Lupus ban đỏ - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cập nhập: Thứ hai, 20/03/2023

 

   Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2021, lupus ban đỏ ảnh hưởng đến khoảng 5 triệu người trên toàn thế giới. Số ca mắc mới mỗi năm vào khoảng 16.000 trường hợp. Tại nước ta, đến năm 2020, số ca mắc bệnh rơi vào khoảng 6.500 người. Điều đáng nói ở đây là còn rất nhiều người không biết mình mắc bệnh. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về căn bệnh này nhé!

 

Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

 

Lupus ban đỏ là bệnh gì?

    Lupus ban đỏ (Systemic Lupus Erythematosus - SLE) là một bệnh tự miễn có tỷ lệ mắc cao nhất so với các bệnh tự miễn khác. Nó được xếp vào nhóm các bệnh tự miễn hệ thống. Điều này có nghĩa là nó có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, thay vì một vị trí nhất định như các bệnh tự miễn đặc hiệu.

    Cũng giống với các bệnh tự miễn khác, lupus ban đỏ cũng xảy ra do sự nhầm lẫn của hệ thống miễn dịch. Các kháng thể thay vì tiêu diệt các tác nhân lạ xâm nhập, thì lại quay ra tấn công các tế bào lành của cơ thể, gây viêm và tổn thương mô. Căn bệnh này gây ra nhiều vấn đề về da, tim, phổi, thận, xương hay kể cả não,...

   Các cơ chế miễn dịch trong lupus ban đỏ có thể kể đến như:

  • Sự kích hoạt quá mức của hệ thống miễn dịch do sản xuất ra quá nhiều các tự kháng thể và các phản ứng miễn dịch không cần thiết khác.
  • Sự mất cân bằng trong hệ thống miễn dịch khiến khả năng nhận diện các tế bào, mô của chính cơ thể và ngoại lai bị rối loạn.
  • Sự tương tác giữa di truyền và môi trường: Lupus ban đỏ được cho là có yếu tố di truyền, tuy nhiên, không phải ai cũng mắc bệnh. Một số ảnh hưởng từ môi trường như: Ánh nắng mặt trời, stress, thuốc lá, và một số loại thuốc, được cho là góp phần vào sự phát triển của bệnh.

 

Triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ là gì?

   Triệu chứng lupus ban đỏ có sự khác biệt ở mỗi người, từ mức độ nhẹ đến nặng, xuất hiện ở một hoặc nhiều vùng trên cơ thể. Các triệu chứng thường gặp nhất của bệnh lý này có thể kể đến như:

  • Đau, cứng và sưng tấy ở các khớp như bàn tay, cổ tay và mắt cá chân, nhất là vào buổi sáng. Các tình trạng này có thể xuất hiện và tự thuyên giảm sau một khoảng thời gian.
  • Sốt nhẹ diễn ra thường xuyên và lặp đi lặp lại, tuy nhiên, cũng có nhiều người cho biết rằng họ không hề bị sốt.
  • Phát ban trên da với dạng “cánh bướm” xuất hiện ở trên má và sống mũi. tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Bên cạnh đó, những vùng da ở cổ, bàn tay,... cũng có thể xuất hiện tổn thương “hồng ban dạng đĩa”, kèm theo bọng nước, rát, xuất huyết.
  • Tóc dễ gãy và rụng nhiều.
  • Niêm mạc trong miệng, vùng hầu họng dễ lở loét nhưng không đau.

   Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng khác tùy thuộc vào cơ quan bị ảnh hưởng như:

  • Ở thần kinh: đau đầu, tê và ngứa ran, co giật, giảm tri giác, mất phương hướng, trí nhớ và thay đổi tính cách.
  • Đường tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn và nôn.
  • Tuần hoàn: đau ngực, khó thở.
  • Thận: Nước tiểu đục, tiểu máu, phù chân hoặc toàn thân, tăng huyết áp.
  • Thiếu máu khiến da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, môi tái, mệt mỏi. Bạch cầu thấp hoặc giảm số lượng tiểu cầu gây xuất hiện dạng chấm đỏ trên da, chảy máu mũi, nướu khi đánh răng.

 

Tổn thương hình cánh bướm

Tổn thương hình cánh bướm đặc trưng ở người bệnh lupus ban đỏ

 

Điều trị Lupus ban đỏ bằng cách nào?

   Hiện nay, y học chưa có phương pháp điều trị tận gốc bệnh lupus ban đỏ. Các biện pháp điều trị nhằm mục đích kiểm soát các triệu chứng, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Các phương pháp điều trị lupus ban đỏ có thể kể đến như:

  • Dùng thuốc chống viêm và giảm đau như paracetamol, aspirin, NSAIDs,... để hạ sốt, giảm viêm, giảm đau và cứng khớp hoặc viêm màng phổi.
  • Dùng corticoid giúp ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch, chống viêm, giảm sưng đỏ và đau.
  • Dùng thuốc chống sốt rét như: Hydroxychloroquine, Chloroquine giúp làm giảm các tổn thương ở da và khớp.
  • Dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch như Cyclophosphamide, Azathioprine, Cyclosporine,... được sử dụng trong trường hợp nặng, người bệnh không đáp ứng với corticoid đơn thuần.
  • Ghép tế bào gốc: Đây là phương pháp mới, đầy hứa hẹn trong điều trị bệnh lupus ban đỏ.

   Bên cạnh đó, người bệnh cần giữ lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ưu tiên các loại rau củ, trái cây tươi. Bạn nên lựa chọn thực phẩm hữu cơ, không nhiễm khuẩn hay hóa chất độc hại. Đồng thời, bạn nên tăng cường tập thể dục để cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch, hạn chế tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, không sử dụng các chất kích thích, thực phẩm dễ gây dị ứng.

    Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh lupus ban đỏ. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: Lupus ban đỏ

Bài viết cùng chủ đề

Nhóm thuốc corticoid: công dụng, tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng

Nhóm thuốc corticoid có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch, nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ như loãng xương,...
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844