Cận thị: Nguyên nhân và cách khắc phục

Cập nhập: Thứ ba, 28/02/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Để quan sát mọi thứ xung quanh, thưởng thức cái đẹp của cuộc sống, ta cần có thị lực tốt. Thế nhưng, cuộc sống đô thị gắn liền với ánh đèn điện và thiết bị điện tử đã vô tình ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt, gây cận thị. Vậy tình trạng này là như thế nào? Nguyên nhân và cách khắc phục ra sao? Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để có thể tìm ra được câu trả lời chính xác nhất!

 

Cận thị là gì?

Cận thị là gì?

 

Cận thị là gì?

   Chúng ta có thể nhìn thấy mọi vật nhờ sự phản xạ hình ảnh của vật thể hội tụ trên võng mạc. Tại đây, các tế bào cảm thụ sẽ chuyển tín hiệu ánh sáng thành các tín hiệu thần kinh và truyền lên não bộ nhờ hệ thần kinh thị giác để tạo nên hình ảnh.

   Cận thị là tình trạng mà hình ảnh hội tụ trước võng mạc chứ không phải trên võng mạc như người bình thường nữa, khiến bạn chỉ có thể nhìn thấy vật ở gần, không thể thấy rõ các vật ở xa.

 

Các dấu hiệu nhận biết cận thị

   Cận thị thường được phát hiện sớm ở lứa tuổi học sinh bởi các dấu hiệu như:

  • Hình ảnh mờ nhạt khi nhìn vào vật thể ở xa
  • Khó nhìn thấy vật vào ban đêm
  • Xem tivi, điện thoại phải xem ở cự ly gần.
  • Đọc bài hay bị nhảy hàng hoặc phải dùng ngón tay để dò theo các chữ khi đọc.
  • Khi viết, nhiều chữ viết sai, thiếu hoặc phải chép bài của bạn.
  • Hay cúi gần nhìn sách
  • Nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi nhìn vật ở xa
  • Hay dụi mắt mặc dù không buồn ngủ;
  • Thường kêu mỏi mắt, nhức đầu hay chảy nước mắt

   Bản thân người bị cận thị có thể nhận biết dấu hiệu bị cận khá dễ dàng. Nếu không khắc phục sớm, sức khỏe đôi mắt và chất lượng cuộc sống của họ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 

Cận thị ảnh hưởng như thế nào với đời sống và sức khỏe?

   Tuy cận thị không gây nguy hiểm ngay lập tức đến tính mạng nhưng lại hạn chế khả năng quan sát, làm giảm sức khỏe của đôi mắt và chất lượng cuộc sống, cụ thể:

  • Gây mỏi mắt: Để nhìn rõ vật ở xa, người cận thị thường phải nheo mắt hoặc căng mắt ra để quan sát. Theo đó, họ dễ bị mỏi mắt, đau đầu.

 

Cận thị khiến bạn phải nheo mắt, dễ gây mỏi mắt

Cận thị khiến bạn phải nheo mắt, dễ gây mỏi mắt

 

  • Dễ gặp vấn đề về mắt: Mức độ cận thị càng cao, bạn càng dễ gặp vấn đề về mắt như: Bong võng mạc, bệnh Glaucoma, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.
  • Tạo gánh nặng tài chính: Người cận thị mức độ nặng không chỉ tốn chi phí cho việc thăm khám và điều trị mắt, mà còn gặp khó khăn trong công việc do giảm thị lực, ảnh hưởng đến tài chính của bản thân và gia đình.
  • Giảm chất lượng cuộc sống: Tầm nhìn bị hạn chế do cận thị thường gây khó khăn cho các hoạt động thường ngày, khiến bạn không thể tham gia một số môn thể thao như bóng chuyền, cầu lông… khó tận hưởng niềm vui cuộc sống.

   Có thể thấy, cận thị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của người gặp tình trạng này. Vậy tại sao chúng ta lại bị cận thị?

 

Nguyên nhân cận thị là gì?

   Khoa học hiện đại đã tìm ra nhiều nguyên nhân gây cận thị. Dựa vào những nguyên nhân đó, các chuyên gia chia cận thị thành các loại tương ứng, cụ thể:

  • Cận thị đơn thuần: Do yếu tố di truyền hoặc mắt thường xuyên phải làm việc ở khoảng cách gần, không đủ ánh sáng. Đây là loại cận thị phổ biến nhất, thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi đi học, từ 10 đến 18 tuổi. Bệnh có xu hướng phát triển trong một thời gian và ngưng lại ở một mức độ nhất định.
  • Cận thị thứ phát: Nguyên nhân do xơ hóa thủy tinh thể, tác dụng phụ của thuốc tây y, biến chứng bệnh tiểu đường trên mắt
  • Cận thị giả: Xảy ra do mắt gia tăng điều tiết, khiến tầm nhìn xa bị suy giảm tạm thời. Biểu hiện của cận thị giả cũng giống như cận thị bình thường nhưng tầm nhìn của mắt sẽ hồi phục sau một thời gian nghỉ ngơi.
  • Cận thị thoái hóa: Nguyên nhân do võng mạc bị thoái hóa với đặc điểm là trục nhãn cầu liên tục bị dài ra, khiến độ cận tăng cao, người bệnh thường có độ cận trên 6 diop. Nếu không được điều trị kịp thời, họ còn có nguy cơ mắc các bệnh như bong võng mạc, glaucoma... ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mắt.

 

Cách khắc phục cận thị

   Khi nhận thấy dấu hiệu bị cận thị, bạn nên đi thăm khám để xác định độ cận cũng như có hương pháp khắc phục phù hợp. Một số phương pháp điều trị cận thị hiện nay bao gồm:

Đeo kính cận

   Đây là giải pháp thông dụng nhất, ít tốn kém nhất để điều chỉnh tật cận thị. Người bị cận thị thường sử dụng thấu kính phân kì với độ cận phù hợp. Tuy cách này giúp họ nhìn rõ vật ở xa nhưng có nhiều hạn chế như: Ít tham gia được các hoạt động thể thao mạnh, tầm nhìn bị mờ khi trời mưa… Đặc biệt, bạn phải thường xuyên thay kính mới khi độ cận tăng.

Đeo kính áp tròng

   So với kính gọng, kính áp tròng có tính thẩm mỹ cao hơn nhưng vẫn đảm bảo tầm nhìn của người bị cận thị. Tuy nhiên, cách này dễ gây dị ứng do mắt mẫn cảm, khô mắt, thậm chí viêm nhiễm mắt. Chi phí mua kính áp tròng cũng khá cao.

 

Đeo kính áp tròng

Đeo kính áp tròng cũng là giải pháp khắc phục cận thị

 

Chỉnh hình giác mạc tạm thời bằng Ortho K

   Ortho K là kính áp tròng ban đêm, khử độ cận tạm thời bằng khả năng chỉnh hình giác mạc. Phương pháp này thường sử dụng để trị cận thị cho người chưa đủ tuổi phẫu thuật (dưới 18 tuổi) hoặc người không muốn phẫu thuật. Tuy nhiên khi ngừng sử dụng, giác mạc sẽ dần quay về trạng thái cong ban đầu, không điều chỉnh triệt để được tật khúc xạ. Hơn nữa, phương pháp này còn có nhược điểm là ít hiệu quả với độ cận nặng, giá kính Ortho K đắt đỏ và vẫn có khả năng bị viêm nhiễm mắt.

Phẫu thuật Phakic

   Đây là phương pháp đặt kính nội nhãn, thường áp dụng cho những bệnh nhân có độ cận cao nhưng không đủ điều kiện phẫu thuật khúc xạ. Nhược điểm của phẫu thuật Phakic là gây nguy cơ tăng nhãn áp, viêm nhiễm mắt, thời gian phục hồi lâu.

Phẫu thuật tật khúc xạ

   Cách này giúp bạn phục hồi tầm nhìn như bình thường tuy nhiên giá thành thực hiện cao. Sau khi phẫu thuật, nếu bạn tiếp tục học tập hoặc làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng, phải tiếp xúc với thiết bị điện tử trong thời gian dài sẽ có nguy cơ tái cận thị.

Phẫu thuật thay thủy tinh thể

   Phương pháp cuối cùng trong điều trị tật khúc xạ này chỉ được chỉ định khi bệnh nhân có độ cận quá cao, không thể phẫu thuật bằng các phương pháp khác.

   Như vậy, những cách chữa cận thị nêu trên đều có những nhược điểm khác nhau, quan trọng nữa là tốn tiền và tốn thời gian. Do đó tốt nhất, bạn nên phòng ngừa tình trạng này ngay từ đầu.

 

Phòng ngừa cận thị bằng cách nào?

Phòng ngừa cận thị bằng cách nào?

 

Cách phòng ngừa cận thị

   Một số biện pháp phòng ngừa cận thị bạn nên áp dụng gồm có:

  • Học tập và làm việc khoa học, đầy đủ ánh sáng, nên cho mắt nghỉ ngơi sau khi làm việc.
  • Bảo vệ mắt khi làm việc, khi tiếp xúc với hóa chất độc hại, ánh nắng mặt trời.
  • Hạn chế tiếp xúc quá lâu với thiết bị điện tử.
  • Riêng với học sinh cần chú ý tư thế ngồi, không học ở nơi thiếu ánh sáng, bàn ghế đúng tiêu chuẩn.
  • Kiểm tra mắt thường xuyên, đeo kính đầy đủ nếu đã bị cận thị để tránh bệnh nặng hơn.
  • Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cho mắt đặc biệt là vitamin A, omega.
  • Kiểm soát các bệnh mạn tính như đái tháo đường và tăng huyết áp.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết thêm nhiều thông tin hữu ích về tình trạng cận thị. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, bộ phận giúp ta nhìn thấy mọi thứ, vì vậy hãy bảo vệ nó mỗi ngày nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Nguyên nhân gây bệnh quáng gà, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh quáng gà, cũng như các triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa nhé!
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà