Ung thư đại tràng giai đoạn 3 có nguy hiểm không, điều trị thế nào?

Cập nhập: Thứ ba, 06/06/2023

 

   Ung thư đại tràng là loại ung thư tại đường tiêu hóa khá thường gặp. Trong đó, giai đoạn 3 là khi ung thư đã phát triển tương đối nặng, gần đến giai đoạn cuối. Lúc này, các triệu chứng nặng lên và cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nhiều.

   Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 3 thường phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Điều đó sẽ giúp tăng khả năng điều trị thành công và tỷ lệ sống cho người bệnh. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé!

 

Ung thư đại tràng giai đoạn 3 điều trị thế nào?

Ung thư đại tràng giai đoạn 3 điều trị thế nào?

 

Các mức độ phát triển của ung thư đại tràng giai đoạn 3

   Ung thư đại tràng phát triển qua 4 giai đoạn dựa theo kích thước và mức độ phát triển của khối u. Trong đó, giai đoạn 1 khối u mới hình thành trên niêm mạc đại tràng, và trong lớp dưới. Ở giai đoạn 4, tế bào ung thư đã phát triển vượt qua thành đại tràng, xâm lấn hạch bạch huyết và di căn.

   Do vậy, ung thư đại tràng giai đoạn 3 được xếp vào mức độ nặng. Đại tràng bị tổn thương nhiều và hạch bạch huyết đã bị ảnh hưởng. Cụ thể, ung thư đại tràng giai đoạn 3 được chia thành 3 cấp độ như sau:

Ung thư đại tràng giai đoạn 3A

  Trường hợp 1, các tế bào ung thư không còn khu trú tại phần niêm mạc. Chúng đã đi vào lớp dưới niêm mạc hoặc lớp đệm cơ. Các tế bào ung thư cũng có thể xâm lấn tới 1 - 3 hạch bạch huyết lân cận. Hoặc, chúng đi vào các vùng mỡ lân cận của hạch bạch huyết, nhưng chưa chạm đến các hạch này.

   Trường hợp 2, tế bào ung thư đã đi vào lớp dưới niêm mạc và ảnh hưởng tới 4 - 6 hạch bạch huyết lân cận, nhưng chưa lan đến các vị trí xa.

Ung thư đại tràng giai đoạn 3B

   Trường hợp 1, ung thư đã phát triển vào thành đại tràng hoặc qua phúc mạc, nhưng chưa đến cơ quan lân cận. Nó lan tới 1 - 3 hạch bạch huyết gần đó, hoặc vào những vùng mỡ gần các hạch bạch huyết nhưng chưa đi xa hơn.

    Trường hợp 2, ung thư đã phát triển vào lớp đệm cơ hoặc thành của đại tràng. Nó cũng lan tới 4 - 6 hạch bạch huyết gần đó, nhưng chưa đi xa hơn.

    Trường hợp 3, ung thư đã phát triển vào lớp đệm cơ. Nó cũng lan đến 7 hạch bạch huyết gần đó trở lên nhưng chưa đi xa hơn.

 

Các tế bào ung thư đã đi sâu vào thành đại tràng và tới hạch bạch huyết

Các tế bào ung thư đã đi sâu vào thành đại tràng và tới hạch bạch huyết

 

Ung thư đại tràng giai đoạn 3C

   Trường hợp 1, ung thư đã phát triển qua thành đại tràng, và cả phúc mạc tạng, nhưng chưa đến cơ quan lân cận. Nó cũng lan tới 4 - 6 hạch bạch huyết gần đó, chưa đi xa hơn.

   Trường hợp 2, ung thư đã phát triển vào thành đại tràng, bao gồm cả phúc mạc tạng, nhưng chưa đến cơ quan lân cận. Nó cũng lan đến ít nhất 7 hạch bạch huyết gần đó, nhưng chưa đi xa hơn.

   Trường hợp 3, ung thư đã phát triển xuyên qua thành đại tràng và dính vào, hoặc chạm đến mô, cơ quan lân cận. Nó cũng lan đến ít nhất một hạch bạch huyết gần đó, hoặc các vùng mỡ gần đó, nhưng chưa đi xa hơn.

 

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của ung thư đại tràng giai đoạn 3

   Nhìn chung, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của ung thư đại tràng sẽ phụ thuộc vào giai đoạn phát triển. Khi được chữa trị ở giai đoạn 1, người bệnh có cơ hội sống trên 5 năm đến 92%. Trong khi đó, nếu được phát hiện ở giai đoạn cuối, tỷ lệ này chỉ còn 12%.

   Với ung thư đại tràng giai đoạn 3, khối ung thư đã phát triển và xâm lấn khá mạnh. Tuy nhiên, tiên lượng sống vẫn tương đối tốt với 90% ở giai đoạn 3A. Ung thư đại tràng giai đoạn 3B và 3C có tỷ lệ thấp hơn, lần lượt là 72% và 53%.

    Hiệu quả của điều trị sẽ phụ thuộc vào khả năng đáp ứng của người bệnh, cũng như thể trạng. Nếu người bệnh đáp ứng tốt, được chăm sóc đầy đủ, thì hy vọng sống sót là rất đáng kể.

 

Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 3 bằng cách nào?

    Ung thư đại tràng giai đoạn 3 được điều trị bằng các phương pháp tương tự như giai đoạn khác. Cụ thể là:

Phẫu thuật

   Với trường hợp phát hiện sớm, phần đại tràng bị ung thư có thể được cắt bỏ bằng nội soi. Phần bị cắt bỏ thường là các polyp bị ung thư hóa. Nếu khối u đã lớn hơn, phần đại tràng ung thư, một ít mô và hạch bạch huyết xung quanh sẽ được loại bỏ. Sau đó, phần còn lại của đại tràng được khâu nối lại với nhau.

 

Người bệnh có thể được phẫu thuật mổ mở hoặc nội soi

Người bệnh có thể được phẫu thuật mổ mở hoặc nội soi

 

Cắt bỏ bằng tần số vô tuyến

    Phương pháp này dùng một đầu dò có các điện cực rất nhỏ để tiêu diệt tế bào ung thư. Đôi khi, đầu dò được đưa trực tiếp qua da và chỉ cần gây tê tại chỗ. Trong các trường hợp khác, đầu dò được đưa vào qua một vết mổ ở bụng.

Phẫu thuật lạnh

   Phẫu thuật lạnh là phương pháp dùng dụng cụ để đóng băng và phá hủy các mô bất thường. Phương pháp điều trị này còn được gọi là liệu pháp áp lạnh.

Hóa trị

   Hóa trị sử dụng thuốc hóa học để tiêu diệt tế bào ung thư, hoặc ngăn chặn chúng phân chia. Người bệnh có thể được hóa trị toàn thân bằng cách uống, tiêm vào tĩnh mạch hoặc cơ. Hoặc, hóa trị liệu vùng bằng cách đặt thuốc trực tiếp vào đại tràng hoặc khoang bụng.

Xạ trị

   Xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao, hoặc các bức xạ khác để tiêu diệt, ngăn tế bào ung thư phát triển. Xạ trị có thể được dùng bằng cách chiếu tia từ bên ngoài, hoặc đặt chất phóng xạ trực tiếp hay ở gần vị trí ung thư.

Liệu pháp nhắm đích

   Phương pháp này sử dụng kháng thể đơn dòng để gắn đặc hiệu vào tế bào ung thư. Chúng sẽ ngăn chặn sự phát triển và tiêu diệt tế bào ung thư mà ít ảnh hưởng đến tế bào khỏe mạnh.

 

Thuốc nhắm đích giúp tiêu diệt tế bào ung thư chính xác hơn

Thuốc nhắm đích giúp tiêu diệt tế bào ung thư chính xác hơn

 

Liệu pháp miễn dịch

   Đây là phương pháp sử dụng chính hệ thống miễn dịch của người bệnh để chống lại ung thư. Trong đó, liệu pháp ức chế điểm kiểm soát miễn dịch được ứng dụng rất nhiều, kể cả trong trường hợp ung thư đại tràng đã di căn.

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích nhất cho quý độc giả về ung thư đại tràng giai đoạn 3. Nếu có băn khoăn về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Điểm danh các đối tượng dễ bị viêm đại tràng mãn tính

Viêm đại tràng mãn tính là bệnh lý nổi tiếng với nhiều triệu chứng khó chịu như đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát… Đây là căn bệnh chịu ảnh hưởng nhiều bởi chế độ ăn uống...

Ung thư thực quản sống được bao lâu? (theo từng giai đoạn)

Ung thư thực quản sống được bao lâu? Tỷ lệ sống thêm 5 năm chỉ còn 7% khi bệnh chuyển sang giai đoạn cuối, có người chỉ sống thêm được 4-6...

Ung thư trực tràng và trĩ - Đừng nhầm lẫn giữa hai căn bệnh này!

Ung thư trực tràng và trĩ là hai căn bệnh có một số triệu chứng khá tương đồng với nhau. Do mức độ phổ biến, nên nhiều người sau khi gặp các triệu chứng này thì thường nghĩ rằng mình bị trĩ, ít ai nghĩ đến ung thư trực tràng.

Nguy cơ ung thư đại tràng ở bệnh nhân viêm loét đại tràng mãn tính

Bệnh nhân viêm loét đại tràng nếu không được kiểm soát tốt có thể làm tăng nguy cơ viêm loét đại tràng. Cụ thể…

Nguy cơ ung thư đại tràng ở bệnh nhân tiểu đường

Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ ung thư đại tràng tăng gấp 1,3 lần.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844