Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một bệnh nguy hiểm, tuy nhiên do các dấu hiệu của bệnh này dễ gây nhầm lẫn vì vậy nhiều người mắc hội chứng này đã không phát hiện mình bị mắc bệnh, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não và đột quỵ trong đêm,… Dưới đây là những điều bạn cần biết về hội chứng ngưng thở khi ngủ và cách phòng ngừa.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một bệnh nguy hiểm cho bệnh nhân.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì?
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một rối loạn đặc trưng của bệnh lý hô hấp có liên quan đến giấc ngủ. Biểu hiện lâm sàng bằng những cơn ngưng thở từng lúc khi ngủ với thời gian khoảng 5-10 giây. Nếu bạn thường xuyên ngủ ngáy và cảm thấy mệt mỏi sau khi ngủ cả đêm, bạn có thể bị chứng ngưng thở khi ngủ.
Có 3 loại ngưng thở khi ngủ chính là:
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA): Đây là loại ngưng thở khi ngủ phổ biến hơn cả, xảy ra khi cơ ở cổ họng bệnh nhân giãn ra và chặn luồng không khí vào phổi.
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ trung ương (CSA): Bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ do não không gửi tín hiệu thích hợp đến các cơ kiểm soát hơi thở
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ trung ương do điều trị cấp cứu: Còn được gọi là hội chứng ngưng thở khi ngủ tích hợp, xảy ra khi ai đó bị mắc OSA, sau khi được điều trị OSA thì lại chuyển thành CSA.
Các dấu hiệu, triệu chứng của hội chứng ngưng thở khi ngủ
Các triệu chứng phổ biến nhất của chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm:
- Ngáy to
- Thở hổn hển trong khi ngủ
- Khó ngủ, mất ngủ
- Khô miệng sau khi ngủ dậy
- Đau đầu, mệt mỏi vào buổi sáng
- Buồn ngủ quá mức vào ban ngày
- Khó tập trung, chú ý
- Cáu gắt
- Có những giai đoạn ngừng thở trong khi ngủ (do người khác phát hiện).
Ngáy to là một dấu hiệu của hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ
Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả trẻ em nhưng các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn:
- Thừa cân: Béo phì làm tăng đáng kể nguy cơ mắc OSA của bạn do chất béo lắng đọng xung quanh đường hô hấp trên làm cản trở hơi thở của bạn,
- Chu vi cổ: Những người có cổ dày hơn lại có đường thở hẹp hơn.
- Nam giới: Đàn ông có nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ cao gấp 2 đến 3 lần phụ nữ.
- Tuổi tác: Hội chứng ngưng thở khi ngủ xảy ra thường xuyên hơn ở người lớn tuổi.
- Tiền sử gia đình: Những người có người thân mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
- Uống rượu, thuốc an thần: Những chất này làm giãn các cơ trong cổ họng
- Sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện: Thuốc giảm đau opioid, đặc biệt là những thuốc có tác dụng kéo dài (như methadone) làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ trung ương.
- Hút thuốc: Những người hút thuốc có nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ cao gấp 3 lần so với những người không bao giờ hút thuốc. Hút thuốc làm tăng viêm và giữ nước ở đường hô hấp trên.
- Nghẹt mũi: Nếu bạn hay bị nghẹt mũi dù do cấu tạo giải phẫu hay bị dị ứng thì bạn có nhiều khả năng bị hội chứng ngưng thở do tắc nghẽn.
- Tiền sử bệnh: Những người bị những bệnh sau có nguy cơ mắc OSA cao hơn:
+ Suy tim sung huyết
+ Huyết áp cao
+ Tiểu đường tuýp 2.
+ ….
Biến chứng
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một bệnh nghiêm trọng và nhiều biến chứng như:
- Tăng huyết áp hoặc các bệnh tim mạch khác: Nồng độ oxy trong máu giảm đột ngột trong thời gian ngưng thở lặp đi lặp lại nhiều lần làm bệnh nhân có nguy cơ bị tăng huyết áp và các vấn đề tim mạch khác như đau tim, nhịp tim không đều, rung tâm nhĩ,… Nếu bệnh nhân đã bị bệnh tim, nhiều đợt thiếu oxy trong máu có thể dẫn đến đột tử do nhịp tim không đều.
- Bệnh tiểu đường tuýp 2: Ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ bệnh nhân bị kháng insulin dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Biến chứng khi phẫu thuật: Những người bị ngưng thở khi ngủ có nhiều khả năng gặp phải biến chứng sau các cuộc phẫu thuật lớn vì họ dễ gặp các vấn đề hô hấp, đặc biệt khi dùng thuốc gây mê và nằm ngửa.
- Vấn đề về gan: Một số người mắc bệnh này bị ảnh hưởng đến gan, mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Các biện pháp ngăn ngừa hội chứng ngưng thở khi ngủ
Có những yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ mắc bệnh mà bạn không thể thay đổi được như tuổi tác, giới tính, tiền sử gia đình nhưng bạn có thể kiểm soát các yếu tố rủi ro do lối sống. Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên thay đổi lối sống để giảm nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ do làm tăng viêm nhiễm và tăng lượng mỡ tích tụ ở cổ, làm hẹp đường thở của bạn. Khoảng 50% người béo phì bị hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Để duy trì cân nặng khỏe mạnh, bạn nên tập thể dục thể thao thường xuyên kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ăn nhanh, nước ngọt và các thực phẩm chế biến sẵn khác.
Bỏ hút thuốc
Một nghiên cứu phân tích về mối liên hệ giữa hút thuốc lá và ngưng thở khi ngủ đã có 2 phát hiện:
- Những người hút nhiều thuốc có nguy cơ bị hội chứng ngưng thở khi ngủ cao hơn.
- Những người bị ngưng thở khi ngủ nặng thường có thói quen hút thuốc.
Để lý giải cho mối liên hệ này, các nhà nghiên cứu đưa ra một số nguyên nhân:
- Hút thuốc gây viêm nhiễm đường thở và làm hẹp đường hô hấp trên, làm hội chứng ngưng thở khi ngủ trầm trọng hơn.
- Những người hút thuốc thường gặp nhiều vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, mất ngủ.
Để cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ, bạn nên bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Boni-Smok có thành phần hoàn toàn từ thảo dược, giúp bỏ thuốc lá nhanh chóng, an toàn và hiệu quả, đã được kiểm chứng lâm sàng tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương.
Hạn chế uống rượu
Hạn chế uống rượu giúp bạn giảm nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ. Rượu có tác dụng an thần, làm tê liệt hệ thần kinh trung ương và bạn sẽ không thức dậy kịp nếu nồng độ oxy giảm xuống, điều này rất nguy hiểm cho cả những người mắc và chưa mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Ngoài ra, uống rượu khiến lưỡi của bạn dễ dàng thả lỏng và chèn vào đường thở, khiến hơi thở bị gián đoạn.
Uống rượu làm lưỡi dễ dàng bị thả lỏng và chèn vào đường thở.
Điều chỉnh tư thế ngủ
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng 56 – 75% những người bị ngưng thở khi ngủ có tư thế nằm ngửa lúc ngủ, tư thế này khiến đường thở của bạn hẹp lại. Thay vào đó, các chuyên gia khuyên bạn nên nằm sấp hoặc nằm nghiêng khi ngủ để giảm nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Mong rằng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng ngưng thở khi ngủ và các phương pháp phòng ngừa mắc hội chứng này. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của hội chứng ngưng thở khi ngủ, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có những phương pháp điều trị kịp thời. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM: