Trong những vấn đề xã hội đáng lo ngại hiện nay, hút thuốc lá vẫn luôn là một tiêu điểm nổi cộm, được nhiều người quan tâm. Thuốc lá không chỉ làm hại đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế và chất lượng đời sống hàng ngày của người sử dụng cũng như người thân của họ. Và trong nhiều năm qua, lượng người hút thuốc lá ở Việt Nam vẫn luôn được xếp vào hàng cao trên thế giới, vậy cụ thể tỷ lệ hút thuốc lá ở Việt Nam là bao nhiêu? Tác hại của hút thuốc lá là gì? Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Tỷ lệ hút thuốc lá ở Việt Nam là bao nhiêu?
Tỷ lệ hút thuốc lá ở Việt Nam là bao nhiêu?
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ hút thuốc lá rất cao và luôn được xếp ở top đầu thế giới. Theo thống kê, có khoảng 15,6 triệu người Việt sử dụng thuốc lá trong tổng dân số gần 100 triệu, chiếm tới 22,5%. Trong đó tỷ lệ hút thuốc là 45,3% ở nam giới và 1,1% ở nữ giới.
Bên cạnh những người hút thuốc lá trực tiếp, lượng người hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc) cũng ở mức cao đáng báo động. Có đến 28.5 triệu người dù không hút thuốc trực tiếp nhưng vẫn hít phải khói thuốc trong nhà và khoảng 5.9 triệu người không hút thuốc, nhưng tiếp xúc với khói thuốc lá tại nơi công cộng. Việc hít khói thuốc trong môi trường kín rất nguy hiểm, tác hại của nó không thua kém gì so với việc hút thuốc trực tiếp.
Mỗi ngày có hơn 100 ca tử vong do hút thuốc lá tại Việt Nam
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm thuốc lá gây ra cái chết của hơn 8 triệu người, trong đó có 7 triệu người là do hút thuốc trực tiếp và hơn 1.2 triệu người là do tiếp xúc và hít phải khói thuốc một cách thụ động.
Ngành Y tế Việt Nam cho biết, các bệnh liên quan đến thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nước ta, gây ra khoảng 40.000 ca mỗi năm, đồng nghĩa với việc trung bình mỗi ngày có hơn 100 người chết vì hút thuốc lá. Một nghiên cứu của Bệnh viện K lại chỉ ra rằng, có đến 90% ca ung thư phổi liên quan đến thuốc lá, người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao gấp 10 lần so với người không hút thuốc, hơn nữa nếu hút 20 điếu/ngày nguy cơ này còn tăng gấp đến 25 lần.
Mỗi ngày có 100 người Việt chết vì thuốc lá
Bên cạnh tác hại về sức khỏe và tuổi thọ con người, sử dụng thuốc lá còn gây tổn thất về kinh tế với cá nhân, gia đình và xã hội. Theo điều tra toàn cầu về tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam năm 2016 cho thấy, số tiền người dân chi mua thuốc lá một năm là 31.000 tỷ đồng. Đây mới chỉ là số tiền chúng ta có thể đo đếm được rõ ràng, nhưng vẫn còn những hao tổn về thuốc lá mang tính gián tiếp không thể không kể đến bao gồm chi phí khám, điều trị bệnh liên quan đến hút thuốc, giảm sút/mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm.
Tác hại của thuốc lá với sức khỏe
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thuốc lá có chứa hơn 7000 thành phần hóa học, trong đó có hàng trăm thành phần độc hại, có khả năng gây ung thư cao như: 1,3-Butadiene, Arsenic, Benzene, Cadmium,… Người hút thuốc lá có nguy cơ phải đối mặt với những vấn đề sau đây:
- Bị ung thư như: Ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư thanh quản, ung thư miệng, ung thư thận và bàng quang, ung thư hậu môn trực tràng, ung thư bộ phận sinh dục…
- Nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng 2-3 lần: Khói thuốc có thể gây ra loạn nhịp tim, gây tăng huyết áp. Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc và tử vong do bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch máu ngoại vi, tai biến mạch máu não… Ngoài ra hút thuốc còn làm giảm tác dụng của các thuốc điều trị tăng huyết áp.
Hút thuốc làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch
- Mắc bệnh đường hô hấp: Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Hút thuốc làm cho bệnh hen nặng lên, tỷ lệ tử vong ở người bị hen đang hoặc đã từng hút thuốc tăng gấp 2 lần so với những người không hút thuốc. Những người hút thuốc hay bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn những người không hút thuốc và thường bị trầm trọng hơn.
- Giảm khả năng sinh dục, tăng nguy cơ bị vô sinh ở cả nam giới lẫn nữ giới.
- Trẻ em hít phải khói thuốc có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, viêm tai giữa, tăng nguy cơ lên cơn hen và mức độ nặng của bệnh hen. Ngoài ra khói thuốc lá làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Con của những người hút thuốc thường có khó khăn trong nhận thức, rối loạn hành vi và giảm khả năng học tập.
Tại sao người Việt hút thuốc lá nhiều?
