Liệu pháp miễn dịch: Niềm hy vọng mới cho người ung thư phổi

Cập nhập: Thứ hai, 06/03/2023

 

   Tại Việt Nam, ung thư phổi là dạng ung thư xếp thứ 2, chỉ sau ung thư gan về số ca mắc mới và tử vong mỗi năm. Đây là căn bệnh có tiên lượng xấu, tỷ lệ sống sót của người bệnh thêm 5 năm khi bệnh đã ở giai đoạn muộn là không quá 5%. Với sự tiến bộ của nền y học hiện đại, các phương pháp điều trị ung thư phổi mới đã được áp dụng và mang đến hiệu quả cao, trong đó tiêu biểu phải kể đến liệu pháp miễn dịch.

 

Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch: Niềm hy vọng mới cho người bệnh ung thư phổi

 

Vai trò của hệ thống miễn dịch với ung thư phổi

   Hệ miễn dịch (Immune System) là một hệ thống các protein, mô, cơ quan và tế bào đặc biệt. Chúng phối hợp với nhau để bảo vệ cơ thể trước các tác nhân ngoại lai như vi trùng, vi sinh vật.

   Khi xuất hiện bất cứ một bất thường nào trong cơ thể, trong đó có sự xuất hiện của các tế bào ung thư, hệ miễn dịch sẽ phát hiện, coi chúng là thành phần “ngoại lai” và tấn công, tiêu diệt tế bào đó. Chính vì vậy, hệ miễn dịch giữ một vai trò rất quan trọng trong điều trị các bệnh ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng.

   Tuy nhiên, việc nhắm tới các tế bào ung thư, trong đó có ung thư phổi lại khó khăn hơn nhiều so với các thành phần ngoại lai như vi khuẩn, vi trùng bởi một số lý do sau:

  • Tế bào ung thư phổi bắt nguồn từ các tế bào bình thường nên đôi khi hệ miễn dịch coi sự khác biệt này là không đủ lớn để chúng nhận định tế bào ung thư phổi là thành phần ngoại lai, vì vậy chúng sẽ không tấn công.
  • Hệ thống miễn dịch có nhận diện ra tế bào ung thư phổi, tuy nhiên phản ứng của chúng lại không đủ mạnh để tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Bản thân các tế bào ung thư phổi cũng có thể tạo ra các thành phần cấu tạo hoặc các chất đặc biệt để đánh lừa và ngăn cản việc hệ miễn dịch phát hiện, tiêu diệt chúng.

   Để khắc phục những hạn chế trên, các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách giúp tăng khả năng nhận biết tế bào ung thư và tiêu diệt tế bào ung thư của hệ miễn dịch. Phương pháp đó được gọi chung là liệu pháp miễn dịch.

 

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư phổi

   Liệu pháp miễn dịch bao gồm rất nhiều phương pháp khác nhau, dưới đây là một số phương pháp nổi bật nhất, đã được sử dụng hoặc đang trong quá trình thử nghiệm điều trị ung thư phổi:

  • Thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch
  • Liệu pháp tế bào T nuôi dưỡng
  • Vacxin trị liệu ung thư phổi
  • Virus oncolytic
  • Kháng thể đơn dòng

     …

Thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch

   Đây được xem là tiến bộ mới nhất trong liệu pháp miễn dịch đối với điều trị bệnh ung thư phổi.

   Tế bào lympho T là tế bào chủ chốt đảm nhiệm vai trò nhận biết và kích hoạt các phản ứng tiêu diệt tác nhân ngoại lai. Tuy nhiên, để tránh nhận diện và tiêu diệt nhầm các tế bào bình thường của cơ thể, trên tế bào T có các loại protein đặc biệt gọi là điểm kiểm soát miễn dịch, các protein này bao gồm:

  • Kháng nguyên độc tế bào lympho T (CTLA-4): Thúc đẩy hoặc ức chế quá trình tiêu diệt tế bào.
  • Protein chết tế bào theo chu trình (PD-1): Thúc đẩy hoặc ức chế việc tế bào chết theo chu trình.

   Tế bào ung thư phổi rất “thông minh”, để đánh lừa các tế bào lympho T, bản thân chúng cũng sản sinh ra các loại protein đặc hiệu, bao gồm: PD-L1 và CTLA-4/B7.

 

Thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch trong điều trị ung thư phổi

Thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch trong điều trị ung thư phổi

 

   Sự gắn kết giữa PD-1 (trên tế bào T) và PD-L1 (trên tế bào ung thư phổi) làm ức chế quá trình tế bào ung thư phổi chết theo chu trình. Nhờ vậy mà khối u ác tính tiếp tục phát triển. Sự gắn kết giữa CTLA-4 (trên tế bào T) và CTLA-4/B7 (trên tế bào ung thư) làm ức chế quá trình tế bào T tiêu diệt tế bào ung thư phổi.

   Nhận biết được thủ đoạn qua mặt hệ thống miễn dịch của tế bào ung thư, các nhà khoa học đã tạo ra các loại thuốc nhằm ức chế những sự gắn kết đó, được gọi là thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch.

Liệu pháp tế bào T nuôi dưỡng

     Hay còn được gọi là liệu pháp tế bào CAR-T: Các tế bào miễn dịch lympho T sẽ được lấy ra từ máu của người bệnh. Các tế bào T này được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để nhân lên một số lượng đủ lớn, đồng thời được huấn luyện đặc biệt để tăng khả năng nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư. Sau khoảng 2-3 tuần, tế bào T sẽ được truyền trở lại cơ thể người bệnh ung thư phổi.

Vacxin trị liệu ung thư phổi

   Khi nhắc tới vacxin, hầu hết mọi người đều nghĩ tới vai trò của nó trong việc ngăn ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, có một loại vacxin đặc biệt được sử dụng trong điều trị ung thư phổi gọi là vacxin trị liệu.

   Những loại vacxin này nhắm tới các loại protein đặc biệt chỉ xuất hiện trong tế bào ung thư phổi chứ không có hoặc có rất ít trong tế bào bình thường. Hiện nay, các loại vacxin vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và sử dụng trên lâm sàng để thu thập thêm dữ liệu về tính hiệu quả và an toàn. Đây được hứa hẹn sẽ là một phương pháp điều trị đáng kỳ vọng cho người bệnh ung thư phổi trong tương lai không xa.

Liệu pháp virus oncolytic điều trị ung thư phổi

   Liệu pháp virus oncolytic sử dụng một loại virus để tiêu diệt tế bào ung thư. Sau khi tiêm loại virus này vào khối u, virus sẽ xâm nhập vào các tế bào ung thư phổi và nhân lên. Kết quả là tế bào ung thư vỡ ra và chết. Khi tế bào ung thư chết, lượng lớn kháng nguyên được giải phóng. Điều này kích hoạt hệ thống miễn dịch của bệnh nhân tới dọn dẹp và tiêu diệt nốt lượng tế bào ung thư còn sót lại.

   Một điều đặc biệt ở liệu pháp này đó là virus được sử dụng là virus đã được biến đổi gen, chúng chỉ nhắm tới các tế bào ung thư phổi trong cơ thể mà không tấn công các tế bào bình thường.

 

Sự khác biệt giữa liệu pháp miễn dịch và các phương pháp điều trị ung thư khác

   Các phương pháp điều trị ung thư phổi truyền thống bao gồm hóa trị và xạ trị, đôi khi là phẫu thuật.

   Phương pháp hóa trị sử dụng các thuốc độc tế bào nhằm tiêu diệt tế bào ung thư, nhưng đồng thời chúng cũng sẽ ảnh hưởng tới cả tế bào khỏe mạnh. Điều này gây các tác dụng phụ như buồn nôn, mệt mỏi, rụng tóc, giảm bạch cầu, nhiễm trùng.

   Xạ trị sử dụng tia X hoặc các tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn không cho khối u phát triển. Nhưng với tia năng lượng mạnh như vậy cũng sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, đau đớn, rụng tóc, nôn, tiêu chảy…

 

Các phương pháp hóa trị, xạ trị gây nhiều mệt mỏi cho người bệnh ung thư phổi

Các phương pháp hóa trị, xạ trị gây nhiều mệt mỏi cho người bệnh ung thư phổi

 

   Còn với liệu pháp miễn dịch, đa phần chúng nhắm vào sự giao tiếp giữa hệ thống miễn dịch và khối u, để hệ miễn dịch trực tiếp tiêu diệt tế bào ung thư. Do đó phương pháp này có độ an toàn cao. Dù vậy, vẫn có một số tác dụng phụ đã được ghi nhận như sốt, mệt mỏi, mẩn đỏ, ngứa da…

   Để nâng cao hiệu quả điều trị ung thư phổi, cần phối hợp giữa các liệu pháp miễn dịch với nhau, phối hợp liệu pháp miễn dịch với các phương pháp khác như: hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, liệu pháp hướng đích.

 

Kết luận

   Nhìn chung, các nhà khoa học vẫn đang không ngừng nghiên cứu và thử nghiệm các phương pháp điều trị ung thư nói chung, trong đó có ung thư phổi. Trong đó, liệu pháp miễn dịch được kỳ vọng và hứa hẹn sẽ mang lại nhiều kết quả khả quan giúp kéo dài thời gian sống cho người bệnh ung thư phổi.

   Tuy vậy, biện pháp tốt nhất vẫn là phòng ngừa từ xa nguy cơ ung thư phổi bằng cách:

  • Bỏ thuốc lá.
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý mãn tính đường hô hấp nguy hiểm (viêm phế quản mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD) bằng sản phẩm giúp giải độc phổi, tăng sức đề kháng phổi như BoniDetox.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện đều đặn nhằm nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch.

   Hi vọng bài viết đã mang tới cho quý vị những thông tin bổ ích về cách điều trị bệnh ung thư phổi bằng liệu pháp miễn dịch. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thêm những thông tin mới nhất xoay quanh chủ đề ung thư phổi nói riêng và ung thư nói chung.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tỷ lệ ung thư phổi ở nam giới gấp 3 lần ở nữ giới

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, tỉ lệ ung thư phổi ở nam giới gấp 3 lần ở nữ giới.

VTV2: Biện pháp tối ưu giúp lá phổi luôn khỏe mạnh

Lá phổi chính là sự sống, chúng ta có thể nhịn ăn vài bữa nhưng không thể nhịn thở dù chỉ một phút. Thế nhưng với tình trạng ô nhiễm môi trường, nồng độ bụi mịn và các loại khí thải, hóa chất độc hại thải ra trong không khí đã khiến cho lá phổi chúng ta bị đầu độc mỗi ngày

Thuốc lá- Thủ phạm gây ra căn bệnh

Tại sao hút thuốc lá lại gây ung thư phổi? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Ung thư phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Ung thư phổi là một loại ung thư phổ biến, nguyên nhân gây bệnh hàng đầu là do hút thuốc lá, triệu chứng điển hình là ho đờm, khó thở...

36 tuổi đã bị ung thư phổi chỉ vì … ở cùng nhà với người hút thuốc lá

Khi được bác sĩ thông báo mình ung thư phổi di căn, người phụ nữ 36 tuổi ở Hà Nội bàng hoàng và không tin bởi bản thân chưa một lần hút thuốc lá. Bác sĩ chỉ ra nguyên nhân khiến ai cũng phải xót xa.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844