoài không hết phân, đi xong vẫn muốn đi tiếp.
4. Làm sao để cải thiện tình trạng ăn sáng xong là đau bụng đi ngoài của Hội chứng ruột kích thích
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại, kéo dài nhiều năm, bệnh nhân phải đi khám bệnh nhiều nơi, tâm lý luôn ngờ vực, lo lắng sợ bệnh nặng, bệnh ác tính.
Mặc dù hiện nay chưa có thuốc điều trị dứt điểm Hội chứng ruột kích thích (IBS), tuy nhiên, những bệnh nhân mắc Hội chứng ruột kích thích (IBS) có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây để giảm các triệu chứng của bệnh:
Liệu pháp tâm lý:
Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng ngày nay, vì vậy người bệnh cần giảm thiểu các căng thẳng, stress trong cuộc sống như:
-
Giữ tinh thần vui tươi, thoải mái nhất có thể
-
Tham gia các hoạt động ngoại khóa với bạn bè, đồng nghiệp
Chế độ ăn uống
-
Tránh ăn các loại thức ăn khó tiêu: Khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả có nhiều đường (cam, quýt, xoài, mít...)
-
Tránh đồ uống có nhiều đường, có gas cùng các đồ uống chứa chất kích thích (rượu, cà phê, gia vị chua cay...)
-
Tránh những thức ăn để lâu, bảo quản không tốt… Đặc biệt khi bạn đang có triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
-
Nếu có ỉa chảy tránh ăn quá nhiều thức ăn có nhiều chất xơ (rau muống, rau cải, dưa...).
Chế độ luyện tập
-
Luyện tập chế độ đại tiện 1 lần trong ngày, xoa bụng buổi sáng khi ngủ dậy để gây cảm giác muốn đại tiện.
-
Luyện tập thư giãn, khí công, tập thể dục, đi bộ thường xuyên.
Sử dụng thuốc
Hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi hội chứng ruột kích thích. Việc sử dụng thuốc chủ yếu là điều trị các triệu chứng. Cụ thể gồm một số nhóm thuốc sau:
-
Thuốc kháng cholinergic hay thuốc chống co thắt như Alverine citrate, peppermint, mebeverine và hyoscin.
-
Thuốc chống tiêu chảy
-
Thuốc điều hòa nhu động ruột
-
Thuốc chống táo bón...
Sử dụng kết hợp sản phẩm thiên nhiên
Xu hướng của y học hiện đại trong cải thiện Hội chứng ruột kích thích (IBS) là sử dụng kết hợp giữa lợi khuẩn, 5-HTP và thảo dược thiên nhiên nhằm cho hiệu quả hỗ trợ tốt, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh mà không gặp những tác dụng phụ như khi sử dụng các thuốc Tây y.
Cháu có thể tham khảo sản phẩm BoniBaio được sản xuất tại Mỹ và Canada.
BoniBaio cung cấp 6 tỷ lợi khuẩn trong mỗi viên, giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa cũng như tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp cải thiện tiêu hóa cho bệnh nhân. Đồng thời, trong thành phần của BoniBaio cũng chứa men tiêu hóa papain chiết xuất từ quả đu đủ giúp tiêu hóa thức ăn nhiều đạm dễ dàng hơn và cung cấp L-Arginine kích thích cơ thể tăng tiết men tiêu hóa. Kết hợp với 5-HTP là acid amin được chiết xuất từ hạt giống của cây Griffonia simplicifolia (một loại cây thuộc họ đậu) giúp giảm căng thẳng, stress. Vì vậy, đây là sản phẩm phù hợp với các bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) và các bệnh lý viêm đại tràng.
BoniBaio trên hành trình cùng hàng triệu bệnh nhân lấy lại sức khỏe đại tràng
BoniBaio được hàng triệu bệnh nhân đại tràng tin dùng và đánh giá cao. Dưới đây là chia sẻ của bệnh nhân đã dùng sản phẩm:
Anh Vũ Duy Tùng ờ đội 13, xã Nghĩa Bình, Nghĩa Hưng, Nam Định, điện thoại: 097.342.6938.
Anh bị viêm đại tràng mãn tính 10 năm nay. Ngày nào cũng đi vệ sinh mấy lần, vừa đi xong lại muốn đi tiếp, lúc nào cũng đầy hơi, chướng bụng, “đánh hơi” liên tục;ăn gì đi nấy, phân sống lổn nhổn lúc như phân mèo, lúc lại nát lẫn nhày như rỉ mũi. Sờ bụng anh thấy có từng cục, từng cục nổi lên dọc khung đại tràng, lúc chỗ này lúc lại chỗ khác.
Anh uống BoniBaio ngày 4 viên, chia hai lần, sau khoảng 4 lọ bụng dạ đã nhẹ nhõm hẳn, tình trạng đau bụng cũng giãn ra thưa hơn, chướng bụng hay đánh hơi cũng giảm rõ. Sau 3 tháng, giờ anh có thể ăn uống thoải mái, nhậu nhẹt với bạn bè cũng chẳng lo đau bụng, đi ngoài nữa. Cái gì thích ăn là ăn thôi, chẳng phải kiêng khem hay sợ sệt gì cả. Phân thành khuôn, không nhày, mà hàng ngày còn đi rất đều, đúng tiêu chuẩn một lần vào buổi sáng, sờ bụng không còn thấy cục nổi lên nữa.
Chị Bùi Thanh Lành, ở thôn Phương Thượng, xã Phương Chiểu, tp Hưng Yên, đt: 0374.491.082.
Chị bị viêm đại tràng co thắt từ thời sinh viên do thói quen ăn hàng quán và việc học hành quá stress. Dần dà, bụng dạ chị ngày càng yếu, cứ ăn đồ lạ bụng lại óc ách, sôi lên khó chịu, bụng chướng to, và nổi cục hẳn lên. Nhất là đồ chua cay, thịt mỡ, hải sản, ăn vào chưa kịp tiêu đã đi ngoài xì xoẹt ngay, phân nát, phân sống, nổi bọt, không thành khuôn, vừa đi xong lại muốn đi tiếp; thậm chí sờ bụng còn thấy u cục nổi quanh rốn.
Chị dùng BoniBaio ngày 4 viên, chỉ sau 4 lọ bệnh đã tiến triển rõ ràng, bụng không còn căng chướng khó chịu nữa. Sau 2 tháng, bệnh đỡ hẳn, mỗi ngày chỉ còn đi ngoài có 1 lần thôi, phân “rất đẹp” thành khuôn. Chị ăn uống vô tư hơn hẳn, nào là hải sản, BBQ, khế chua, đồ chiên rán, uống bia vui với bạn bè cũng chẳng sao.
Tình trạng ăn sáng xong là đau bụng đi ngoài diễn ra trong thời gian dài cần hết sức chú ý, bởi đó có thể là dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang mắc bệnh lý Đại tràng kích thích. Chính vì vậy khi thường xuyên gặp tình trạng này, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và chẩn đoán chính xác cũng như được các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Với tình trạng Đại tràng kích thích, việc sử dụng thuốc chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, hãy chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và kèm theo giảm căng thẳng stress cũng như sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh từ thảo dược thiên nhiên.
-
Bà Trần Thị Liên, 70 tuổi ở Thôn Ái Quốc, xã Đình Chu, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc, điện thoại: 0388.024.919 .
Bà bị đại tràng từ cách đây 30 năm rồi, bụng nó nổi cục lên, cuồn cuộn đau kinh khủng, đầy bụng, chướng hơi, cứ ăn đồ ăn lạ là bị đau ngay nhất là đồ ăn mà có nước như canh cua, ốc, trai, hến hay thức ăn từ bữa trước mà để tới bữa này ăn là biết ngay. Ngày có khi đi 3-4 lần, phân nát, phân sống, có khi phân toàn nước. Vì bệnh đại tràng mà bà sụt mất 10 cân, từ 53 cân mà còn có 43 cân.
Bà dùng BoniBaio với liều 4 viên mỗi ngày, chia 2 lần. Chỉ sau có 4 lọ bà không còn bị đau bụng ậm ạch nữa, số lần đi vệ sinh đã giảm hẳn. Cơn đau quặn bụng, đầy hơi, chướng bụng đã thuyên giảm rõ ràng, bụng dạ nhẹ nhõm. Bà chỉ đi ngày 1 lần đi vệ sinh vào buổi sáng, phân thành khuôn như người bình thường rồi. Mừng nhất là bà ăn uống lại được, ăn gì cũng được, không phải “kén cá chọn canh” như trước, ăn xong không bị đau bụng gì cả, thoải mái lắm.
Tình trạng ăn sáng xong đã đau bụng đi ngoài diễn ra trong một thời gian dài là một dấu hiệu rất nguy hiểm. Nó có thể là chỉ dấu của nhiều bệnh lý nguy hiểm và cũng là một dấu hiệu thường gặp của Hội chứng ruột kích thích. Vì vậy khi gặp phải tình trạng ăn sáng xong là đau bụng đi ngoài, bạn cần sớm đến các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán chính xác. Nếu bạn mắc phải bệnh Đại tràng co thắt, hãy chú ý đến các biện pháp cải thiện tình trạng bệnh được nêu ra ở phía trên.
Xem thêm: