Bệnh sởi: Những thông tin bậc cha mẹ cần biết để phòng bệnh cho con

Cập nhập: Thứ năm, 30/03/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Sởi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lưu hành rộng rãi ở mọi nơi trên thế giới, đã từng cướp đi sinh mạng của khoảng 2,9 triệu người mỗi năm khi chưa có vacxin phòng bệnh. Trong đó, đối tượng chịu tổn thương nặng nề nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. Với sự xuất hiện của vacxin sởi trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc và tử vong cũng như phát triển thành đại dịch của bệnh sởi đã giảm đi đáng kể. Tuy vậy, căn bệnh này vẫn luôn tiềm tàng những mối nguy hiểm thường trực có thể bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào. Chính vì vậy, mỗi bậc cha mẹ cần nắm rõ một số thông tin quan trọng về bệnh sởi để phòng bệnh cho con trẻ.

 

Bệnh sởi

Bệnh sởi: Những thông tin bậc cha mẹ cần biết để phòng bệnh cho con

 

Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?

   Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra. Bệnh sởi được coi là một căn bệnh nguy hiểm bởi con đường, tốc độ lây lan khủng khiếp, cũng như những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mà nó mang lại, trong khi cho tới nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này.

   Theo công bố của UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc), bệnh sởi có khả năng truyền nhiễm cao hơn cả Ebola, bệnh lao hay bệnh cúm. Con đường lây truyền chính của bệnh sởi là đường hô hấp, lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện…

   Trên thế giới đã từng bùng phát rất nhiều đại dịch sởi ở nhiều vùng miền khác nhau với mức độ lây nhiễm và con số tử vong khổng lồ. Tiêu biểu như:

  • Tại châu Âu: Bệnh sởi bắt đầu tấn công đảo Greenland, Đan Mạch khiến 99,9% người dân ở đây mắc bệnh (4262 người), duy chỉ có 5 người thoát khỏi căn bệnh này. Từ tháng 1 tới tháng 10 năm 2011, dù đã có vacxin phòng bệnh sởi, nhưng tại 36 quốc gia châu Âu vẫn xuất hiện 26.000 trường hợp mắc sởi.
  • Tại châu Phi: Cộng hòa dân chủ Congo là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do bệnh sởi từng được ghi nhận. Năm 2011 với hơn 134.000 trường hợp và năm 2012 với gần 74.000 tường hợp. Tuy nhiên, số ca nhiễm trên thực tế được dự đoán có thể lớn hơn gấp 10 lần con số được công bố.
  • Tại Hoa Kỳ: Bệnh sởi được Hoa Kỳ tuyên bố là loại bỏ hoàn toàn vào năm 2000. Tuy nhiên hàng năm, tại quốc gia này vẫn xuất hiện trung bình 63 trường hợp/năm. Đặc biệt, năm 2019, tỷ lệ mắc sởi ở Hoa Kỳ tăng lên mức cao nhất là 1282 trường hợp. Đây là những con số được báo cáo bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ.
  • Tại Việt Nam: Việt Nam vẫn được coi là “điểm nóng” của bệnh sởi với 2924 ca mắc sởi chỉ trong vòng 6 tháng (từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019).

   Trước những diễn biến phức tạp của bệnh sởi, hàng năm, tổ chức Y tế thế giới WHO vẫn phát đi cảnh báo trước nguy cơ bùng phát căn bệnh này.

 

Cảnh báo của WHO về bệnh sởi

Cảnh báo của WHO về bệnh sởi năm 2021

 

Diễn biến của bệnh sởi

   Sau khi lây nhiễm virus sởi từ người mang bệnh, thời gian ủ bệnh kéo dài từ 12 - 15 ngày, có những trường hợp có thể lên tới 20 ngày. Sau thời gian ủ bệnh, bệnh sởi xuất hiện với các triệu chứng điển hình như:

  • Sốt cao từ 39 - 40 độ C
  • Ho khan, mũi chảy dịch, hắt hơi, đau họng
  • Người nhức mỏi
  • Mắt đỏ do viêm kết mạc
  • Xuất hiện các nốt phát ban đỏ li ti mọc ở mặt, vùng vai gáy rồi lan từ từ ra toàn cơ thể. Đi kèm với đó là triệu chứng đau mỏi cơ

   Bệnh sởi thường kéo dài từ 7 - 10 ngày, khi đó các nốt phát ban mờ dần, để lại các vết thâm da. Mất thêm khoảng 1 - 2 tuần, các vết thâm đó mới biến mất hoàn toàn.

 

Biến chứng của bệnh sởi

   Trong thời gian bị bệnh sởi, virus nhanh chóng theo máu tới nhiều cơ quan trong cơ thể, chúng tấn công, làm tổn thương các cơ quan đó. Điều này đặc biệt nghiêm trọng ở những trẻ có sức đề kháng yếu hoặc trẻ suy dinh dưỡng, gây nên các biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm tai giữa cấp tính: xảy ra ở khoảng 1/10 số trẻ nhiễm bệnh sởi
  • Viêm phổi: xảy ra ở khoảng 1/20 trẻ bị bệnh, có thể dẫn tới tử vong

 

Biến chứng do bệnh sởi có thể dẫn tới tử vong

Biến chứng do bệnh sởi có thể dẫn tới tử vong

 

  • Viêm não: xảy ra ở khoảng 1/1000 trẻ mắc bệnh
  • Tiêu chảy, nôn ói do sởi
  • Mờ hoặc loét giác mạc gây mù lòa vĩnh viễn cho trẻ
  • Suy dinh dưỡng nặng hậu nhiễm sởi ở trẻ em, gây còi xương, chậm phát triển ở trẻ
  • Phụ nữ mang thai mắc bệnh sởi có thể bị sảy thai, sinh non hoặc sinh con thiếu cân

 

Hướng dẫn phòng tránh bệnh sởi cho trẻ em

   Để phòng tránh bệnh sởi, cần:

  • Cách ly, hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh ít nhất 7 ngày kể từ khi nổi phát ban
  • Nếu dịch sởi bùng phát mạnh mẽ, cần hạn chế tới nơi tập trung đông người
  • Tiêm vacxin phòng bệnh sởi: đây là cách hiệu quả và lâu dài nhất.

Vacxin phòng bệnh sởi hiện nay gồm 2 loại chính là vacxin sởi đơn (chỉ phòng bệnh sởi) và vacxin 3 trong 1 (phòng bệnh sởi, quai bị, rubella). Mỗi loại vacxin sẽ có khuyến cáo tiêm chủng riêng.

Đối với vacxin sởi đơn, mũi 1 được khuyến cáo tiêm cho trẻ khi đủ 9 tháng tuổi, mũi 2 tiêm khi trẻ đủ 15 - 18 tháng tuổi, mũi 3 tiêm khi trẻ đủ 4 - 6 tuổi. Nếu trẻ được tiêm mũi 1, có khoảng 80-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch, nếu tiêm thêm mũi 2, tỷ lệ bảo vệ tăng lên tới 90-95%. Do đó, việc tiêm phòng đủ số mũi theo khuyến cáo là điều quan trọng.

 

tiêm phòng vacxin sởi đơn cho trẻ

Khuyến cáo tiêm phòng vacxin sởi đơn cho trẻ và người trưởng thành

 

   Để nắm rõ hơn lịch tiêm phòng của vacxin sởi đơn cũng như các loại vacxin khác, các bậc cha mẹ nên tham khảo thêm ý kiến từ những đơn vị chuyên về tiêm chủng vacxin.

   Một điều quan trọng nữa cần lưu ý là phải tăng cường sức đề kháng cho trẻ để nếu trẻ có lỡ bị nhiễm bệnh thì mức độ ảnh hưởng của bệnh sởi cũng không quá lớn. Các bậc cha mẹ có thể xây dựng một chế độ ăn lành mạnh cho con, khuyến khích con chơi thể thao, tắm nắng, bổ sung vi khuẩn đường ruột cho trẻ. Đối với trẻ biếng ăn, sức đề kháng kém, hay ốm vặt, nên cho trẻ sử dụng sản phẩm BoniKiddy + của Mỹ.

   Sởi là căn bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh hoặc hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe khi không may mắc phải nếu chúng ta được trang bị đầy đủ kiến thức liên quan đến căn bệnh này. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ 1800 1044 (miễn cước) để được giải đáp. Cám ơn các bạn đã đón xem!

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: bệnh sởi
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà