Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung có tác dụng gì?

Cập nhập: Thứ năm, 27/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

     Với ung thư cổ tử cung, khi phát hiện sớm và có phương pháp điều trị hiệu quả thì bệnh có cơ hội điều trị khỏi rất cao. Trong đó, để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung đóng vai trò rất quan trọng. Cùng tìm hiểu thêm về phương pháp này trong bài viết ngay sau đây nhé!

 

Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung là gì?

Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung là gì?

 

Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung là gì?

    Có hai xét nghiệm thường được thực hiện nhằm mục đích chẩn đoán ung thư cổ tử cung sớm bao gồm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung và xét nghiệm papillomavirus (HPV), phát hiện DNA từ HPV để kiểm tra cả sự hiện diện và chủng loại virus gây bệnh.

    Trong đó, xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Xét nghiệm Pap Smear) là một phương pháp sàng lọc có thể giúp phát hiện các tế bào bất thường và ung thư thông qua việc phân tích các mẫu tế bào được lấy từ cổ tử cung.

    Bác sĩ thường tiến hành lấy mẫu phết tế bào cổ tử cung trong khi khám phụ khoa. Sau khi chèn mỏ vịt vào âm đạo để có thể kiểm tra cổ tử cung, mẫu tế bào cổ tử cung sẽ được thu thập bằng một bàn chải mềm và được gửi đến các trung tâm xét nghiệm.

    Sàng lọc ung thư cổ tử cung có vai trò rất quan trọng để chẩn đoán sớm ung căn bệnh này. Trong đó, theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), tỉ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung đã giảm đáng kể nhờ xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung.

 

Khi nào bạn nên thực hiện làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung?

 

Khi nào bạn nên thực hiện làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung?

Khi nào bạn nên thực hiện làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung?

 

    Việc thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung được thực hiện khi bác sĩ có nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung hoặc khi người bệnh khám sàng lọc, tầm soát ung thư theo khuyến nghị.

    Vì tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung rất cao nên phụ nữ cần làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung theo khuyến nghị. Tần số thực hiện xét nghiệm này phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi tác, tiền sử bệnh lý liên quan, tiếp xúc với diethylstilbestrol (DES- là một dạng tổng hợp, không steroid của estrogen) khi còn trong bụng mẹ, suy giảm miễn dịch, quan hệ chung thủy hay nhiều bạn tình, trước đó đã từng có những phát hiện yếu tố bất thường liên quan đến tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung hay chưa…

Về tuổi tác, tần suất khuyến nghị làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung như sau:

  • Làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung 3 năm 1 lần đối với phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi.
  • Làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung mỗi 3 năm hoặc xét nghiệm HPV cứ sau 5 năm hoặc làm cùng lúc hai xét nghiệm 5 năm 1 lần với phụ nữ trong độ tuổi từ 30-65.
  • Sau 65 tuổi, hầu hết phụ nữ sẽ không cần làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Những trường hợp cần thực hiện là khi họ có các yếu tố nguy cơ cao khác.

   Với những yếu tố khác, việc càng có nhiều yếu tố nguy cơ thì người bệnh càng cần kiểm tra, xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung thường xuyên hơn (phải theo hướng dẫn của bác sĩ).

 

Kết quả như thế nào là bình thường và bất thường?

    Sẽ mất từ một vài ngày hoặc có thể lên đến 3 tuần để có kết quả xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Kết quả sẽ là âm tính hoặc dương tính.

  • Kết quả âm tính nghĩa là khi làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung không có bất kỳ tế bào lạ nào, chứng tỏ bạn đang không bị ung thư cổ tử cung và có thể hoàn toàn yên tâm cho đến thời điểm được lên lịch làm xét nghiệm tiếp theo.
  • Với kết quả dương tính thì vẫn chưa thể kết luận rằng bạn có bị ung thư cổ tử cung hay không. Tuy nhiên, điều đó cho biết bạn cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm khác cũng như có kế hoạch theo dõi kế tiếp để đưa ra kết luận cuối cùng.

    Đôi khi, kết quả xét nghiệm sẽ không rõ ràng, lúc này bác sẽ có thể yêu cầu thực hiện thêm các kiểm tra khác để theo dõi sự thay đổi. Các xét nghiệm bổ sung này sẽ diễn ra ngay sau khi làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung hoặc 6 tháng sau đó.

 

Cần lưu ý gì trước khi làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung?

  • Không lấy mẫu phết cổ tử cung khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt vì trong những ngày này, xét nghiệm này vẫn có thể thực hiện được nhưng không đảm bảo kết quả chính xác.
  • Làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung khi ở nửa kỳ sau của chu kỳ kinh nguyệt để đảm bảo mẫu không bị lẫn máu.
  • Không nên thụt rửa hoặc đặt bất cứ thứ gì vào âm đạo trước khi tiến hành lấy mẫu.
  • Không quan hệ tình dục trong vòng 48 giờ trước khi lấy mẫu.

 

Không làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung trong ngày đèn đỏ

Không làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung trong ngày đèn đỏ

 

Cần làm gì khi được chẩn đoán bị ung thư cổ tử cung?

    Khi được chẩn đoán ung thư cổ tử cung, bạn không cần quá lo lắng. Bởi trong trường hợp được phát hiện sớm và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp thì bệnh có thể được điều trị khỏi.

    Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch hoặc dùng thuốc nhắm trúng đích. Các phương pháp này đều đã được chứng minh trên lâm sàng là có hiệu quả cao trong điều trị ung thư cổ tử cung, đặc biệt là khi bệnh đang ở giai đoạn sớm.

    Theo GLOBOCAN 2020 (một dự án của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế IARC), tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung ở Việt Nam năm 2020 là 3,4/100.000 người. Những trường hợp tử vong chủ yếu là do không tầm soát ung thư để phát hiện sớm, khi phát hiện thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng và/hoặc không có phương pháp điều trị thích hợp.

    Trường hợp làm các xét nghiệm tầm soát ung thư sẽ giúp phát hiện bệnh sớm, từ đó giúp nâng cao khả năng điều trị khỏi, giảm thiểu tối đa nguy cơ tử vong do căn bệnh này gây ra.

     Như vậy, xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung đóng vai trò rất quan trọng, giúp chúng ta phát hiện bệnh sớm, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời. Vì vậy, hãy làm xét nghiệm này theo khuyến nghị để bảo vệ sức khỏe của mình nhé!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Ung thư trực tràng và trĩ - Đừng nhầm lẫn giữa hai căn bệnh này!

Ung thư trực tràng và trĩ là hai căn bệnh có một số triệu chứng khá tương đồng với nhau. Do mức độ phổ biến, nên nhiều người sau khi gặp các triệu chứng này thì thường nghĩ rằng mình bị trĩ, ít ai nghĩ đến ung thư trực tràng.

[Giải đáp] Ung thư gan sống được bao lâu?

Ung thư gan sống được bao lâu? - Nếu phát hiện sớm và điều trị ngay thì 80-90% bệnh nhân sống được trên 5 năm. Nhưng nếu ở giai đoạn cuối…

Ung thư vú, cổ tử cung được đưa vào khám sức khỏe định kỳ

Theo thông tư vừa được ban hành của Bộ Y tế, từ ngày 20/6, người lao động là nữ giới sẽ được khám thêm chuyên khoa phụ sản và sàng lọc ung thư vú, cổ tử cung khi khám sức khỏe định kỳ.

Ung thư vòm họng là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Ung thư vòm họng là căn bệnh nguy hiểm. Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì tỷ lệ tử vong là rất cao cho dù được điều trị tích cực.

Năm 2055, ung thư cổ tử cung ở Việt Nam có thể bị “loại trừ”

Việt Nam có thể loại trừ ung thư cổ tử cung vào năm 2055 nếu nhân rộng tiêm chủng HPV kết hợp với sàng lọc và điều trị. Đây là kết luận từ Nghiên cứu được UNFPA phối hợp thực hiện cùng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà