WHO cảnh báo: Biến thể COVID – 19 mới xuất hiện có nguy cơ lây nhiễm nhanh hơn

Cập nhập: Thứ sáu, 14/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang theo dõi biến thể phụ omicron XBB.1.16 - biến thể COVID – 19 mới được đặt tên là “Arcturus” có khả năng lây lan mạnh, gây ra đợt bùng phát mới với 6.000 ca mắc ở Ấn Độ và đang có mặt tại ít nhất 22 quốc gia trên thế giới.

 

Biến thể COVID – 19

Biến thể COVID – 19 có khả năng lây lan mạnh hơn các biến thể trước đó.

 

Biến thể COVID – 19 mới có đặc điểm gì?

   Theo Tiến sĩ Maria Van Kerkhove – trưởng nhóm kỹ thuật COVID – 19 tại Tổ chức Y tế Thế giới WHO, biến thể mới XBB.1.16 là một biến thể cần được theo dõi chặt chẽ vì những thay đổi của nó trong cấu hình. Biến thể này rất giống với cấu hình của XBB.1.5 (biến thể đang gây ra 90% ca nhiễm COVID tại Hoa Kỳ), nhưng nó có thêm 2 đột biến so với XBB.1.5, trong đó có một đột biến trong protein khiến cho khả năng lây nhiễm của biến thể này gia tăng. Biến thể này sẽ dễ lây lan hơn những biến thể trước đó.

   Hiện nay, biến thể này đã được báo cáo tại 18 tiểu bang của Hoa Kỳ và là nguyên nhân gây ra khoảng 2,9% các ca mắc COVID hiện tại. Ấn Độ đã báo cáo 6.000 ca mắc mới vào ngày 9/4/2023, các chuyên gia y tế cho rằng các ca mắc mới này do biến thể XBB.1.16 gây ra. Bộ Y tế nước này đang tập trận để sẵn sàng với các ca mắc COVID – 19 đang gia tăng.

   Theo bác sĩ nhi khoa Vipin M Vashishtha (Trung tâm nghiên cứu và Bệnh viện Mangla ở Bijnor, Ấn Độ), một số triệu chứng COVID-19 phổ biến nhất gồm sốt cao, cảm lạnh và ho không có đờm.

Nhiều người mắc COVID-19, đặc biệt ở trẻ em bị viêm kết mạc (ngứa kết mạc và ra rỉ mắt khiến mi mắt dính vào nhau), triệu chứng không thấy trong các đợt dịch trước đó.

 

Trẻ em bị mắc COVID

Trẻ em bị mắc COVID đợt này ở Ấn Độ bị viêm kết mạc, ngứa và dính mắt.

 

Theo tiến sĩ Jitendra Choudhary - chuyên gia tại Bệnh viện Fortis Hiranandani Vashi (Ấn Độ) cho biết thêm:

  • Biến thể XBB.1.16 có tỷ lệ chuyển nặng thấp hơn, nghĩa là biến thể này ít gây ra các triệu chứng COVID-19 nặng và ít phải nhập viện hơn so với các biến thể trước đó.
  • Biến thể XBB.1.16 có khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch cao hơn, nghĩa là tỷ lệ mắc ở người đã có miễn dịch nhờ tiêm vaccine và do từng mắc trước đó cao hơn so với các biến thể trước đó.

   Tiến sĩ Van Kerkhove cho biết trong cuộc họp báo: “ Điều mà chúng tôi lo lắng nhất là sự biến đổi nhanh chóng của virus, chúng không những trở nên dễ lây lan hơn mà còn có thể trở nên nghiêm trọng hơn”. Bà cũng khẳng định sẽ có những đợt lây nhiễm COVID mới nhưng có khả năng sẽ không nghiêm trọng như trước đây vì chúng ta đã có miễn dịch cộng đồng trên toàn thế giới nhờ tiêm chủng và những lần mắc COVID trong quá khứ.

 

Các phương pháp để phòng tránh biến thể mới

   Tiến sĩ Van Kerkhove cho biết những người trên 60 tuổi và những người đang có những vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn vẫn tiếp tục là những đối tượng có nguy cơ cao nhất mắc COVID-19 và có nhiều nguy cơ bị chuyển nặng khi mắc COVID – 19 hơn những đối tượng khác.

   Ngoài ra, tiến sĩ Pottinger – giáo sư khoa dị ứng và bệnh truyền nhiễm tại UW Medicine (Hoa Kỳ) cho biết, các xét nghiệm COVID-19 hiện tại vẫn có khả năng phát hiện khá tốt biến thể phụ này, vì vậy bạn có thể đi xét nghiệm để phát hiện COVID nếu nghi ngờ bị mắc COVID – 19.

   Hiện nay, theo Bộ Y tế Việt Nam cho biết, tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước có xu hướng gia tăng từ đầu tháng 4 đến nay. Trong 7 ngày vừa qua (từ 5/4 - 11/4/2023), cả nước đã ghi nhận 639 ca mắc COVID-19 mới, trung bình có 90 ca mắc mới mỗi ngày, tăng 3,8 lần so với 7 ngày trước đó; trong đó nhóm từ 50 tuổi trở lên ghi nhận 193 ca (chiếm 30,2% số mắc mới). Trong ngày 12/4/2023, cả nước ghi nhận 261 ca mắc COVID mới.

 

Đeo khẩu trang ở nơi công cộng

Đeo khẩu trang ở nơi công cộng để bảo vệ người thân và gia đình.

 

   Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, người dân nên thực hiện các biện pháp phòng chống sau:

  • Đeo khẩu trang, đặc biệt khi bạn đang ở trong các trường hợp sau:

+ Có biểu hiện mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID – 19.

+ Đang ở những cơ sở y tế (như bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám,…) hoặc đang bị cách ly y tế.

+ Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hoặc đến những nơi công cộng.

+ Làm việc tại các nơi công cộng, thường xuyên tiếp xúc với khách hàng ( ví dụ như làm việc tại chợ, siêu thị, các trung tâm thương mại,..).

  • Khử khuẩn thường xuyên:

+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.

+ Khử khuẩn bằng các dung dịch sát khuẩn nếu bạn không thể rửa tay.

+ Vệ sinh cá nhân thường xuyên.

+ Vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc và học tập.

  • Tiêm vắc xin phòng COVID – 19 đầy đủ:

+ Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch.

+ Đảm bảo con bạn cũng được tiêm phòng đầy đủ.

   Mong rằng bài viết này giúp bạn đọc hiểu thêm về biến chủng COVID – 19 mới, đây là biến chủng dễ lây lan hơn những biến chủng cũ và đã có mặt tại nhiều nơi trên thế giới. Tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước có xu hướng gia tăng từ đầu tháng 4 đến nay vì vậy người dân không nên chủ quan. Các bạn hãy tiêm phòng COVID đầy đủ, đeo khẩu trang và khử khuẩn thường xuyên để bảo vệ bản thân và gia đình. Đặc biệt, hãy xét nghiệm COVID nếu bạn có các triệu chứng nghi ngờ. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chính thức nghỉ hưu trước tuổi

Theo tuổi, ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế sẽ nghỉ hưu vào năm 2025. Tuy nhiên, chiều ngày 5/5/2023, sau nửa năm thôi việc theo nguyện vọng cá nhân, ông Sơn đã chính thức được nghỉ hưu sớm 2 năm.

Đau mắt đỏ - Triệu chứng mới của biến thể Covid-19

Mắt đỏ được xác nhận là một trong những triệu chứng mới của bệnh nhân mắc XBB.1.16 - một biến thể phụ mới của Omicron, hay còn được gọi là Arcturus.

Triệu chứng Covid ngày càng giống cảm cúm – Làm sao để phân biệt?

Theo các chuyên gia y tế, một số triệu chứng của cảm cúm thông thường và Covid-19 nói chung là tương tự nhau, chỉ có thể phân biệt nhờ các xét nghiệm.

Biến chủng mới của Omicron – Có thể là phiên bản lây lan nhanh nhất của Covid-19

Tổ chức Y tế thế giới dự báo, biến chủng mới XBB.1.5 của Omicron gây Covid-19 có khả năng tránh miễn dịch và lây lan nhanh hơn so với biến thế khác

Số ca Covid-19 tăng nhanh và phức tạp – Hà Nội chỉ đạo khẩn ứng phó

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 1/4 đến nay, số người nhiễm Covid-19 tăng dần. Cụ thể, trong 7 ngày qua, số ca mắc trung bình là 79 ca/ngày.
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà