Nghiên cứu mới 'điểm danh' 4 dấu hiệu ung thư đại tràng

Cập nhập: Thứ hai, 10/07/2023

 

   Một nghiên cứu mới được tăng tải trên Tạp chí của Viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ chỉ ra 4 dấu hiệu của ung thư đại tràng giai đoạn khởi phát. Các triệu chứng này có thể xuất hiện trước khi bệnh được chẩn đoán tới 2 năm.

 

Chảy máu đại tràng là dấu hiệu thường gặp của ung thư đại tràng

Chảy máu đại tràng là dấu hiệu thường gặp của ung thư đại tràng

 

4 dấu hiệu sớm của ung thư đại tràng

   Tại nghiên cứu trên, các nhà khoa học phân tích dữ liệu từ hơn 5.000 bệnh nhân mắc ung thư đại tràng dưới 50 tuổi. Việc lựa chọn độ tuổi này để nghiên cứu nhằm mục đích xác định các triệu chứng giúp chẩn đoán ung thư đại tràng giai đoạn sớm trong bối cảnh căn bệnh này đang trẻ hóa độ tuổi mắc. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, từ năm 1995 đến 2019, tỷ lệ mắc ung thư đại tràng ở những người dưới 55 tuổi đã tăng từ 11% lên đến 20%.

   Theo đó, 4 dấu hiệu phát hiện sớm ung thư đại tràng đó là đau bụng, chảy máu đại tràng, tiêu chảy và thiếu máu do thiếu sắt. Các triệu chứng này có thể xuất hiện trước khi bệnh được chẩn đoán tới 2 năm.

   Một người càng nhiều triệu chứng thì khả năng chẩn đoán ung thư đại tràng càng cao. Các nhà nghiên cứu cho biết chỉ cần xuất hiện một trong số các triệu chứng trên, nguy cơ mắc ung thư đại tràng sẽ tăng gấp đôi. Nếu có 2 triệu chứng nguy cơ tăng gấp 3,5 lần và 3 triệu chứng thì nguy cơ tăng gấp 6,5 lần.

   Một số người có các triệu chứng xuất hiện khoảng 2 năm trước khi được chẩn đoán bệnh. 19% số bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đầu tiên trong vòng 2 tháng đến 2 năm trước khi được chẩn đoán; gần 50% bệnh nhân thấy triệu chứng đầu tiên trong vòng ba tháng trước khi chẩn đoán.

   Chính vì thế, nếu có bất cứ dấu hiệu cảnh báo đỏ nào ở trên, điều đầu tiên bạn cần làm đó là đi khám tại các phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh chính xác, tránh tình trạng nhầm lẫn với các bệnh thông thường, ví dụ như bệnh trĩ. Việc bỏ qua dấu hiệu bệnh có thể khiến cho khối u phát triển nhanh hơn, tình trạng bệnh nặng nề và khó điều trị hơn.

 

Phẫu thuật điều trị ung thư đại tràng

Phẫu thuật điều trị ung thư đại tràng

 

Những phương pháp điều trị ung thư đại tràng

   Tùy theo loại tế bào ung thư và giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định hoặc là đơn trị hoặc kết hợp các phương pháp điều trị với nhau để đạt hiệu quả cao nhất. Các phương pháp điều trị có thể được chỉ định gồm:

Phẫu thuật

   Phẫu thuật là phương pháp thường được sử dụng ở hầu hết các giai đoạn ung thư đại tràng. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể sẽ được tiếp tục hóa trị, xạ trị để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót.

   Phần đại tràng bị ung thư và các tuyến bạch huyết sẽ được cắt bỏ. Phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật lỗ khóa giúp bệnh nhân tránh được những vết sẹo dài sau phẫu thuật. Phương pháp mới này có ưu điểm rút ngắn thời gian phục hồi sau mổ, giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng. Trong một vài trường hợp cần thiết, phẫu thuật nội soi sẽ được kết hợp với phẫu thuật hở.

Xạ trị

   Là biện pháp sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm chậm sự phát triển của chúng. Cách thức xạ trị sẽ được áp dụng tùy thuộc vào loại và giai đoạn ung thư.

   Đối với khối u ác tính ở đại tràng, xạ trị chỉ được sử dụng trong trường hợp bệnh di căn đến xương, não…

Hóa trị

   Hóa trị là biện pháp điều trị sử dụng thuốc để ngăn chặn sự phát triển hoặc tiêu diệt, hoặc ngăn chặn sự phân chia của tế bào ung thư. Khi được uống hoặc dùng qua đường tĩnh mạch, thuốc sẽ đi vào máu và hướng đến các tế bào ung thư trong toàn cơ thể. Thuốc hóa trị sẽ được sử dụng tùy thuộc vào loại và giai đoạn ung thư.

   Phương pháp này cũng được sử dụng sau phẫu thuật ung thư đại tràng để ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh cũng như tăng cơ hội sống cho bệnh nhân nếu có dấu hiệu di căn tới hạch bạch huyết lân cận với vùng bị ung thư.

Điều trị đích

   Điều trị đích là biện pháp sử dụng thuốc để nhắm đến và tiêu diệt các tế bào ung thư mang các đặc tính cụ thể.

Liệu pháp miễn dịch

   Miễn dịch là biện pháp điều trị sử dụng hệ thống miễn dịch của người bệnh để chống lại ung thư.

 

Phòng ngừa ung thư đại tràng

   Bạn toàn hoàn có thể phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng bằng cách thay đổi lối sống như:

  • Không hút thuốc lá.
  • Hạn chế thức uống có cồn.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, tránh tình trạng thừa cân hoặc béo phì.
  • Ăn uống đảm bảo vệ sinh, hạn chế ăn thực phẩm vỉa hè, hàng quán…
  • Tuân thủ chế độ ăn nhiều chất xơ, tiêu thụ lượng chất đạm hợp lý; chế biến thức ăn khoa học.
  • Tập thể dục thể thao đều đặn, 2 – 3 lần/tuần.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Điểm danh các đối tượng dễ bị viêm đại tràng mãn tính

Viêm đại tràng mãn tính là bệnh lý nổi tiếng với nhiều triệu chứng khó chịu như đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát… Đây là căn bệnh chịu ảnh hưởng nhiều bởi chế độ ăn uống...

Nguy cơ ung thư đại tràng ở bệnh nhân tiểu đường

Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ ung thư đại tràng tăng gấp 1,3 lần.

Ung thư đại tràng giai đoạn 3 có nguy hiểm không, điều trị thế nào?

Ung thư đại tràng giai đoạn 3 là tình trạng tương đối nặng, tuy nhiên vẫn có tiên lượng điều trị khá tốt nếu đáp ứng với các phương pháp điều trị.

Nguy cơ ung thư đại tràng ở bệnh nhân viêm loét đại tràng mãn tính

Bệnh nhân viêm loét đại tràng nếu không được kiểm soát tốt có thể làm tăng nguy cơ viêm loét đại tràng. Cụ thể…
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844