[Chuyên gia giải đáp] Xạ trị là gì? Xạ trị có nguy hiểm không?

Cập nhập: Thứ hai, 24/04/2023

 

     Trước khi bước vào một liệu trình xạ trị, chắc hẳn rằng bệnh nhân và người nhà của họ sẽ không tránh khỏi những băn khoăn như xạ trị là gì? Nó có tác dụng gì trong điều trị ung thư? Xạ trị có nguy hiểm không?... Vì vậy, chúng tôi biên soạn bài viết sau đây để giúp bạn hiểu hơn về phương pháp này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

 

Xạ trị có nguy hiểm không?

Xạ trị có nguy hiểm không?

 

Liệu pháp xạ trị là gì?

    Xạ trị (chiếu xạ, liệu pháp tia X, liệu pháp bức xạ) là một trong các biện pháp điều trị ung thư bằng tia bức xạ được áp dụng phổ biến hiện nay. Phương pháp này sử dụng sóng năng lượng cao hay các hạt như tia X, tia Gamma, chùm proton, electron nhắm đến các khối u và tế bào ung thư, từ đó làm tiêu diệt tế bào đột biến, ngăn chặn chúng phân chia và phát triển đồng thời có thể thu nhỏ khối u.

Trong quá trình trị liệu, các chùm tia sẽ được điều chỉnh, đo đếm cẩn thận và định hướng chính xác đến khu vực đích nhằm giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đối với tế bào lành và tiêu diệt hiệu quả các tế bào ung thư cũng như khối u.

    Liệu pháp xạ trị trong nhiều trường hợp sẽ được áp dụng đơn độc để điều trị ung thư, nhưng cũng có thể kết hợp với các phương pháp khác như hóa trị, phẫu thuật. Khác với hóa trị khi đưa thuốc vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể thì xạ trị sẽ có tác động cục bộ hơn, nghĩa là chỉ ảnh hưởng đến vị trí có tế bào ung thư. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của từng người thì xạ trị sẽ có những tác động khác nhau.

 

Vai trò của xạ trị trong điều trị ung thư

    Sau đây là những tác dụng cụ thể mà phương pháp xạ trị mang lại trong quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư:

  • Loại bỏ hoàn toàn hay thu nhỏ kích thước khối u ở giai đoạn đầu (xạ trị triệt căn) đối với loại ung thư nhạy cảm với tia bức xạ hoặc giai đoạn đầu khi khối u còn nhỏ.
  • Xạ trị dự phòng nhằm ngăn chặn sự di căn của các tế bào ung thư: Các tế bào ung thư có thể di căn đến các vị trí khác trong cơ thể thông qua các mạch máu đến nuôi nó. Việc xạ trị dự phòng là cần thiết để ngăn chặn khối u tái phát sau hóa trị, di căn sau phẫu thuật.
  • Xạ trị hỗ trợ: Làm chậm quá trình phát triển hay thu nhỏ kích thước của khối u, loại bỏ các tế bào xâm lấn. Ngoài ra, xạ trị còn hỗ trợ cho quá trình điều trị hóa trị đem lại hiệu quả tốt hơn.
  • Xạ trị tạm thời: Làm giảm nhẹ các triệu chứng do các khối u gây ra, làm dịu đi các triệu chứng của căn bệnh như giảm đau trong ung thư di căn xương, gan,… ,cầm máu do ung thư bàng quang,...

 

Xạ trị điều trị triệt căn ung thư hạ hầu

Xạ trị điều trị triệt căn ung thư hạ hầu

 

Xạ trị có nguy hiểm không?

    Xạ trị sẽ gây ra những tác dụng phụ nhất định đối với người bệnh (mức độ nặng nhẹ, nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào tình trạng của từng người, loại ung thư, kỹ thuật xạ trị và nhiều yếu tố khác). Những tác dụng phụ chung thường gặp khi xạ trị là:

  • Mệt mỏi là hiện tượng thường gặp nhất, khó tránh khỏi khi bệnh nhân làm xạ trị.
  • Các vấn đề về da liễu: đối với vùng da tiếp xúc với tia bức xạ trong quá trình điều trị sẽ xuất hiện một số dấu hiệu như mẩn đỏ, nổi mụn nước, sau một vài tuần sẽ bị khô nứt, ngứa, bong tróc da. Tình trạng này còn được gọi là viêm da do xạ trị.

    Tùy vào từng loại ung thư và vị trí xạ trị mà nó có thể gây ra những tác dụng phụ riêng. Ví dụ như khi xạ trị vùng đầu cổ, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng đau nhức (hoặc thậm chí lở loét) trong miệng hoặc cổ họng, khô miệng, khó nuốt, thay đổi khẩu vị, buồn nôn, đau tai, sâu răng, sưng ở nướu, họng hoặc cổ, cứng hàm, rụng tóc… Khi xạ trị vùng ngực thì người bệnh dễ bị loét họng, ăn không ngon miệng, ho, thở ngắn, các vấn đề về tim, phổi (tăng nguy cơ mắc bệnh tim, xơ cứng động mạch, tổn thương van tim, nhịp tim không đều, viêm phổi phóng xạ)...

 

Xạ trị gây nhiều tác dụng phụ

Xạ trị gây nhiều tác dụng phụ

 

   Như vậy, xạ trị gây ra nhiều tác dụng phụ từ nặng đến nhẹ. Tuy nhiên, khi bác sĩ chỉ định xạ trị nghĩa là họ đã thấy được lợi ích của phương pháp này mang lại trong điều trị ung thư lớn hơn so với những nguy cơ mà nó có thể gây ra và việc xạ trị là cần thiết. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, đồng thời có phương pháp chăm sóc bệnh nhân trước và sau xạ trị phù hợp.

 

Chăm sóc bệnh nhân ung thư trước và sau xạ trị

  • Chăm sóc bệnh nhân trước khi xạ trị: Người bệnh cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm cải thiện sức khỏe, đồng thời được động viên về tinh thần, tránh căng thẳng, sợ hãi.
  • Chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị: Phần da sau khi bị chiếu xạ cần được chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ, hạn chế tối đa tác động về mặt vật lý (kỳ cọ mạnh) hoặc hóa học (dùng sản phẩm vệ sinh cơ thể có tính tẩy rửa mạnh) nhằm tránh tình trạng loét sau khi xạ trị. Đối với từng trường hợp, vị trí xạ trị mà cách chăm sóc sau phẫu thuật cũng có nhiều điểm riêng. Ví dụ:
  1. Xạ trị vùng bụng: Bệnh nhân cần có biện pháp kiểm soát nôn như không ăn trong 1 vài giờ trước và sau khi chiếu tia xạ, uống thuốc giúp giảm nôn, khắc phục tiêu chảy bằng cách ăn thanh đạm, không ăn thực phẩm giàu chất xơ, ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, bổ sung đủ kali (có trong chuối, khoai tây…)...
  2. Xạ trị vùng đầu, cổ: Người bệnh được xạ trị vùng đầu hoặc cổ cần được chăm sóc tốt răng, nướu, miệng và họng bằng cách tránh thức ăn cay và thô, không dùng đồ ăn thức uống quá nóng hoặc quá lạnh, không hút thuốc lá hoặc uống rượu, tránh dùng đồ ăn vặt có đường, uống ngụm nhỏ đồ uống mát thường xuyên trong suốt cả ngày…

     Như vậy, xạ trị là một trong những phương pháp thường được áp dụng trong điều trị ung thư. Nó tuy gây ra nhiều tác dụng phụ cho người bệnh nhưng lại cần thiết để tiêu diệt tế bào đột biến, kiểm soát khối u và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Vì vậy, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, giữ tinh thần thoải mái đồng thời có chế độ ăn uống, sinh hoạt theo hướng dẫn nhằm tăng cường sức khỏe, đủ khả năng để chống chọi với các liệu trình điều trị khắc nghiệt.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Tìm hiểu tỷ lệ sống sót và hóa trị thành công cho các bệnh ung thư khác nhau

Tỷ lệ sống sót và hóa trị thành công phụ thuộc vào tốc độ và giai đoạn của bệnh ung thư cũng như thể chất và biện pháp điều trị đi kèm.

Ung thư miệng: Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng ngừa

Ung thư miệng là loại ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư miệng là 40%

Nguy cơ thiếu một số thuốc ung thư và những rủi ro từ việc thiếu thuốc

Nguy cơ thiếu một số thuốc ung thư và những rủi ro từ việc thiếu thuốc

Bệnh ung thư lưỡi có lây không? Cách điều trị ra sao?

Ung thư lưỡi không lây lan và có thể điều trị triệt căn bằng cách phẫu thuật, xạ trị… nếu phát hiện sớm

Thực hư tin đồn về bệnh ung thư “hóa trị xạ trị rồi cũng tử vong”

Bên cạnh những kiến thức hữu ích cho người bệnh từ cơ quan y tế, cũng có thông tin truyền miệng sai lệch về các phương pháp điều trị không chính thống khiến bệnh nhân hoang mang.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844