Huyết áp thấp - Một mối nguy hiểm tiềm ẩn không thể coi thường

Cập nhập: Thứ sáu, 14/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Chúng ta đã được nghe rất nhiều thông tin khác nhau về những nguy hại đến từ tình trạng huyết áp cao. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, huyết áp thấp cũng là một mối nguy hiểm chẳng kém cạnh gì. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về những ảnh hưởng mà huyết áp thấp có thể gây ra, cũng như cách để sống khỏe với căn bệnh này nhé!

 

Huyết áp thấp

Huyết áp thấp  - Một mối nguy hiểm tiềm ẩn không thể coi thường

 

Huyết áp thấp là tình trạng như thế nào?

   Huyết áp được định nghĩa là áp lực mà máu tác động lên thành động mạch. Trong đó, huyết áp tâm thu là áp suất trong động mạch khi tim đang đập (có giá trị cao hơn), còn huyết áp tâm trương là áp lực đo được giữa 2 lần đập của tim (có giá trị thấp hơn).

    Theo Bộ Y tế, một người có mức huyết áp bình thường tối ưu nếu số đo huyết áp dưới 120/80 mmHg. Nếu huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và hoặc huyết áp tâm trương dưới 60mmHg đo được trong thời gian nghỉ ngơi, thì được gọi là huyết áp thấp.

    Huyết áp thấp có thể là do yếu tố di truyền từ gia đình, hoặc cơ thể thay đổi để thích nghi với môi trường sống, như ở vùng núi cao. Tình trạng này cũng được bắt gặp ở những phụ nữ có thai, và huyết áp sẽ trở lại bình thường sau khi sinh con.

   Bên cạnh đó, huyết áp thấp cũng xảy ra ở những người có vấn đề về van tim, mạch vành hay suy tim; người mắc bệnh tuyến giáp, suy thượng thận, hạ đường huyết, mất nước, mất máu, hay nhiễm trùng nặng,...

    Những người có chế độ ăn uống dinh dưỡng không đảm bảo, thiếu hụt vitamin B12, B9 gây thiếu máu, hoặc sử dụng một số loại thuốc lợi tiểu, chẹn beta, chống trầm cảm,... cũng có thể có mức huyết áp thấp hơn bình thường.

 

Huyết áp thấp là một mối nguy hiểm tiềm ẩn

   Tương tự như huyết áp cao, huyết áp thấp cũng có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong điều kiện bình thường, tình trạng này đôi  khi gây ra mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu,... Các biểu hiện nhẹ, không thường xuyên xuất hiện, nên nhiều người đã không quan tâm mà bỏ qua nó.

    Là một cơ quan tiêu thụ oxy nhiều nhất trong cơ thể, não bộ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều từ tình trạng huyết áp thấp. Lượng máu lên não không đủ khiến cho người bệnh cảm thấy chóng mặt, đau đầu, giảm khả năng học tập, làm việc, tiếp thu và trí nhớ kém. Huyết áp thấp được cho là có liên quan đến các bệnh đãng trí, mất trí nhớ, ví dụ như Alzheimer.

   Trong trường hợp, huyết áp hạ thấp đột ngột, người bệnh có thể cảm thấy xây xẩm, choáng váng, thậm chí là ngất vì não bộ không thích nghi kịp với sự sụt giảm oxy. Điều này rất nguy hiểm vì người bệnh có thể bị ngã hoặc gặp tai nạn, dẫn đến chấn thương.

   Theo các chuyên gia, người bị huyết áp thấp cũng có nguy cơ gặp phải các vấn đề như tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim. Trên thực tế, tình trạng này là nguyên nhân gây ra khoảng 30% các trường hợp nhồi máu não, và khoảng 25% trường hợp nhồi máu cơ tim.

    Huyết áp thấp đồng nghĩa với việc các cơ quan nhận được ít oxy và dinh dưỡng, khiến chức năng của chúng bị giảm sút. Nếu kéo dài, người bệnh có thể gặp phải nhiều vấn đề kéo theo do hoạt động của tim, gan, phổi, thận bị suy yếu.

 

Huyết áp thấp có thể khiến người bệnh choáng váng

Huyết áp thấp có thể khiến người bệnh choáng váng, xây xẩm, dễ bị ngã hoặc gặp tai nạn

 

Huyết áp thấp được điều trị như thế nào?

   Nếu huyết áp không quá thấp, các biểu hiện nhẹ và không nguy hiểm, người bệnh thường không cần phải điều trị. Người bệnh chỉ cần bổ sung thêm muối vào bữa ăn hàng ngày, uống đủ nước, bổ sung các thực phẩm giàu sắt và vitamin nhóm B, và chuyển tư thế một cách từ từ để tránh làm huyết áp tụt đột ngột.

    Với các trường hợp người bệnh gặp nhiều ảnh hưởng từ việc huyết áp hạ thấp do dùng thuốc, thì họ có thể được điều chỉnh liều lượng, hoặc chuyển sang loại thuốc khác ít ảnh hưởng đến huyết áp hơn.

   Nếu người bệnh bị hạ huyết áp tư thế đứng mãn tính, thì có thể được chỉ định dùng thuốc ức chế giãn nở mạch máu, như midodrine HCl. Một số trường hợp khác có thể được điều trị bằng thuốc làm tăng thể tích máu như fludrocortisone.

 

Sống khỏe với bệnh huyết áp thấp bằng cách nào?

  • Ăn đủ lượng muối hàng ngày: Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mức natri tối thiểu mà cơ thể cần phải được cung cấp mỗi ngày để hoạt động bình thường rơi vào khoảng 200 - 500mg, tương đương với 0,5 - 1,2g muối. Người bị huyết áp thấp nên bổ sung nhiều muối hơn so với lượng trung bình này.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Để phòng ngừa huyết áp hạ thấp, bạn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu protein, sắt, vitamin B9, B12, C,... Các dưỡng chất này có nhiều trong các loại rau củ sẫm màu, gan động vật, thịt đỏ, hạt,... Với những thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, bánh mỳ, cơm trắng,... thì nên hạn chế sử dụng.
  • Ăn đủ bữa, không bỏ bữa: Mỗi ngày, bạn nên ăn đủ 3 bữa, tuyệt đối không được bỏ bữa, đặc biệt là với bữa sáng. Đây là bữa ăn quan trọng nhất, cung cấp năng lượng cho suốt một ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể sắp xếp các bữa phụ để bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể nếu phải hoạt động nhiều.
  • Sử dụng một số loại thảo dược: Nước chè đặc, trà cam quế, táo đỏ, hạt sen, gừng,... giúp ổn định huyết áp. Nếu bạn nằm trong số những đối tượng có nguy cơ huyết áp thấp thì nên sử dụng các loại thảo dược này.
  • Uống đủ từ 1, 5 - 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo thể tích máu, đồng thời tránh những đồ uống có cồn như bia, rượu,...
  • Ngủ đủ giấc: Mỗi ngày, bạn nên ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng, đồng thời giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Nếu đang gặp vấn đề về giấc ngủ, bạn hãy sử dụng các sản phẩm BoniSleep +BoniHappy +.
  • Tập thể dục mỗi ngày: Người bệnh nên tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày, để tăng cường sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, bạn cần tăng từ từ cường độ các bài tập, không tập gắng sức. Trong quá trình tập nên bổ sung nước để tránh bị mất nước.

 

thực phẩm chứa vitamin B12

Người bệnh huyết áp thấp nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin B12

 

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về những mối nguy hại đến từ huyết áp thấp, cũng như cách để sống khỏe với  căn bệnh này. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Điểm danh các tác dụng của quả bơ với sức khỏe!

Quả bơ cung cấp nhiều loại vi chất, đa tác dụng và có nhiều cách thưởng thức khác nhau nên rất được ưa chuộng. Vậy cụ thể, tác dụng của quả bơ với sức khỏe là gì?

Thuốc điều trị huyết áp mới chỉ cần uống 2 liều mỗi năm

Tạp chí Y học New England mới đây đã công bố về một loại thuốc tiêm mới điều trị huyết áp cao, có tác dụng trong 6 tháng đang được các nhà khoa học phát triển

Huyết áp cao nên ăn gì? Đừng bỏ qua 9 loại thực phẩm tốt nhất này!

Lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh là những tiêu chí quan trọng để giữ huyết áp an toàn. Vậy, huyết áp cao nên ăn gì? Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu 9 loại thực phẩm tốt  nhất nhé!
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà