Đậu mùa khỉ là căn bệnh được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo có mức độ nguy hiểm cao và dễ phát triển thành dịch với diễn biến phức tạp.
Vì bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào nên ở Việt Nam, mỗi người dân cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về căn bệnh này như đặc điểm, triệu chứng, nguyên nhân, con đường lây lan nhằm có cách phòng ngừa hiệu quả. Để làm được điều đó, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây!
Đậu mùa khỉ là bệnh gì?
Đậu mùa khỉ là bệnh gì?
Đậu mùa khỉ (Monkey pox) là căn bệnh gây ra bởi virus đậu mùa khỉ ( thuộc giống Orthopoxvirus trong họ Poxviridae) - 1 loại virus có “họ hàng” với bệnh đậu mùa phổ biến hiện nay. Căn bệnh này vốn hiếm gặp và đã bị xóa sổ vào những năm 1980. Tuy nhiên, những năm gần đây nó lại xuất hiện và có xu hướng phát triển mạnh, tạo thành vùng dịch ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Nhiều người lo ngại rằng trong bối cảnh thế giới vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau sự lây lan mạnh mẽ của Covid-19, virus đậu mùa khỉ có thể tạo nên một đại dịch mới tiếp theo.
Khi mắc đậu mùa khỉ, các triệu chứng tuy không quá nghiêm trọng nhưng nếu không có biện pháp điều trị hiệu quả kết hợp với những yếu tố như tiếp xúc lâu dài với virus, trẻ em, người có hệ miễn dịch kém… thì dễ gặp các biến chứng như nhiễm trùng máu, viêm mô não, viêm phế quản phổi, nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực.
Thống kê cho thấy, trước đây tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ là khoảng 11%, trong đó bệnh nhân là trẻ em có tỷ lệ tử vong cao hơn. Gần đây, nhờ sự nhận thức đúng đắn về căn bệnh này và can thiệp y tế kịp thời mà tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn khoảng 3-6%.
Virus đậu mùa khỉ lây qua đường nào?
Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây từ người này sang người khác qua các đường:
- Lây bệnh khi người khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với máu, chất lỏng cơ thể, giọt bắn hô hấp của người bệnh hoặc động vật mắc bệnh.
- Lây gián tiếp khi người khỏe mạnh tiếp xúc với các vật dụng của người bệnh (chăn ga gối nệm, khăn mặt, quần áo,…).
- Ăn thịt động vật bị nhiễm bệnh.
- Lây từ mẹ sang thai nhi và dẫn đến bệnh đậu mùa khỉ bẩm sinh.
- Trẻ sơ sinh tiếp xúc gần với mẹ sau khi sinh cũng có nguy cơ nhiễm bệnh cao nếu mẹ đang mắc bệnh.
- Lây qua quan hệ tình dục: con đường lây nhiễm này chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, thông tin từ WHO thì đã ghi nhận bệnh có xuất hiện ở một số nam giới có quan hệ tình dục đồng tính.
- Lây qua vết cào hoặc cắn của động vật nhiễm bệnh.
Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây qua các vết cào, cắn từ động vật nhiễm bệnh
Với những con đường lây nhiễm như trên, các đối tượng sau sẽ dễ mắc bệnh đậu mùa khỉ hơn so với người khác:
- Người ở cùng hoặc làm việc chung với người bệnh.
- Người vừa đi du lịch đến một đất nước/khu vực đang xuất hiện các ca bệnh đậu mùa khỉ.
- Trẻ có mẹ bị nhiễm đậu mùa khỉ trong quá trình mang thai.
- Người ăn các loài động vật không rõ nguồn gốc có nguy cơ nhiễm bệnh.
- Người bị động vật nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ cắn hoặc cào.
- Người sống ở các khu vực rừng nhiệt đới, có các loài vật nhiễm bệnh đậu mùa khỉ sinh sống.
- Người có quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm đậu mùa khỉ.
Người mắc bệnh đậu mùa khỉ có những triệu chứng gì?
Sau khi nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ, thời gian ủ bệnh có thể từ 5 đến 21 ngày. Sau đó, người bệnh mới bắt đầu có những triệu chứng của bệnh như:
- Sốt: Triệu chứng này thường xuất hiện đầu tiên, sau đó người bệnh mới bắt đầu có những biểu hiện khác.
- Uể oải, mệt mỏi, người ớn lạnh.
- Đầu đau dữ dội.
- Mỏi cơ, mỏi lưng.
- Nổi hạch.
- Phát ban sau 1-3 ngày có biểu hiện sốt. Các dấu phát ban có thể xuất hiện ở mặt (gần như tất cả bệnh nhân đều có phát ban trên mặt), lòng bàn tay, miệng, mắt (bao gồm cả kết mạc và giác mạc), cơ quan sinh dục. Các nốt phát ban phát triển dần thành mụn nước, sưng to rồi dần chuyển sang mụn mủ, sau đó khô lại, đóng vảy và xẹp xuống.
Nốt phát ban ở bệnh đậu mùa khỉ thường xuất hiện trên mặt và lòng bàn tay
Thông thường, các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ sẽ kéo dài từ 2 đến 4 tuần rồi tự khỏi, người bệnh không cần thực hiện các biện pháp điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, với những đối tượng có nguy cơ cao như người có sức đề kháng kém, người tiếp xúc với nguồn bệnh trong thời gian dài, trẻ em thì cần có biện pháp điều trị hiệu quả và phù hợp để giảm nguy cơ gặp biến chứng.
Điều trị bệnh đậu mùa khỉ
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh đậu mùa khỉ. Khi nhiễm bệnh, người bệnh chủ yếu có thể tự khỏi, một số trường hợp được điều trị nhằm giảm nhẹ triệu chứng, giảm nguy cơ gặp biến chứng.
Có một số loại thuốc được cho là có thể điều trị căn bệnh này đó là cidofovir, tecovirimat, brincidofovir (CMX001),… Đây là những thuốc có hoạt tính chống lại virus đậu mùa trên khỉ.
Khi bị nhiễm bệnh, người bệnh nên tự cách ly với mọi người, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
Phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Các biện pháp giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm đậu mùa khỉ là:
- Tránh tiếp xúc với người có nguy cơ mắc bệnh. Cách ly người có triệu chứng bệnh/có nguy cơ nhiễm bệnh.
- Không chạm vào các vật dụng của người có nguy cơ nhiễm bệnh.
- Không ăn thịt sống, không ăn thịt động vật không có nguồn gốc rõ ràng.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh tay có chứa cồn, đặc biệt là khi vừa tiếp xúc với người khác.
- Tránh tiếp xúc với động vật có nguy cơ nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ (động vật bị bệnh, động vật chết ở những khu vực xảy ra bệnh đậu mùa khỉ, động vật nghi ngờ nhiễm bệnh,…).
- Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa. Chưa có vaccine ngừa bệnh đậu mùa khỉ nhưng việc tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa có thể làm giảm đến 85% nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ. Nếu mắc, các triệu chứng bệnh thường nhẹ hơn, không diễn tiến nặng và ít nguy cơ để lại biến chứng, không cần can thiệp.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để giảm nguy cơ lây nhiễm đậu mùa khỉ
Đến đây, hy vọng bạn đã trang bị cho mình được những thông tin quan trọng về bệnh đậu mùa khỉ, từ đó có cách phòng ngừa hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM: