Ung thư mắt là một bệnh ác tính có thể bắt gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Đây là một trong những loại ung thư có thể điều trị khỏi nếu như được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết ung thư mắt, cũng như các phương pháp điều trị và cách phòng ngừa nhé!
Ung thư mắt - Dấu hiệu nhận biết, các phương pháp điều trị và cách phòng ngừa
Ung thư mắt có những loại nào?
Ung thư mắt là tình trạng các tế bào ung thư phát triển ở trong hoặc trên mắt. Đây là căn bệnh nguy hiểm, thường được bắt gặp ở những người có màu mắt sáng và nhạt (xanh lục, lam,...); làn da trắng; người cao tuổi; hoặc phải tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều,...
Tùy vào từng vị trí mà tế bào ung thư xuất hiện, mà ung thư mắt được chia ra thành các loại sau:
- Ung thư tế bào hắc tố - Uveal melanoma: Đây là loại ung thư mắt thường gặp nhất. Các tế bào xuất hiện ở các bộ phận của màng bồ đào như: mống mắt, thể mi và màng mạch cung cấp máu.
- U nguyên bào võng mạc hay còn được gọi là ung thư võng mạc. Loại ung thư này thường bắt gặp ở trẻ em, đặc biệt là trước 5 tuổi. Bệnh có thể phát triển khi trẻ còn trong bụng mẹ.
- U ác tính kết mạc: Đây là loại ung thư mắt hiếm gặp. Các tế bào phát triển ở lớp niêm mạc bên ngoài nhãn cầu và bên trong mí mắt.
- Lympho nội nhãn: Tế bào ung thư xuất hiện trong hệ thống mạch huyết tại mắt.
- Ung thư tuyến lệ: Tế bào ung thư xuất hiện ở tuyến lệ, thường xảy ra ở người từ 30 tuổi trở đi.
- Ung thư mí mắt: Tế bào ung thư xuất hiện ở trên hoặc trong mí mắt, trường hợp thường thấy nhất là ung thư biểu mô tế bào đáy.
Ung thư mắt có thể là nguyên phát (do tế bào tại đây bị đột biến), hoặc thứ phát (do tế bào ung thư di căn từ các cơ quan khác). Bệnh lý này có thể gây mù lòa hoặc nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nó có thể được điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Những dấu hiệu ung thư mắt không thể bỏ qua
Cũng như nhiều loại ung thư khác, dấu hiệu ung thư mắt thường rất mờ nhạt và khó nhận biết trong giai đoạn đầu. Khi bệnh tiến triển nặng lên, các triệu chứng sẽ dần xuất hiện nhiều hơn:
Dấu hiệu ung thư mắt ở trẻ em
- Đồng tử trắng, hai đồng tử có màu khác nhau, mắt bị lác.
- Đau hốc mắt nhiều do tăng nhãn áp.
- Trẻ không thể nhìn rõ, hoặc như có vật cản, khiến khả năng nhìn bị giảm sút, đi lại dễ bị vấp ngã.
- Khi nhìn ảnh chụp của trẻ dưới ánh đèn flash điện thoại, 1 trong 2 mắt sẽ có phản ứng bình thường và tạo ra hiệu ứng mắt đỏ điển hình, mắt kia cho phản xạ mắt trắng.
Dấu hiệu ung thư mắt ở trẻ em
Dấu hiệu ung thư mắt ở người lớn
- Mống mắt hoặc kết mạc xuất hiện 1 điểm sẫm màu.
- Tầm nhìn giảm, mắt mờ, hình ảnh nhìn thấy méo mó, thị lực giảm.
- Xuất hiện điểm không nhìn thấy trong tầm nhìn ngoại biên.
- Nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là nguồn phát sáng nhấp nháy.
- Đồng tử thay đổi hình dạng.
- Có một khối bất thường xuất hiện trên hoặc trong mắt.
- 1 bên mắt có thể lồi ra ngoài.
