Ung thư vòm họng là một trong 10 loại ung thư phổ biến nhất tại nước ta hiện nay. Tỷ lệ người mắc phải căn bệnh này là 12%, khá cao so với các bệnh ung thư khác. Trong số đó, có tới 70% người chỉ phát hiện ra bệnh khi đã ở vào giai đoạn cuối khiến cho việc điều trị trở nên rất khó khăn. Trong bài bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về 5 dấu hiệu giúp bạn nhận biết ung thư vòm họng nhé!
5 dấu hiệu giúp bạn nhận biết ung thư vòm họng không thể bỏ qua
5 dấu hiệu giúp bạn nhận biết ung thư vòm họng không thể bỏ qua
Ung thư vòm họng là căn bệnh rất nguy hiểm, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở nam giới từ 40 đến 60 tuổi. Bệnh tiến triển qua nhiều giai đoạn với triệu chứng nặng dần, mức độ nghiêm trọng tăng và hy vọng sống của người bệnh giảm dần.
Do đó, việc nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh là điều vô cùng cần thiết để điều trị sớm, kéo dài sự sống cho người bệnh. Bạn có thể nhận biết ung thư vòm họng qua 5 dấu hiệu dưới đây:
- Ho có đờm dai dẳng, đờm có thể lẫn máu, kèm theo khản tiếng do dây thanh quản bị ảnh hưởng.
- Ngạt, tắc mũi một hoặc 2 bên, kèm theo chảy nước mũi, ngạt có thể xuất hiện tùy từng lúc và điều trị bằng thuốc không đỡ. Người bệnh cũng có thể bị chảy máu qua cửa mũi, hoặc chảy xuống họng, phải khịt mũi và khạc ra ngoài. Trong trường hợp tiến triển, máu chảy nhiều và khó cầm.
- Cảm giác ù tai, đau, khó nghe, nghe kém 1 bên, hoặc nghe âm thanh có tiếng vọng do khối u làm tắc vòi Eustache nối vòm họng với tai. Ban đầu, những triệu chứng xảy ra thoáng qua, có lúc tự hết rồi lại tái phát trở lại.
- Xuất hiện những cơn đau nửa đầu, đau sâu trong hốc mắt hoặc vùng thái dương, vùng đỉnh, với mức độ âm ỉ. Ngoài ra, người bệnh có hiện tượng nhìn đôi, mắt lác trong, chóng mặt,...
- Nổi hạch ở cổ, vùng sau góc hàm, hạch có thể xuất hiện ở 1 hoặc 2 bên cổ. Hạch lúc đầu nhỏ sau to dần, sờ thấy mật độ chắc, ấn không đau, di động hạn chế dần, sau bị cố định dính vào cơ và da xung quanh gây khó nuốt, đau khi nuốt.
Chảy máu mũi có thể là dấu hiệu của ung thư vòm họng
Chẩn đoán ung thư vòm họng bằng cách nào?
Có thể thấy, các triệu chứng của ung thư vòm họng khá giống với một số bệnh lý mũi họng khác. Do đó, nhiều người thường không nghĩ rằng mình mắc bệnh, dẫn đến đi khám quá muộn, bệnh đã vào giai đoạn nặng, khó chữa trị.
Vì vậy, nếu nhận thấy mình liên tục có những triệu chứng kể trên, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác nhất. Hiện nay, các biện pháp được sử dụng để xác định ung thư vòm họng có thể kể đến như:
- Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành quan sát từ đầu tới cổ để kiểm tra xem có các hạch hay không, sau đó là khám các cơ quan trong miệng như lưỡi, vòm họng.
- Nội soi họng: Bác sĩ sử dụng các dụng cụ nội soi chuyên dụng để phát hiện các bất thường trong vòm họng. Khối u phát triển lớn thường gây ra tổn thương cho các tế bào khỏe mạnh, làm các tế bào này sưng lên. Nội soi cổ họng có thể giúp phát hiện vị trí và kích thước khối u, cũng như lấy sinh thiết.
- Chụp X-Quang: Hình ảnh trên phim chụp X-quang có thể giúp xác định các chi tiết liên quan đến khối u như kích thước, hình dạng và mức độ tác động tới các mô mềm.
- Chụp CT để đánh giá kích thước khối u, mức độ xâm lấn xung quanh và xâm lấn hạch.
- Làm phản ứng huyết thanh để tìm kháng thể virus Epstein – Barr trước, trong và sau điều trị giúp đánh giá tiên lượng bệnh.
Nội soi họng giúp chẩn đoán ung thư vòm họng
Những đối tượng nào có nguy cơ mắc ung thư vòm họng?
Hiện nay, nguyên nhân gây ung thư vòm họng vẫn chưa được tìm hiểu một cách chính xác. Căn bệnh này có mang dấu vết của di truyền, khoảng 30 gen ung thư nội sinh đã được tìm thấy. Bình thường, các gen này ở trạng thái nằm im, khi có một tác động nào đó, chúng sẽ biểu hiện và phát triển thành ung thư.
Bên cạnh đó, những người sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, chất độc hại,... cũng có thể mắc ung thư vòm họng. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra, những người sử dụng các thức ăn giàu chất Nitrosamine cũng có tỷ lệ mắc cao hơn bình thường.
Một nguyên nhân quan trọng khác cũng phải kể đến là thói quen hút thuốc lá. Các chất độc trong khói thuốc như: Benzen, hydrocarbon, asen,... làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng, cũng như nhiều loại ung thư khác.
Tuy nhiên, yếu tố hàng đầu được các chuyên gia quan tâm nhất chính là việc nhiễm phải virus Epstein – Barr. Virus này còn được gọi là herpesvirus 4 (HHV-4), 1 trong 8 loại virus herpes phổ biến nhất ở người. Có tới 90% người trưởng thành trên thế giới đã từng bị nhiễm virus EBV và hình thành kháng thể chống lại loại virus này.
Các nhà khoa học nhận thấy rằng, hầu như tất cả các tế bào ung thư vòm họng đều chứa các phần của virus EBV và đa số những người bị bệnh đều có kháng thể EBV trong máu.
Đa số người mắc ung thư vòm họng đều mang kháng thể EBV
Phòng ngừa ung thư vòm họng bằng cách nào?
Tuy hầu hết chúng ta đều có mang gen mắc bệnh và có thể từng nhiễm phải virus EBV, nhưng có người mắc bệnh, còn người khác thì không. Điều này có thể là do những ảnh hưởng từ môi trường sống và thói quen sinh hoạt của mỗi người.
Do đó, để phòng ngừa mắc ung thư vòm họng, bạn nên thực hiện những biện pháp dưới đây:
- Ngừng hút thuốc lá và không đến những nơi có nhiều khói thuốc. Nếu gặp khó khăn khi bỏ thuốc lá, bạn hãy sử dụng nước súc miệng Boni-Smok.
- Đeo khẩu trang mỗi khi ra khỏi nhà.
- Mặc đồ bảo hộ nếu phải làm việc trong môi trường ô nhiễm.
- Thường xuyên quét dọn nhà cửa, vệ sinh môi trường sống xung quanh.
- Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nitrosamine như: Dưa muối, cà muối, cá muối,...
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
- Đi khám tầm soát ung thư nếu gia đình có người từng mắc bệnh.
Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về 5 dấu hiệu nhận biết bệnh lý ung thư vòm họng, cũng như cách phòng ngừa. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM: