Ung thư xương - phân loại, triệu chứng và cách điều trị

Cập nhập: Thứ sáu, 17/03/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Ung thư xương là một trong những loại ung thư có tốc độ phát triển khá chậm, không có triệu chứng điển hình nên thường khó phát hiện. Tuy nhiên, nó lại rất nguy hiểm, với khả năng di căn gấp 3 - 4 lần so với các loại ung thư khác. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu về căn bệnh này nhé!

 

Ung thư xương

Ung thư xương - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

 

Ung thư xương là bệnh gì?

   Ung thư xương là căn bệnh xảy ra do các tế bào bất thường xuất hiện tại xương và tạo ra những khối u ác tính. Các tế bào này có thể hình thành từ các tế bào xương (nguyên phát) hoặc di căn từ một cơ quan khác của cơ thể (thứ phát).

   Cho dù là xuất phát ở đâu, thì các tế bào này đều sẽ phát triển rất nhanh và phá hủy các mô xương khỏe mạnh. Các vị trí dễ bị ung thư nhất là các xương dài và xương dẹt như: xương đùi, xương chày, đầu trên xương cánh tay và đầu dưới xương quay, xương bả vai, xương chậu,...

    Tuy chỉ chiếm khoảng 1% so với các loại ung thư khác, nhưng ung thư xương nguyên phát là loại nguy hiểm nhất, ảnh hưởng lớn đến cấu trúc bên trong xương hoặc tại xung quanh mô sụn.

 

Ung thư xương có những loại nào?

   Ung thư xương có thể xuất phát từ 1 trong 3 tế bào, gồm tế bào tạo xương, tạo sụn và liên kết mô xương. Hiện nay, người ta phân ung thư xương thành 3 loại chính gồm:

  • Sarcoma xương: Đây là loại ung thư xương phổ biến nhất, thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên từ 10 – 20 tuổi. Ung thư sarcoma xương bắt đầu từ các tế bào sụn hoặc tế bào xương mới hình thành và có thể lan ra các khu vực khác trong cơ thể.
  • Sarcoma Ewing: Đây là loại ung thư xương phổ biến thứ 2, cũng thường được bắt gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Ung thư sarcoma Ewing bắt đầu từ các tế bào trong mô mềm xung quanh xương.
  • Sarcoma sụn: Chiếm tỷ lệ khoảng 20 – 27%. Đây là loại ung thư xương bắt đầu từ các tế bào sụn trong xương. Ung thư sarcoma sụn thường sẽ phát triển chậm và t ảnh hưởng đến người trưởng thành.

    Ngoài ra, còn có một số loại ung thư xương khác hiếm gặp hơn như: u nguyên bào sợi, u nguyên sống, u nguyên bào xương, và u xương sụn,... Trong đó, u nguyên bào sợi hình thành từ các tế bào nguyên bào sợi, chịu trách nhiệm sản xuất mô liên kết nối cơ với xương.

 

Ung thư sarcoma xương

Ung thư sarcoma xương xuất phát từ tế bào sụn hoặc tế bào xương mới hình thành

 

Triệu chứng của ung thư xương là gì?

   Ung thư xương có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng khi không được phát hiện và điều trị kịp thời. Người bệnh thường sẽ gặp phải các cơn đau từ nhẹ đến nặng, tăng dần về tần suất, chủ yếu đau về đêm gây mất ngủ.

   Khi những khối u lớn dần lên, xương sẽ bị biến dạng, mô xương nhô ra ngoài, gây cảm giác đau nhức, bứt rứt ở trong xương. Khối u này còn làm giảm chức năng xương, gây dị tật, gãy xương khi va chạm và liệt chân, teo cơ.

   Ung thư xương còn làm suy giảm chức năng tủy xương, dẫn đến thiếu máu. Người bệnh có biểu hiện suy nhược, mệt mỏi, sụt cân nhanh, xanh xao,... Ung thư xương cũng làm ảnh hưởng đến các cơ quan và chức năng khác trong cơ thể, như làm suy giảm chức năng thận, suy yếu hệ miễn dịch.

   Ung thư xương trở nên nguy hiểm nhất khi các tế bào bắt đầu di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Các bộ phận thường bị ung thư xương di căn bao gồm phổi, gan, não, xương khác,... Lúc này, việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

 

Điều trị ung thư xương bằng cách nào?

    Hiện nay, ung thư xương có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau, tùy theo loại ung thư, mức độ tiến triển, tình trạng sức khỏe, cũng như đáp ứng của người bệnh. Các phương pháp điều trị ung thư xương có thể kể đến như:

  • Phẫu thuật: Là phương pháp loại bỏ phần xương bị ung thư. Nếu chỉ ảnh hưởng đến một khu vực nhỏ của xương, bác sĩ có thể loại bỏ phần đó. Nếu tình trạng nặng, phần xương bị nhiễm ung thư sẽ được loại bỏ và được thay thế bằng một bộ phận giả xương được cấy ghép từ một nguồn khác.
  • Hóa trị: Là phương pháp sử dụng các loại thuốc hóa trị để loại bỏ hoặc ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư xương. Thuốc có thể sử dụng theo đường tiêm  tĩnh mạch hay uống thuốc.
  • Xạ trị: Là phương pháp dùng tia xạ (như tia X) để làm tế bào ung thư bị tổn thương và ngừng phát triển. Tuy nhiên. hầu hết các loại ung thư xương không đáp ứng với xạ trị trừ sarcoma Ewing tương đối nhạy cảm.
  • Thuốc nhắm đích: Hoạt động chủ yếu dựa trên những thay đổi trong các tế bào khiến chúng bị ung thư. Những loại thuốc này khác với thuốc hóa trị. Chúng có thể có hiệu quả ngay cả khi các phương pháp điều trị khác không có tác dụng.

 

Xạ trị

Xạ trị là 1 trong những phương pháp điều trị ung thư xương

 

    Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về bệnh ung thư xương, triệu chứng và cách điều trị. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: ung thư xương
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Cảnh báo nguy cơ ung thư khi tẩy nốt ruồi

Cảnh báo nguy cơ ung thư khi tẩy nốt ruồi

Ở bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, cách phân biệt nốt ruồi có hoặc không có yếu tố ung thư và đưa ra hướng giải quyết. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà