Những điều cần biết về rụng tóc do ung thư

Cập nhập: Thứ tư, 03/05/2023

 

   Không chỉ đau đớn vì bệnh tật, hàng trăm nghìn, hàng triệu bệnh nhân ung thư trên khắp thế giới còn phải đối mặt với một mối lo ngại khác đó là rụng tóc. Vậy nguyên nhân do đâu khiến bệnh nhân ung thư bị rụng tóc? Tóc sau khi rụng có mọc lại hay không? Hãy cùng giải đáp những câu hỏi đó qua bài viết sau.

 

Những điều cần biết về rụng tóc do ung thư

Những điều cần biết về rụng tóc do ung thư

 

Rụng tóc có phải một triệu chứng của ung thư?

   Đây là lầm tưởng của rất nhiều người, không chỉ riêng người bệnh ung thư. Trên thực tế, rụng tóc không phải một triệu chứng của ung thư mà là tác dụng phụ của quá trình điều trị bằng hóa trị. Chỉ có một số ít loại ung thư là có khả năng gây rụng tóc, ví dụ như ung thư bạch huyết.

 

Rụng tóc do thuốc hóa trị

   Hóa trị là một trong ba phương pháp điều trị quan trọng nhất với người bệnh ung thư, hai phương pháp còn lại là xạ trị và phẫu thuật. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của hóa trị đó là chúng không phân biệt được đâu là tế bào lành tính của cơ thể, đâu là tế bào ung thư để tấn công.

   Hậu quả là thuốc hóa trị tấn công vào hầu hết các tế bào của cơ thể, đây chính là lý do khiến người bệnh gặp rất nhiều tác dụng phụ sau mỗi đợt hóa trị như: buồn nôn, nôn, mệt mỏi, rụng tóc…

   Đặc biệt, các thuốc hóa trị tấn công mạnh mẽ hơn trên các tế bào có tốc độ phát triển nhanh, giống như tế bào ung thư. Và trong số đó, tế bào nang tóc, mầm tóc, tế bào da, niêm mạc và tế bào máu cũng thuộc nhóm tế bào phân chia nhanh nên chịu ảnh hưởng nặng nề từ những loại thuốc này.

   Chính vì vậy, sau mỗi một đợt hóa trị, tóc của người bệnh thường yếu và dễ gãy rụng, người bệnh dễ gặp các vấn đề trên da, niêm mạc và các triệu chứng giống như thiếu máu, giảm bạch cầu, rối loạn đông máu

   Mức độ rụng tóc do hóa trị sẽ khác nhau, phụ thuộc vào loại ung thư, loại thuốc sử dụng, liều lượng cụ thể cũng như cơ địa của từng người bệnh. Thông thường, người bệnh sẽ bắt đầu có những biểu hiện của rụng tóc sau 1-2 tuần kể từ khi bắt đầu hóa trị liệu. Các vùng da đầu đầu tiên chịu ảnh hưởng thường là những vùng hay phải chịu ma sát khi ngủ, chẳng hạn như gáy và hai bên tai, sau đó lan ra toàn bộ vùng đầu.

 

Xạ trị ung thư có gây rụng tóc không?

   Khác với phương pháp hóa trị có tác dụng trên toàn thân thì xạ trị lại là phương pháp sử dụng năng lượng của các loại tia đặc biệt (tia X, tia Gamma, chùm proton…) chiếu trực tiếp lên khối u và tiêu diệt tế bào ung thư. Chính vì vậy, xạ trị không gây những ảnh hưởng quá lớn trên toàn thân như hóa trị.

 

Xạ trị có gây rụng tóc không?

Xạ trị có gây rụng tóc không?

 

   Các tác dụng phụ phổ biến nhất của phương pháp này đó là mệt mỏi, vùng da bị chiếu tia xạ xuất hiện những vết mẩn đỏ, mụn nước, sau vài tuần sẽ bị khô nứt và bong tróc. Rụng tóc chỉ xuất hiện trong những trường hợp người bệnh xạ trị kết hợp với hóa trị hoặc được chỉ định xạ trị vùng đầu do gặp các khối u não. Còn những trường hợp xạ trị ở vùng khác thì tóc sẽ không bị ảnh hưởng.

 

Sau bao lâu thì tóc sẽ mọc lại?

   Rụng tóc do hóa trị ung thư đã trở thành nỗi ám ảnh của người bệnh, đặc biệt là chị em phụ nữ bởi tóc có chức năng quan trọng trong đời sống và giao tiếp, một mái tóc đẹp sẽ mang lại sự tự tin và tính thẩm mỹ cho người sở hữu. Do đó, có một số trường hợp người bệnh đã từ chối hóa trị sau khi biết được tác dụng phụ của phương pháp này. Thay vào đó, họ tìm tới những phương pháp điều trị từ các loại thuốc nam, thuốc bắc chưa qua kiểm chứng. Điều này là rất nguy hiểm.

   Tuy nhiên, người bệnh không cần phải quá lo lắng bởi rụng tóc do hóa trị chỉ là vấn đề tạm thời. Sau khi đợt hóa trị kết thúc, tóc của người bệnh bắt đầu mọc trở lại trong khoảng từ 1 đến 3 tháng. Tóc của người bệnh lúc này có thể sẽ có đôi chút sự thay đổi về màu sắc, chúng trở nên xoăn hơn hoặc mỏng hơn. Tuy nhiên, những thay đổi này cũng chỉ mang tính tạm thời, sau khoảng 6 tháng đến 1 năm, tóc sẽ trở lại như bình thường.

 

Lời khuyên cho người bị rụng tóc sau hóa trị ung thư

   Rụng tóc là vấn đề gần như không thể tránh khỏi sau mỗi đợt hóa trị, dưới đây sẽ là những lời khuyên tương ứng cho từng giai đoạn để bạn đối phó với tình trạng rụng tóc do hóa trị.

Chuẩn bị hóa trị

   Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc ung thư và đang có kế hoạch cho một đợt hóa trị, trước tiên hãy nhớ rằng, rụng tóc là điều gần như chắc chắn sẽ xảy ra và đừng quá lo lắng bởi tóc bạn sẽ sớm mọc lại sau khi quá trình hóa trị kết thúc.

   Sau khi đã hoàn thành xong công tác tư tưởng, điều tiếp theo bạn có thể cân nhắc đó là tự cắt ngắn chính mái tóc của mình. Việc ngắm nhìn mái tóc rụng dần theo thời gian không phải điều tốt với một người bệnh đang điều trị ung thư vì nó sẽ gây một số cảm xúc tiêu cực cho bạn. Với người bệnh ung thư, chúng ta nên hạn chế cảm xúc tiêu cực tới mức tối đa có thể. Hãy chấp nhận điều đó, bạn sẽ thấy thoải mái hơn.

 

Bạn có thể chủ động cắt đi mái tóc của mình để chuẩn bị một tâm lý thoải mái nhất

Bạn có thể chủ động cắt đi mái tóc của mình để chuẩn bị một tâm lý thoải mái nhất

 

   Một lựa chọn rất tốt cho bạn mà trên thực tế đã có nhiều người bệnh áp dụng đó là sau khi cắt bỏ mái tóc của mình, họ đã chọn lấy cho bản thân một bộ tóc giả phù hợp, hoặc thậm chí lấy chính tóc của mình làm tóc giả để khi gặp phải vấn đề rụng tóc thì mái tóc cũ sẽ mang lại cảm giác thân thuộc và gần gũi hơn.

Sau khi hóa trị

   Sau khi hóa trị kết thúc, nếu việc rụng tóc khiến bạn cảm thấy tự ti, hãy mang cho mình một bộ tóc giả trong quá trình chờ đợi mái tóc của mình mọc trở lại.

   Khi tóc của bạn bắt đầu mọc trở lại, sẽ có một số lưu ý cho bạn:

  • Bảo vệ vùng da đầu khỏi tác động của ánh sáng mặt trời bằng một chiếc mũ, chiếc khăn hoặc bôi kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30.
  • Tránh sử dụng những loại dầu gội đầu có tính tẩy rửa mạnh, nên ưu tiên những loại dầu gội có nguồn gốc thảo dược sẽ thân thiện hơn với da dầu.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ, chứa nhiều biotin, kẽm, sắt, omega-3, vitamin E… cần thiết cho quá trình sinh trưởng của tóc.
  • Massage nhẹ nhàng vùng da đầu để tăng cường lưu lượng máu đưa chất dinh dưỡng lên kích thích sự phát triển của tóc.
  • Giữ một tinh thần lạc quan, yêu đời bởi stress cũng gây ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển của tóc.

 

   Trên đây là một số thông tin cần thiết để bạn có thể đối phó với vấn đề rụng tóc do hóa trị liệu ung thư. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề ung thư. Cám ơn các bạn đã đón xem!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Chủ quan coi Covid là “cúm vặt” khiến người thân nhập viện vì biến chứng

Test Covid-19 dương tính, nhưng do triệu chứng nhẹ, nhiều người vẫn chủ quan khi tiếp xúc với gia đình khiến người thân phải nhập viện vì biến chứng.

Nhập viện muộn khiến nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết nguy kịch

BS Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết đang gia tăng, đặc biệt nhiều trẻ mắc bệnh nhập viện trễ gây biến chứng nặng.

Sau gần 4 tháng, Hà Nội ghi nhận 1 ca tử vong do Covid-19

  Ngày 22/4/2023, Hà Nội ghi nhận 1 ca tử vong do Covid-19 sau gần 4 tháng cả nước không ghi nhận ca tử vong nào. Như vậy, tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.187 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Người bị bệnh gút có uống glucosamin được không?

Nhiều bệnh nhân gút đặt ra câu hỏi "Người bị gút có uống Glucosamin được không?". Theo chuyên gia, glucosamin không ảnh hưởng…

Tăng men gan gần 300 lần vì uống thuốc hạ sốt liên tục – Bé trai 8 tuổi nguy kịch

Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh, mới đây, đơn vị đã cấp cứu thành công cho một bé trai 8 tuổi trong tình trạng nguy kịch, men gan cao gấp 300 lần bình thường do uống Paracetamol (thuốc hạ sốt) quá liều.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Ung thư máu sống được bao lâu? Ung thư máu có chữa được không?

Ung thư máu sống được bao lâu? Ung thư máu có chữa được không?

Ung thư máu là căn bệnh xảy ra do sự tăng sinh các tế bào bạch cầu quá mức. Đây vẫn là một trong số những loại ung thư có tỷ lệ tử vong khá cao nếu không được điều trị kịp thời.  Vậy ung thư máu sống được bao lâu?

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844