Thống kê cho thấy, trong hơn 700.000 người bị u não ở Mỹ thì có đến 29% là u não ác tính, hay còn gọi là ung thư não.
Đối với dạng u não ác tính nguyên phát phổ biến nhất là u nguyên bào thần kinh đệm thì tỷ lệ sống tương đối sau 5 năm rất thấp, chỉ là 6,8% và tỷ lệ sống trung bình chỉ là 8 tháng.
Điều đặc biệt là bệnh ung thư não có thể gặp phải ở tất cả đối tượng, không phân biệt nam nữ, trẻ em, người già hay chủng tộc, sắc tộc.
Để có thêm thông tin khác về căn bệnh này, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây.
Ung thư não là gì?
Ung thư não là gì?
Ung thư não là bệnh có sự xuất hiện khối u ác tính trong cơ quan này. Khác với u lành tính, đây là loại u có chứa tế bào ung thư (tế bào đột biến) có tốc độ phân chia nhanh bất thường vượt mức kiểm soát.
Ung thư não được chia làm 2 loại chính là ung thư não nguyên phát (khối u hình thành và phát triển ở trong não) và ung thư não thứ phát (do khối u di căn từ nơi khác đến, trong đó có khoảng 50% số trường hợp di căn đến từ ung thư phổi, còn lại là di căn từ ung thư vú, thận, da, đại tràng,…).
Ung thư não là căn bệnh vô cùng nguy hiểm vì dễ bị tấn công và di căn đến các tế bào khỏe mạnh ở những vùng lân cận, khối u phát triển rất nhanh và rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng trực tiếp đến tính sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.
Khối u ác tính xuất hiện trong não
Dấu hiệu ung thư não
Có nhiều loại ung thư não khác nhau, riêng ung thư não nguyên phát đã có đến hơn 100 loại. Mỗi loại có biểu hiện, phương pháp điều trị và tiên lượng có nhiều điểm riêng. Nhưng do thể tích khối u tăng, thể tích não tăng do phù não và ứ đọng dịch não tủy mà đa số đều có biểu hiện đặc trưng của tình trạng tăng áp lực nội sọ với triệu chứng:
- Đau đầu: Triệu chứng này gặp ở 80-90% bệnh nhân ung thư não. Người bệnh có thể bị đau đầu cục bộ hoặc toàn thể, đau dữ dội hoặc mơ hồ không rõ vị trí đau, đau thường xuyên, mức độ tăng dần và không đỡ khi uống thuốc giảm đau.
- Phù hoặc teo gai thị với biểu hiện nhìn mờ tăng dần kèm theo các triệu chứng đau đầu và nôn của ung thư não.
- Nôn: nôn vọt (nôn dữ dội, xảy ra ngắn, dịch nôn có thể bị đẩy ra xa người bệnh một cách mạnh mẽ), nôn không liên quan đến bữa ăn, không bị đau bụng trước và sau khi nôn.
- Suy giảm trí nhớ: Hay quên, lơ đãng, mất trí nhớ tạm thời.
- Giảm sự tỉnh táo: Có thể bao gồm chóng mặt, buồn ngủ, khó ngủ, mất ngủ, bất tỉnh, mất ý thức.
- Có thể xuất hiện tình trạng co giật 1 hoặc 2 bên theo kiểu động kinh (gặp ở khoảng 40% trường hợp bị ung thư não).
Đau đầu là dấu hiệu điển hình của bệnh ung thư não
Tùy thuộc vào vị trí của khối u mà bệnh nhân ung thư phổi còn có thể có những triệu chứng khác như yếu tay chân, giảm trí nhớ, giảm thị lực, mất khứu giác, rối loạn ngôn ngữ, giảm cảm giác, giảm xúc giác, rối loạn vận động, ảo thính, sụp mi, đồng tử giãn, rối loạn giấc ngủ, ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, ù tai, chóng mặt,…
Ví dụ như người bệnh ung thư não có khối u của thùy đỉnh có đặc trưng bởi tình trạng rối loạn cảm giác và rối loạn vận động, giảm cảm giác, không định vị được vị trí không gian.
Khi thấy có một hoặc nhiều dầu dấu hiệu bất thường kể trên, bạn nên đi khám sớm để phát hiện bệnh, từ đó có phương án điều trị kịp thời.
Nguyên nhân ung thư não là gì?
Không giống như các tế bào khác, tế bào thần kinh không sinh sản hoặc tái tạo. Nghĩa là từ lúc sinh ra đến lúc mất đi, không có thêm tế bào thần kinh nào được sinh thêm nữa. Khi có những bất thường gây đột biến DNA khiến tế bào phân chia mất kiểm soát thì khối u trong não sẽ hình thành.
Ung thư não không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng đã có bằng chứng cho thấy một số trường hợp có tính chất di truyền. Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã nhận thấy có mối liên hệ giữa một số hội chứng với ung thư não, đó là:
- Hội chứng Turcot: ở người mắc hội chứng này có tình trạng tạo nên nhiều polyp lành tính có trong đại tràng và khối u não nguyên phát.
- Hội chứng Neurofibromatosis (u sợi thần kinh): Căn bệnh di truyền này có những tác động nhất định lên não, tủy sống và dây thần kinh và được cho là có liên quan đến bệnh ung thư não. Bệnh có tác động đến não, tủy sống và dây thần kinh.
- Bệnh nhân có tiền sử xạ trị hoặc từng tiếp xúc với chất phóng xạ, hóa chất độc hại (thuốc trừ sâu, dầu khí, dung môi hòa tan,…).
- Bệnh nhân nhiễm virus EBV (Epstein-Barr virus) và CMV (Cytomegalovirus) cũng có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư não.
Điều trị ung thư não như thế nào?
Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân như sức khỏe nền, giai đoạn ung thư, các bệnh lý mắc kèm, kích thước và vị trí khối u… mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị như sau:
- Phẫu thuật: Phương pháp này có thực hiện được hay không phụ thuộc nhiều vào việc vị trí khối u nông hay sâu, khối u có giới hạn rõ hay không, trình độ bác sĩ phẫu thuật. Mục tiêu đặt ra khi phẫu thuật đó là loại bỏ khối u mà không gây tổn thương cơ quan lành lân cận.
- Xạ trị: Phương pháp này áp dụng nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại sau khi phẫu thuật hoặc trường hợp không phẫu thuật được (có khối u ác tính nằm sâu bên trong não mà phương pháp phẫu thuật là không khả thi).
- Hóa trị: Phương pháp này dùng để bổ trợ sau khi thực hiện phẫu thuật hoặc xạ trị.
- Điều trị đích trong ung thư não: các thuốc tác dụng vào các yếu tố tăng sinh mạch, tác dụng vào gen và protein (Bevacizumab, Laorotrectinib..).
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị ung thư não
Nhìn chung, ung thư não là một căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Khi mắc căn bệnh này, để nâng cao cơ hội điều trị thành công và kéo dài thời gian sống, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM: