Ung thư amidan nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Cập nhập: Thứ tư, 12/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Amidan là một khối mô mềm nằm ở phía sau họng, thường được nhiều người biết đến thông qua bệnh lý viêm amidan. Ngoài căn bệnh phổ thông này, một tình trạng cũng rất đáng được quan tâm chính là ung thư amidan. Đây là một loại ung thư nguy hiểm và thường gặp ở vùng hầu họng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về mức độ nguy hiểm, cũng như triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa căn bệnh này nhé!

 

Ung thư amidan

Ung thư amidan nguy hiểm như thế nào? Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

 

Nguyên nhân gây ung thư amidan là gì?

   Amidan là tổ chức lympho giữ vai trò như một hàng rào miễn dịch vùng họng miệng, đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, cũng như sản xuất kháng thể IgG. Có tổng cộng 6 khối amidan tạo thành vòng bạch huyết Waldeyer gồm:

  • 2 khối amidan khẩu cái nằm ở hai bên phải và trái, trong hố amidan của thành bên họng.
  • Amidan lưỡi nằm ở dưới đáy lưỡi.
  • Amidan vòm (VA) có hình tam giác nằm ở vòm họng và có thể phát triển theo thành sau họng mũi.
  • 2 khối amidan vòi nằm ở hai bên phải và trái, quanh lỗ vòi tai.

   Trong đó, amidan khẩu cái là nơi nắm giữ chức năng miễn dịch chính, dễ bị viêm và ung thư hóa nhất. Ung thư amidan khẩu cái gồm có hai dạng là ung thư biểu mô (khoảng 90%) và ung thư mô liên kết (khoảng 10%).

    Ung thư amidan được bắt gặp nhiều ở người từ 40 tuổi trở lên, tỷ lệ nam mắc bệnh nhiều hơn nữ. Nguyên nhân chính là do thói quen hút thuốc lá. Khói thuốc có chứa hàng nghìn hóa chất độc hại, bao gồm cả những chất trực tiếp gây ung thư đã được chứng minh trên thực nghiệm. Ngoài ung thư amidan, nó cũng là tác nhân số 1 gây ung thư phổi, thực quản, vòm họng,...

    Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến ung thư amidan là:

  • Lạm dụng rượu bia nhiều.
  • Nhiễm virus HPV chủng 16 và 18, đây cũng chính là 2 chủng gây ung thư cổ tử cung.
  • Do thường xuyên phải tiếp xúc, làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm, có tia bức xạ.
  • Không vệ sinh vùng miệng đúng cách khiến cho các loại vi khuẩn, virus có điều kiện thuận lợi để sinh sôi và gây bệnh, từ đó, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm và cả ung thư amidan.

 

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư amidan

 

Ung thư amidan nguy hiểm như thế nào?

   Có thể nói, ung thư amidan là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất hiện nay vì có tốc độ phát triển nhanh và khó phát hiện. Ở giai đoạn đầu, khối u còn nhỏ, người bệnh mắc ung thư amidan chỉ có những biểu hiện giống với viêm họng, viêm amidan,... hay các bệnh thông thường khác. Chính vì vậy, chẳng có ai nghĩ đến việc mình mắc ung thư amidan.

    Khi khối u lớn hơn, các triệu chứng sẽ tăng dần và kéo dài dai dẳng, không thể điều trị dứt điểm. Người bệnh luôn cảm thấy đau ở miệng và họng, lan lên tai, amidan sưng, loét ở cổ họng và sau miệng, nuốt khó, đau khi nuốt, có bướu ở cổ, máu lẫn trong nước bọt và khó thở.

    Nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn đầu, khi những khối u ung thư amidan chưa có hiện tượng di căn, thì tỉ lệ sống trên 5 năm có thể đạt khoảng 84%. Trong khi đó, nếu phát hiện ở giai đoạn đã di căn sang các bộ phận xung quanh, thì cơ hội sống trên 5 năm chỉ còn 66%.

   Nếu tế bào ung thư di căn đến cả những cơ quan xa, thì việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn, tiên lượng sống trên 5 năm chỉ khoảng 39%. Đồng thời, lúc này, cuộc sống của người bệnh cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Họ có thể bị đau toàn thân, đau thái dương, đau xương, cứng hàm, khó mở miệng để nói chuyện hoặc ăn uống, đứt lưỡi gà khiến thức ăn trào ngược lên mũi, ho ra máu,...

 

Điều trị ung thư amidan bằng cách nào?

   Điều trị ung thư amidan là điều trị đa mô thức, tức là phải kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Các phương pháp này có thể kể đến như:

  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp chính được sử dụng để loại bỏ khối u, khi chưa có hiện tượng xâm lấn sang các cơ quan lân cận. Sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể được nạo vét hạch, phẫu thuật cắt bỏ cơ đòn chũm trong trường hợp cần thiết. Ảnh hưởng sau phẫu thuật thường là thay đổi giọng nói.
  • Xạ trị: Người bệnh có thể được xạ trị để tiêu diệt tế bào ung thư. Trong trường hợp vẫn còn sót u hoặc hạch, người bệnh sẽ tiếp tục được phẫu thuật để loại bỏ, nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Hóa trị liệu: Người bệnh được dùng các loại thuốc hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này thường được áp dụng vào giai đoạn cuối, khi các tế bào ung thư đã di căn.

   Ngoài những phương pháp kể trên, các loại thuốc nhắm trúng đích, liệu pháp miễn dịch cũng đang được thử nghiệm trong điều trị ung thư amidan. Trong quá trình điều trị, người bệnh nên giữ tinh thần lạc quan, chế ăn uống, lối sống lành mạnh, nghiêm túc thực hiện phác đồ của bác sĩ.

 

Phòng ngừa ung thư amidan bằng cách nào?

    Để phòng ngừa ung thư amidan, bạn cần tạo cho mình một lối sống lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng, tránh xa các thói quen xấu, cụ thể:

  • Bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt. Nếu bạn gặp khó khăn, thất bại nhiều lần khi bỏ thuốc lá, thì hãy dùng nước súc miệng Boni-Smok để thực hiện điều này dễ dàng hơn.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu, bia.
  • Chăm sóc răng miệng thường xuyên, đánh răng ít nhất 2 lần sáng - tối mỗi ngày, vệ sinh họng với nước muối sinh lý.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên, phù hợp với sức khỏe để cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh, chống đỡ với bệnh tật tốt hơn.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là rau xanh, trái cây tươi. Bạn nên sử dụng các thực phẩm giàu kẽm, sắt, vitamin A, C, chất chống oxy hóa để giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm và ung thư.
  • Tránh căng thẳng, stress; dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, đi ngủ sớm, không thức khuya, ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày.
  • Không làm việc trong môi trường ô nhiễm, độc hại, nhiều hóa chất, bức xạ. Nếu bắt buộc, bạn nên mang đồ bảo hộ chuyên dụng, đeo khẩu trang và tắm rửa sạch sẽ sau khi kết thúc giờ làm.
  • Tại nơi ở, bạn nên sử dụng các loại máy lọc khí để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, virus, chất độc trong không khí.
  • Cân nhắc việc tiêm phòng vacxin ngừa HPV giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung và ung thư amidan.
  • Khám tầm soát nếu gia đình có tiền sử mắc các bệnh ung thư.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về mức độ nguy hiểm của ung thư amidan, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Phẫu thuật có khiến ung thư di căn nhanh hơn?

Phẫu thuật có khiến ung thư di căn nhanh hơn? Nhưng thực hư vấn đề này là như thế nào, mời bạn cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.

Ung thư miệng: Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng ngừa

Ung thư miệng là loại ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư miệng là 40%

Đau khi xuất tinh là bệnh gì? Khi nào nam giới cần đi khám?

Đau khi xuất tinh có thể là dấu hiệu của các bệnh tại tuyến tiền liệt, vấn đề thần kinh, bệnh lây qua đường tình dục, viêm túi tinh và,...

Ung thư vòm họng có chữa được không? Chữa được trong trường hợp nào?

Việc ung thư vòm họng có chữa được không? Khả năng bệnh được chữa khỏi hoàn toàn có thể lên đến 90% nếu phát hiện và điều trị sớm.

Bệnh sùi mào gà là gì? Dấu hiệu, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh

Sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục, ảnh hưởng đến sức khỏe ở nam và nữ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nhiều biến chứng khó lường cho sức khỏe.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà