Viêm loét dạ dày tá tràng nên và không nên ăn gì?

Cập nhập: Thứ năm, 20/02/2020

 Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng là bệnh thường gặp ở đa số mọi người. Bệnh có thể gây rối loạn tiêu hoá hấp thu nặng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị.

 

Khi bị viêm loét dạ dày - tá tràng, ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống đóng vai trò khá quan trọng, có tác động làm giảm acid tiết ra trên niêm mạc dạ dày, hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày “nghỉ ngơi”, giúp mau lành các tổn thương.

 

Bài viết sau chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bệnh Viêm loét dạ dày – tá tràng và những loại thực phẩm phù hợp cho người bệnh nhé.

 

1.Viêm loét dạ dày-tá tràng là gì?

 

bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

 

Viêm loét dạ dày – tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra. Vết loét ở tá tràng chiếm 95%, vết loét ở dạ dày chiếm 60%, trong đó vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày chiếm 25% các trường hợp.

 

2. Các nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

Việc nhận biết nguyên nhân viêm loét dạ dày rất quan trọng, điều này giúp cho việc phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hiệu quả hơn.

 

- Vi khuẩn HP: Nhiễm khuẩn dạ dày HP được coi là nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng hàng đầu. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn này có thể lây nhiễm từ người sang người qua việc dùng chung dụng cụ ăn uống hay sinh hoạt…

 

- Stress: Căng thẳng tâm lý kéo dài ảnh hưởng đến việc sản sinh axit bất thường trong dạ dày gây ra viêm loét tá tràng.

 

- Thói quen ăn uống: Dùng đồ uống có cồn, ăn cay, ăn quá nóng hoặc quá lạnh… gây kích thích và ăn mòn lớp nhày trong dạ dày cũng được là nguyên nhân gây viêm loét.

 

- Sinh hoạt không điều độ: Rối loạn giờ giấc, ăn quá khuya, nhịn đói quá lâu… chính là thủ phạm gây loét tá tràng.

 

- Thuốc: Sử dụng lâu dài thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) kích thích lớp lót dạ dày và ruột non là nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng.

 

- Hội chứng Zollinger-Ellison: Là sự hình thành của các khối u gây tăng bài tiết hóc-môn gastrin, làm tiết nhiều axit trong dạ dày và phá hủy lớp lót.

 

- Di truyền: Đây được coi là nguyên nhân viêm loét dạ dày hay gặp liên quan trực tiếp đến tiểu sử sức khỏe gia đình.

 

3. Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm loét – dạ dày tá tràng

 

triệu chứng viêm loét dạ dày - tá tràng

 

- Đau bụng khó chịu: Cơn đau tức vùng bụng trên, đôi khi lan cả ra sau lưng là một trong những triệu chứng viêm loét dạ dày ban đầu.

 

- Ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị: Nguyên nhân do axit trong dạ dày tăng bất thường.

 

- Buồn nôn: Viêm loét dạ dày làm mất cân bằng tiêu hóa gây nên triệu chứng buồn nôn.

 

- Giảm cân đột ngột: Dạ dày hay tá tràng bị viêm loét ngăn chặn khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn khiến cân nặng của người bệnh giảm đột ngột.

 

- Ăn không ngon: Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp chính là đau sau khi ăn, điều này dẫn đến việc mất cảm giác ngon miệng, ăn không ngon.

 

- Xuất huyết dạ dày: Triệu chứng nôn ra máu kèm theo cảm giác nóng rát, cồn cào là biểu hiện viêm loét dạ dày tá tràng nghiêm trọng. Khi xuất hiện dấu hiệu xuất huyết dạ dày tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

 

- Đi ngoài ra phân đen: Viêm loét khiến quá trình tiêu hóa không còn khả năng hoạt động bình thường, thậm chí chảy máu, gây nên chứng đi ngoài ra phân đen.

 

- Mất ngủ: Hiện tượng bụng bị đầy hơi, ậm ạch khó tiêu nhất là về đêm điều này ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của người bệnh.

 

4. Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

   Loét dạ dày tá tràng nếu không được điều trị thích hợp, lâu ngày sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

 

- Xuất huyết tiêu hóa (chảy máu vết loét): là biến chứng thường gặp nhất. Khoảng 15-20% bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có một hoặc nhiều lần chảy máu. Người già chảy máu nhiều hơn người trẻ. Biến chứng chảy máu có thể xảy ra trong đợt loét tiến triển hoặc cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên.

 

- Thủng hoặc dò ổ loét: đây là biến chứng thứ hai sau chảy máu. Thường khởi đầu bằng cơn đau dữ dội như dao đâm.

 

- Hẹp môn vị: thường gặp ở ổ loét hành tá tràng. Thường biểu hiện là đau vùng thượng vị, nổi gò vùng thượng vị, nôn ra thức ăn cũ.

 

- Ung thư hóa: tỉ lệ ung thư hóa khoảng 5-10%, và thời gian loét kéo dài >10 năm.

 

5. Viêm loét dạ dày - tá tràng nên ăn gì?

Sữa và các sản phẩm từ sữa khá tốt cho người bị viêm loét dạ dày - tá tràng. Đặc biệt sữa chua là nguồn probiotic phong phú, rất tốt cho đường ruột và hệ tiêu hóa vì chúng có thể bổ sung vi khuẩn có lợi giúp hệ tiêu hóa làm việc trơn tru hơn. Người bệnh lưu ý nên chọn sữa đã tách béo, dùng sữa dê thay sữa bò vì chúng dễ tiêu hóa hơn.

 

viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì

 

Thực phẩm giàu tinh bột như: bánh quy, bánh xốp, yến mạch, bột gạo, bột sắn, khoai, gạo nếp…... Chúng có tác dụng thấm hút axit trong dạ dày, hạn chế phản ứng ăn mòn của axit dạ dày.

 

Các loại trái cây và rau củ như dưa hấu, táo, dưa gang, rau chân vịt, cà rốt, khoai lang, bí ngô… Đây là loại thực phẩm nhiều chất xơ, tốt cho quá trình tiêu hóa và trao đổi chất.

 

Thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa

Dạ dày khi bị tổn thương, hiệu suất làm việc ít nhiều bị suy giảm. Để tránh gia tăng áp lực, khiến dạ dày co bóp mạnh và làm việc lâu hơn, người bệnh nên bổ sung một số thực phẩm mềm, các loại đạm dễ tiêu như thịt vịt, thịt gà (không có da), lòng trắng trứng gà, thịt nạc heo, các loại hải sản như tôm, cá, hến. Nên ăn đồ ăn mềm như cháo, súp để quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.

 

Thực phẩm giúp giảm tiết axit dạ dày, làm lành vết loét

Một số thực phẩm thuộc nhóm này gồm: gừng, mật ong, bắp cải, nha đam, việt quất, nghệ, hạt chia, hạnh nhân, óc chó.

 

6. Viêm loét dạ dày - tá tràng nên kiêng gì?

Thức ăn khó tiêu

 

viêm loét dạ dày tá tràng nên kiêng gì

 

Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo như các đồ chiên xào, rán …vì chúng khiến dạ dày phải làm việc lâu hơn để tiêu hóa các chất béo đó.

 

Thức ăn tăng tiết dịch vị axit

Khi dùng thức ăn nhóm này, dạ dày sẽ bị kích ứng khiến cho axit dạ dày tiết ra nhiều, dạ dày co bóp, làm việc vất vả hơn như:

 

Thức ăn cay, nóng như tiêu, ớt … Những chất này khi tiếp xúc với dạ dày sẽ kích thích dạ dày tăng tiết axit, kích thích vào vết viêm, loét khiến chúng càng trầm trọng.

 

Thực phẩm chứa chất kích thích

Các loại đồ uống như rượu, bia, đồ uống có ga, cà phê, socola, thuốc lá… những chất này gây ức chế quá trình tạo lớp màng nhầy khiến lớp bảo vệ dạ dày bị yếu đi. Lúc này, axit sẽ thừa cơ tấn công khiến bệnh nặng càng nặng hơn.

 

Thức ăn chứa nhiều acid

Nhóm thực phẩm gồm một số loại quả như cam, quýt, bưởi… cùng các món ăn lên men như dưa muối, cà muối…vì chúng chứa nhiều acid gây bào mòn thành ruột, dạ dày.

 

Người bệnh dạ dày nên xây dựng cho mình một chế độ ăn phù hợp, hình thành một số thói quen ăn uống đúng giờ giấc,tránh bỏ bữa, không ăn quá no, chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày, tránh vận động mạnh sau khi ăn. Có như vậy bệnh tình mới mau chóng thuyên giảm.

 

Chế độ ăn cần phải cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, đặc biệt cần bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: B12, acid folic, vitamin A, D, K, canxi, Fe, Zn, Mg.

 

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng và những thực phẩm nên ăn cũng như không nên ăn. Hy vọng quý bạn đọc sẽ có chế độ ăn uống hợp lý hơn để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

BoniBaio đã giúp tôi ăn uống thoải mái, không lo viêm đại tràng

cô Đỗ Thị Chỉnh (76 tuổi) ở khu tập thể Bộ Công An, số nhà 34 ngõ 31 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội

Điều trị viêm đại tràng ở trẻ em như thế nào? Đâu là biện pháp phòng ngừa tốt nhất?

Điều trị viêm đại tràng ở trẻ em như thế nào và đâu là biện pháp phòng ngừa tốt nhất? Các bậc phụ huynh đừng bỏ lỡ những thông tin quan trọng dưới đây nhé.

Đi ngoài ra máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không và làm sao để khắc phục?

Đi ngoài ra máu có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như trĩ, rò ống tiêu hóa, viêm túi thừa, viêm đại tràng, nứt kẽ hậu môn…

Tìm hiểu về hiện tượng viêm đại tràng đi ngoài ra máu

Người bệnh viêm đại tràng đi ngoài ra máu thường xuyên không chỉ đơn thuần là 1 triệu chứng lâm sàng bình thường mà có thể là dấu hiệu cảnh báo của những biến chứng nguy hiểm.

Hồ Chí Minh: Có BoniBaio, bệnh đại tràng nặng đến mấy cũng yên tâm

Chú Nguyễn Mạnh Tích (68 tuổi) ở 329/64/5 đường Điện Biên Phủ, phường 4, quận 3, tp HCM
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844