- Hốc mắt đau nhức, chảy nước mắt.
Khi gặp những dấu hiệu bất thường ở mắt như trên, bạn hãy đến các bệnh viện lớn để kiểm tra. Các bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm, soi đáy mắt, siêu âm, chụp mạch huỳnh quang, sinh hiển vi khám mắt, chụp MRI, chụp CT,… để chẩn đoán chính xác bạn có mắc bệnh hay không.
Điều trị ung thư mắt bằng cách nào?
Các phương pháp điều trị ung thư mắt có thể kể đến như:
- Phẫu thuật: Đây là kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất để điều trị ung thư mắt. Người bệnh có thể được được phẫu thuật cắt bỏ màng mắt, vùng tiếp giáp màng chớp mắt, kết mạc. Nếu ung thư xâm lấn vào vũng nhãn cầu, hốc mắt thì cần phẫu thuật loại bỏ toàn bộ hốc mắt, viền mí mắt, cơ và mô liên kết, vùng da xung quanh mắt.
- Phẫu thuật bằng tia hồng ngoại: Sử dụng dao gamma, hoặc chùm tia gamma được dùng để loại bỏ khối u.
- Nhiệt trị liệu: Dùng tia laser để đốt khối u, từ đó giúp thu nhỏ kích thước. Phương pháp này hiệu quả với các khối u kích thước nhỏ, hoặc kết hợp để tăng cường hiệu quả của xạ trị và hóa trị.
- Xạ trị ung thư mắt: Sử dụng tia X và chùm photon để tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị có thể gây khô mắt, tổn thương võng mạc, đục thuỷ tinh thể, rụng lông mi, mất tóc quanh mắt, tăng nhãn áp hoặc tổn thương thần kinh thị giác,...
- Hóa trị ung thư mắt: Sử dụng các loại thuốc hóa chất bằng đường tiêm, hoặc đường uống nhằm khống chế và tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này thường được dùng trước và sau khi phẫu thuật để tăng cường hiệu quả.
Phòng ngừa ung thư mắt bằng cách nào?
Hiện nay, không có phương pháp nào có thể phòng ngừa được ung thư mắt hoàn toàn. Tuy nhiên, để giúp giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh này, bạn nên thực hiện các cách dưới đây:
- Luôn đeo kính râm, kính chống tia UV khi đi ra ngoài trời nắng để ngăn cản tác hại của tia cực tím từ mặt trời. Đồng thời, bạn nên đội mũ rộng vành, che chắn cẩn thận khi nào phải ra ngoài trời.
- Nếu mắt bị khô thì cần thường xuyên nhỏ thuốc giữ ẩm.
- Rửa mắt với nước muối sinh lý khi mắt bị dính bụi, không dụi mắt, chớp mắt nhiều để tránh bụi làm xước giác mạc.
- Thư giãn mắt bằng phương pháp 20 - 20 - 20: Sau khoảng 20 phút sử dụng điện thoại, xem tivi hoặc làm việc trước màn hình máy vi tính thì nên để mắt nghỉ 20 giây, bằng cách nhìn xa tối thiểu 20m. Sau 2 tiếng làm việc liên tục thì bạn nên nghỉ từ 15 - 20 phút.
- Massage vùng da quanh mắt để đôi mắt được thư giãn và điều tiết tốt hơn.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều thực phẩm giàu Omega-3, vitamin A, E, C, beta carotene, chất chống oxy hóa. Uống đủ nước và hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, hút thuốc lá.
- Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng, stress trong công việc và sinh hoạt hàng ngày.
- Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần nếu bạn gặp các vấn đề về mắt.
Những loại thực phẩm tốt cho mắt
Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho quý độc giả về dấu hiệu ung thư mắt, cũng như cách điều trị và phòng ngừa. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Ung thư não: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
- Ung thư xương - phân loại, triệu chứng và cách điều trị