Có thể thấy, thuốc lá là kẻ thù chung của sức khỏe toàn cộng đồng. Thế nhưng tại sao đứng trước những nguy cơ nghiêm trọng như vậy mà tỷ lệ người Việt hút thuốc lá vẫn cao. Điều này do một số nguyên nhân chính sau:
Thuốc lá có chứa chất gây nghiện - nicotine
- Thứ nhất phải kể đến đó là thuốc lá có khả năng gây nghiện bởi hợp chất có tên nicotine – thành phần chính trong khói thuốc. Sau khi hút thuốc được 7 đến 15 giây, nicotine sẽ nhanh chóng được truyền đến não người hút, tác động lên các thụ thể ở hệ thống thần kinh với chất dẫn truyền thần kinh dopamine, gây bài tiết adrenalin (nhịp tim nhanh, co mạch ngoại vi, ức chế co bóp và ức chế tiết dịch vị dạ dày). Khi đó người hút thuốc lá tiếp nhận 1 lượng nicotine vào cơ thể, họ sẽ có cảm giác sảng khoái, yêu đời, thư giãn, tăng khả năng tập trung, tăng hiệu quả hoạt động trí óc. Đây chính là cơ chế khiến cho họ bị phụ thuộc vào thuốc lá.
- Thứ hai, nhiều người tìm đến thuốc lá như một giải pháp giải tỏa áp lực tinh thần và sau đó dần biến nó thành một phần trong cuộc sống.
- Nguyên nhân tiếp theo gây ra tình trạng hút thuốc lá ở Việt Nam như hiện nay là do văn hóa giao lưu. Không xa lạ nếu bạn bắt gặp điếu thuốc được sử dụng để mời khách trong đám hiếu, đám hỉ. Việc mời nhau điếu thuốc tưởng chừng như đơn giản và là một phép lịch sự đã vô tình khiến nhiều người tiếp xúc với thuốc lá và quen dần với chúng. Chưa kể, nhiều người còn khó khăn trong việc từ chối nên việc này rất dễ xảy ra.
- Đối với các bạn thanh thiếu niên, hút thuốc lá còn như là một lần thử trải nghiệm mới, đôi khi lại là để thể hiện bản thân mình. Cũng vì thế mà trong thực tế, tỷ lệ hút thuốc lá ở người tuổi trẻ đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây.
- Chế tài xử phạt với người hút thuốc lá ở Việt nam còn quá nhẹ tay và lỏng lẻo, mặc dù đã có một số điều luật cấm hút thuốc lá ở một số nơi.
Không quá khi nói rằng thuốc lá có thể xem là một “nạn dịch”. Để chống lại thực trạng đó không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan tổ chức có thẩm quyền mà còn cần sự đóng góp không nhỏ đến từ mỗi cá nhân.
Mỗi cá nhân cần làm gì để chống lại “nạn dịch” thuốc lá?
Để đẩy lui tình trạng hút thuốc lá, giảm thiểu tác hại của thuốc lá với sức khỏe, kinh tế và đời sống toàn xã hội thì sự thay đổi đến từ mỗi phần tử là điều quan trọng hàng đầu. Cụ thể, mỗi cá nhân cần:
- Nhận thức được những tác hại nghiêm trọng của thuốc lá, tránh sử dụng thuốc lá và các sản phẩm chứa nicotine tương tự dưới mọi hình thức. Không coi thuốc lá là phương tiện giải tỏa áp lực, thay vào đó hãy lựa chọn những biện pháp lành mạnh hơn như: đọc sách, nghe nhạc, tụ tập bạn bè, đi du lịch,...
- Không rủ rê cũng như không nghe lời người khác lôi kéo sử dụng thuốc lá.
- Đặc biệt, nếu đang sử dụng thuốc lá thì bạn cần tránh hút thuốc lá ở nơi công cộng hoặc trong phòng kín để bảo việc sức khỏe cho những người xung quanh. Đồng thời bạn hãy bắt tay vào bỏ thuốc lá, chấm dứt hoàn toàn thói quen độc hại này càng sớm càng tốt.
Hãy ngừng hút thuốc trước khi quá muộn
Hiện nay trên thị trường đã có một giải pháp giúp bạn bỏ thuốc lá an toàn, hạn chế tối đa sự khó chịu vật vã trong quá trình bỏ thuốc đồng thời mang lại hiệu quả nhanh chóng chỉ trong vòng 3-7 ngày mà bạn có thể tham khảo đó là sản phẩm mang tên Boni-Smok.
Đây là sản phẩm nước súc miệng hoàn toàn từ thảo dược và cũng là giải pháp đầu tiên và duy nhất trên thị trường được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương và được Bộ y tế cấp phép. Kết quả của nghiên cứu cho thấy đã có 72.7% trường hợp bỏ thuốc lá thành công chỉ sau 7 ngày, 26.3% còn lại là những người nghiện thuốc lá lâu năm, cần nhiều hơn 1 tuần để bỏ thuốc triệt để.
Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc đã nắm bắt được tỷ lệ hút thuốc lá ở Việt Nam cũng như những thực trạng đáng báo động của vấn nạn này. Mọi thắc mắc khác nếu có, bạn vui lòng liên hệ hotline miễn cước 1800 1044 (miễn cước) để được tư vấn chi tiết.
XEM THÊM:
- Bị ho sau khi bỏ thuốc lá có nguy hiểm không?
- [Hà Nội] Nam sinh bị khó thở, co giật sau hút thuốc lá điện tử